Văn 9 Quan niệm đúng đắn của Hàn Mặc Tử

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
*Hàn Mặc Tử từng nói: "Người thơ phong vận như thơ ấy". Hãy giải thích và chứng minh ngắn gọn qua một tác giả và một tác phẩm *
Mọi người giúp em với!
Cảm ơn.
Chào em, trước khi hỗ trợ chi tiết về câu hỏi của em thì em có thể cho chị biết em sẽ lựa chọn tác giả và tác phẩm nào để chứng minh không nè? Bởi vì tác giả, tác phẩm đó sẽ tạo thành luận điểm, luận cứ xuyên suốt cả dàn ý chi tiết cho đề này luôn ý ^^
 

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
Chào em, trước khi hỗ trợ chi tiết về câu hỏi của em thì em có thể cho chị biết em sẽ lựa chọn tác giả và tác phẩm nào để chứng minh không nè? Bởi vì tác giả, tác phẩm đó sẽ tạo thành luận điểm, luận cứ xuyên suốt cả dàn ý chi tiết cho đề này luôn ý ^^
Hiện tại, em chưa biết lựa chọn tác giả và tác phẩm nào cho phù hợp nhất ạ. Chị có thể giúp em được không ạ?
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Hiện tại, em chưa biết lựa chọn tác giả và tác phẩm nào cho phù hợp nhất ạ. Chị có thể giúp em được không ạ?
Lớp 9 thì có 3 tác phẩm chị nghĩ sẽ phù hợp với đề tài này: Truyện Kiều, Đồng chí và Mùa xuân nho nhỏ. Ngoài ra thì các tác phẩm như Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi thì cũng ổn tuy nhiên phân tích liên hệ văn bản truyện sẽ hơi vất vả hơn khi phân tích liên hệ với tác phẩm thơ ý. Em có thể lựa chọn bất kỳ đề nào trên để chị hỗ trợ nè.
 
  • Like
Reactions: Blue Badminton

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
Lớp 9 thì có 3 tác phẩm chị nghĩ sẽ phù hợp với đề tài này: Truyện Kiều, Đồng chí và Mùa xuân nho nhỏ. Ngoài ra thì các tác phẩm như Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi thì cũng ổn tuy nhiên phân tích liên hệ văn bản truyện sẽ hơi vất vả hơn khi phân tích liên hệ với tác phẩm thơ ý. Em có thể lựa chọn bất kỳ đề nào trên để chị hỗ trợ nè.
Em chọn tác phẩm Truyện Kiều ạ.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em chọn tác phẩm Truyện Kiều ạ.
Hi Blue, hôm qua đến giờ chị mới rỗi được một chút nè. Giờ chị sẽ hỗ trợ em dàn ý chi tiết nha.

I. Mở bài:
- Dẫn dắt vào nhận định văn học của Hàn Mặc Tử "Người thơ phong vận như thơ ấy"
- Giới thiệu và liên hệ rằng Truyện Kiều là một trong những minh chứng sống cho nhận định ấy

II. Thân bài:
1. Giải thích câu nói:
- "Người thơ" chính là tác gia, tác giả, là cuộc đời, là nhân sinh, là thế giới quan của con người về lẽ sống và nghệ thuật của chính họ.
- "Người thơ" chính là chủ thể của nhân vật trữ tình, tạo ra phong cách riêng của bài thơ ấy, tạo ra "thần vận" của thi phẩm nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.
- Tác giả cũng như chính thơ ca mà họ đã sáng tác ra bởi ở trong thi phẩm ấy luôn lúc ẩn lúc hiện hình bóng của người thi sĩ và đồng thời cũng là nơi mà họ giãi bày tâm sự, bộc lộ tình cảm sâu kín mà họ cất giấu.
- Mỗi một bài thơ đều có linh hồn riêng, đều mang theo phong cách, thần vận của riêng mình như một lời tuyên thệ của tác giả với đứa con tinh thần của mình.
=> Khẳng định mối quan hệ giữa tác giả - chủ thể nhân vật trữ tình trong quá trình sáng tạo ra những thi phẩm đặc sắc, giàu tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Hay nói đơn giản hơn thì nhà thơ phải có cá tính, phải có phong cách sáng tạo, mới mẻ thì mới có thề sáng tác ra được những vần thơ mang đậm dấu ấn nhân sinh quan và vẻ đẹp thẩm thấu đến trong linh hồn của mỗi một độc giả.

2. Bàn luận bài thơ "Truyện Kiều" liên hệ với lời nhận định:
2.1. Nhân vật Thúy Kiều:
- Tài sắc gắn liền với số phận đầy chông gai:
+ Là nhân vật trữ tình tuyệt sắc giai nhân, minh diễm động lòng người đến nỗi "hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" tựa như sự ghen tuông của những người thiếu nữ, phụ nhân khác khi đối mặt với nàng Kiều
+ Đâu chỉ là mỗi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành làm điêu đứng bao nhiêu tâm hồn của chàng trai, cô gái thì Kiều càng sắc sảo hơn với bốn nghệ cầm kỳ thi họa khiến người người nhà nhà phải nao nức, xót xa nỗi lòng khi nghe tiếng cầm của nàng. Chẳng lẽ tiếng cầm như tiếng lòng, như vận mệnh ám chỉ cho số phận gian truân sắp sửa ập đến?
=> Kiều đẹp là vậy, tài năng là vậy nhưng mỗi một vẻ đẹp, mỗi một tài năng phải chăng tựa như mỗi một nữ tử chốn phong trần thời xưa? Dựa vào dung mạo lấy lòng người khác, dựa vào cầm kỹ mua vui cho những kẻ háo sắc?
- Nếu Kiều đẹp là thế nhưng bản thân tinh thông sách lược, bày binh bố trận thì có lẽ số phận của Kiều sẽ rẽ sang một hướng khác? Nếu Kiều tinh thông cầm kỳ thi họa nhưng bản thân lại sở hữu dung mạo bình bình phàm phàm thì có lẽ số phận của Kiều sẽ rẽ sang một hướng khác? Có lẽ ngay từ chính cái đẹp, cái tài của nàng Kiều đã nói lên số phận bi thương, chìm nổi của người con gái đương độ xuân sắc ấy rồi.
=> Chính cách sống của Kiều đã làm nên cuộc đời Kiều. Và chính bản thân Kiều với dung mạo, với tài năng ấy đã tạo nên nhân sinh bi thương trong 10 năm dài đằng đẵng.

- Tâm tư thầm kín và lựa chọn sai lầm đầy nước mắt:
+ Thân là trưởng tỷ, Kiều phải bán mình chuộc cha, làm tròn đạo hiếu. Bởi vậy nên nàng tự tay đoạn đi dây tơ hồng giữa nàng và chàng Kim rồi lựa chọn cậy nhờ Thúy Vân trao gửi lời hẹn ước như một lời từ biệt, như một khúc dạo đầu cho một tương lai đau thương, nhuộm đầy nước mắt.
+ Thân là thê tử với Từ Hải nhưng nàng đồng thời hiểu rõ lòng mang nghiệp lớn của phu quân nên nàng lựa chọn ủng hộ tinh thần dấn thân vào chiến trường, bảo hộ xã tắc, để lại bản thân cô đơn lẻ bóng nơi khuê phòng. Và rồi cũng bởi quá lo lắng cho chàng mà Thúy Kiều bị tên tham quan lừa gạt, hại chết chính phu quân của nàng còn bản thân thì một lần nữa chịu nhục nhã hầu rượu rồi lại như vật phẩm dâng cho người ta.
=> Cuộc đời Kiều gắn liền với những quyết định mang tính chất vận mệnh nhưng dù đã trải qua bao phen sóng gió thì Kiều vẫn giữ vẹn nguyên nét ngây ngô năm nào và đồng thời một bước lại một bước khiến bản thân mình lún sâu vào bùn lầy đen tối trong xã hội đầy mưu mô, cạm bẫy ấy.
==> Mỗi vần thơ là một cuộc đời, là một câu chuyện được cải biên nhưng đồng thời nó lại hiện lên nét chân thực nhất cũng như ẩn sâu trong đó là nỗi lòng, là tâm tư thầm kín mong được bày tỏ với một ai đó trong cuộc đời này.

2.2. Phong cách sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du:
- Thời đại mà Nguyễn Du sinh ra là vào cuộc chuyển biến quan trọng nhất trong lịch sử nước nhà khi chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, một thời kỳ đen tối trong lịch sử đất nước khi phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi và đỉnh điểm là phong trào Tây Sơn. Vào thời điểm này, sinh mệnh con người tựa cỏ rác, tham quan nổi lên khắp nơi, những cuộc phán xét, hành quyết dựa theo ai giàu thì lý lẽ thuộc về người đó.
- Chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc biến động này nên Nguyễn Du đã phải phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân để rồi sáng tác nên thi phẩm Truyện Kiều với nàng Kiều mang theo những nỗi đau đớn hủy hoại đời người, với những cuộc chia ly tiễn biệt một đi không trở về, với những âm mưu xấu xí, ghê tởm của những kẻ đội lốt da người.
=> Thơ văn của Nguyễn Du chất chứa lòng đồng cảm sâu sắc với những số phận hẩm hiu, bèo dạt mây trôi của những con người thấp cổ bé họng, tố cáo xã hội đen tối vùi dập con người và mong ước họ có ai đó ngóng trông trở về, có một ai đó đi tìm họ trở về và một giấc mộng rồi sẽ có một ngày có thể một lần nữa đặt chân trở lại quê nhà như nàng Kiều sau 10 năm phiêu bạt đã có thể gặp lại Kim Trọng, có thể trở về đoàn tụ với gia đình.

2.3. Giá trị chân thiện mỹ trong thi phẩm "Truyện Kiều":
- Nét chân thực trong thi phẩm Truyện Kiều
+ Bản chất của mọi thi phẩm đều phải chân thực, phản ánh được bàn chất, chân lý của cuộc sống.
+ Truyện Kiều đã lột tả được số phận bấp bênh chìm nổi những người con gái đương độ thanh xuân bị cuốn vào vòng xoáy cuộc đời, phiêu bạt khắp nơi và trở thành vật phẩm hy sinh của thời đại này.
+ Tính chân thực trong thi phẩm Truyện Kiều chính là minh chứng cho tội ác của chế độ phong kiến và là hiện thực thê lương đối với mỗi một người con gái tài đức vẹn toàn vốn nên có một cuộc đời bình an trôi chảy lại trở thành một người bị hủy đi thanh danh và chỉ có thể tìm đến cái chết để có thể giải thoát chính mình khỏi cuộc sống u ám ấy.
- Sự lương thiện trong tâm hồn mỗi người:
+ Tình yêu vượt định kiến của chế độ phong kiến khi trao nhau lời hẹn ước giữa Thúy Kiều và Kim Trọng
+ Tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha, trách nhiệm bảo hộ thân nhân của Kiều với gia đình đã thôi thúc nàng bán mình chuộc cha
+ Lòng thương xót nàng Kiều của Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi thanh lâu
+ Tấm lòng hào hiệp của Từ Hải khi cứu Kiều và tìm cách để trừng phạt kẻ xấu, xả giận thay Kiều
+ Đức Phật từ bi khi mỗi lần Kiều gieo mình tự vẫn thì lại một lần được cứu giúp
+ Tấm lòng chung thủy của chàng Kim khi tìm Kiều trong thời gian 10 năm dài đằng đẵng
=> Xuyên suốt Truyện Kiều bên cạnh số phận thê lương của nàng thì đồng thời lại ánh lên rạng đông tựa như trong xã hội đầy u ác tính đó thì vẫn còn có những tâm hồn thiện lương và khuyên con người đừng nên từ bỏ hy vọng vào cuộc sống.

- Nét đẹp trong hình thức biểu hiện bên ngoài và âm hưởng đọng lại trong tâm hồn mỗi người trong thi phẩm Truyện Kiều:
+ Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật.
+ Đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp.

3. Đánh giá chung:
- Cuộc đời đầy biến động của Nguyễn Du đã thôi thúc ông gửi những câu chuyện ông góp nhặt trong thời đại ấy để sáng tạo nên Truyện Kiều
- Truyện Kiều là thi phẩm mang theo linh hồn riêng, chứa đựng phong cách, thần vận rất riêng và đồng thời còn là lời gửi gắm về hy vọng, về tương lai tươi sáng, về tương lai đoàn viên của Nguyễn Du với thời đại ấy.
- Tâm trạng của Nguyễn Du khi bất lực, khi tuyệt vọng lúc ẩn lúc hiện hình bóng xuyên suốt Truyện Kiều nhưng đồng thời vào thời khắc tận cùng của bóng tối ấy lại có một bàn tay kéo ông lên tựa như Thúc Sinh, tựa như Từ Hải, tựa như sư Giác Duyên cứu nàng, gieo vào lòng nàng niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc sống này.

III. Kết bài:
- Tổng kết về quan niệm đúng đắn của Hàn Mặc Tử trong "Người thơ phong vận như thơ ấy"
- Khẳng định Truyện Kiều là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam bởi những giá trị mà nó mang lại.

P/s: Hơi dài một chút nhưng đầy đủ đấy nha :D Nếu em không hiểu điểm nào thì cứ phản hồi lại chị để chị giúp đỡ tiếp nha ^^
 
  • Like
Reactions: Blue Badminton

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
Lớp 9 thì có 3 tác phẩm chị nghĩ sẽ phù hợp với đề tài này: Truyện Kiều, Đồng chí và Mùa xuân nho nhỏ. Ngoài ra thì các tác phẩm như Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi thì cũng ổn tuy nhiên phân tích liên hệ văn bản truyện sẽ hơi vất vả hơn khi phân tích liên hệ với tác phẩm thơ ý. Em có thể lựa chọn bất kỳ đề nào trên để chị hỗ trợ nè.
Vậy chị ơi, vậy viết theo bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" thì làm sao ạ?
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Vậy chị ơi, vậy viết theo bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" thì làm sao ạ?
Thì cũng giống như phần viết theo Truyện Kiều như trên, phần mở với kết chị sẽ lược qua luôn nha. Đối với phần thân bài em sẽ có 3 phần:
- Giải thích câu nói
- Bàn luận bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" liên hệ với lời nhận định
- Đánh giá chung
Phần giải thích câu nói cũng như phía trên, chị sẽ không lặp lại nữa nhé. Chúng ta sẽ trực tiếp đi vào phần 2 và 3 trong thân bài luôn nha.

2. Bàn luận bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" liên hệ với lời nhận định:
2.1. Nhân vật trữ tình:
- Nhân vật trữ tình muốn hóa thân thành mùa xuân nho nhỏ, một mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa mà là một mùa xuân tự nhiên, tô điểm vẻ đẹp cho non sông gấm vóc đất Việt mà còn là một mùa xuân nho nhỏ, góp nên một viên gạch cống hiến vào mùa xuân rộng lớn của đất nước:
- Cái "tôi" hòa cùng cái "ta" chung nhằm bộc lộ khát khao, ước nguyện mãnh liệt của thi sĩ là được hòa nhập, được cống hiến những đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Song song với nỗi ước nguyện được hòa nhập để cống hiến thì "Tôi" chuyển thành "ta" như một lời ước nguyện nói thay cho toàn dân, nói thay cho tất cả mọi người trên mảnh đất hình chữ S này được cống hiến cho đất nước, được hòa mình vào sự nghiệp hăng hái, toàn dân phấn đấu xây dựng đất nước trong thời đại mới

2.2. Phong cách sáng tác của Thanh Hải:
- Thanh Hải là một trong những nhân vật kì cựu khi hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Có thể nói, ông là cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Và chính vì sống trong bầu không khí chiến tranh tàn khốc đó mà ông đã ngộ ra được nỗi đau mà chiến tranh đem đến cho đất nước của chúng ta
- Tuy nhiên, Thanh Hải vốn là một người lạc quan và yêu đời nên phong cách thơ của ông không mang theo hơi thở bi thương, u ám và thảm thiết của chiến tranh mà thiên về phong cách bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết.
- Vào những năm 1980 khi mà đất nước đang dần hồi sinh thì ông lâm bệnh nặng. Dẫu vậy, ông rất khao khát được tiếp tục cống hiến, tiếp tục đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào hòa bình, vào sự nghiệp kiến thiết đất nước trong thời đại mới này.

2.3. Giá trị chân thiện mỹ trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ"
Em xem lại phần giá trị chân thiện mỹ trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" tại đây nhé.

3. Đánh giá chung:
- Cuộc đời của Thanh Hải gắn liền với cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trong từng giai đoạn cam go nhất của lịch sử nước nhà. Thấu hiểu về sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị của bọn thực dân, đế quốc nên em rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc kiến thiết đất nước lớn mạnh. Bởi lẽ chỉ khi nước ta lớn mạnh lên, ngang hàng với chúng thì bọn thực dân, đế quốc sẽ phần nào kiêng kị và chúng ta có đầy đủ năng lực, lý lẽ để có thể chống lại chúng.
- Mùa xuân nho nhỏ của ông là một thi phẩm mang theo chất nhạc du dương, mang theo chất trữ tình ấm áp tình đời và tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Có thể nói, qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ, chúng ta có thể thấy về tương lai tươi sáng của đất nước, về một thời đại đất nước lớn mạnh, về một cường quốc mà không ai tùy tiện xoa tròn bóp méo như thời đại của các bậc tiền bối, cha chú trước đây.
- Tâm trạng của Thanh Hải lúc bấy giờ có lẽ là bất lực, có lẽ là chua xót nên ông gửi gắm ước nguyện, gửi gắm giấc mộng cống hiến cho đất nước vào bài thơ Mùa xuân nho nhỏ như một tiếng chuông báo hiệu mùa xuân đến, một bản nhạc chào mừng xuân về để tất cả những thanh niên ưu tú của nước nhà cũng như mọi công dân trên mảnh đất hình chữ S này nhận ra: à, đất nước đã thái bình rồi, đã đến lúc phải cống hiến, đã đến lúc phải dựng xây đất nước rồi.

Trên đây là bài hướng dẫn của chị khi liên hệ quan niệm của Hàn Mặc Tử với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Nếu em thắc mắc gì thì cứ phản hồi nhé. Chị sẽ hỗ trợ tiếp cho em ^^
 
  • Like
Reactions: Blue Badminton

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
Thì cũng giống như phần viết theo Truyện Kiều như trên, phần mở với kết chị sẽ lược qua luôn nha. Đối với phần thân bài em sẽ có 3 phần:
- Giải thích câu nói
- Bàn luận bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" liên hệ với lời nhận định
- Đánh giá chung
Phần giải thích câu nói cũng như phía trên, chị sẽ không lặp lại nữa nhé. Chúng ta sẽ trực tiếp đi vào phần 2 và 3 trong thân bài luôn nha.

2. Bàn luận bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" liên hệ với lời nhận định:
2.1. Nhân vật trữ tình:
- Nhân vật trữ tình muốn hóa thân thành mùa xuân nho nhỏ, một mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa mà là một mùa xuân tự nhiên, tô điểm vẻ đẹp cho non sông gấm vóc đất Việt mà còn là một mùa xuân nho nhỏ, góp nên một viên gạch cống hiến vào mùa xuân rộng lớn của đất nước:
- Cái "tôi" hòa cùng cái "ta" chung nhằm bộc lộ khát khao, ước nguyện mãnh liệt của thi sĩ là được hòa nhập, được cống hiến những đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Song song với nỗi ước nguyện được hòa nhập để cống hiến thì "Tôi" chuyển thành "ta" như một lời ước nguyện nói thay cho toàn dân, nói thay cho tất cả mọi người trên mảnh đất hình chữ S này được cống hiến cho đất nước, được hòa mình vào sự nghiệp hăng hái, toàn dân phấn đấu xây dựng đất nước trong thời đại mới

2.2. Phong cách sáng tác của Thanh Hải:
- Thanh Hải là một trong những nhân vật kì cựu khi hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ. Có thể nói, ông là cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Và chính vì sống trong bầu không khí chiến tranh tàn khốc đó mà ông đã ngộ ra được nỗi đau mà chiến tranh đem đến cho đất nước của chúng ta
- Tuy nhiên, Thanh Hải vốn là một người lạc quan và yêu đời nên phong cách thơ của ông không mang theo hơi thở bi thương, u ám và thảm thiết của chiến tranh mà thiên về phong cách bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết.
- Vào những năm 1980 khi mà đất nước đang dần hồi sinh thì ông lâm bệnh nặng. Dẫu vậy, ông rất khao khát được tiếp tục cống hiến, tiếp tục đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào hòa bình, vào sự nghiệp kiến thiết đất nước trong thời đại mới này.

2.3. Giá trị chân thiện mỹ trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ"
Em xem lại phần giá trị chân thiện mỹ trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" tại đây nhé.

3. Đánh giá chung:
- Cuộc đời của Thanh Hải gắn liền với cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ trong từng giai đoạn cam go nhất của lịch sử nước nhà. Thấu hiểu về sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị của bọn thực dân, đế quốc nên em rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc kiến thiết đất nước lớn mạnh. Bởi lẽ chỉ khi nước ta lớn mạnh lên, ngang hàng với chúng thì bọn thực dân, đế quốc sẽ phần nào kiêng kị và chúng ta có đầy đủ năng lực, lý lẽ để có thể chống lại chúng.
- Mùa xuân nho nhỏ của ông là một thi phẩm mang theo chất nhạc du dương, mang theo chất trữ tình ấm áp tình đời và tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Có thể nói, qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ, chúng ta có thể thấy về tương lai tươi sáng của đất nước, về một thời đại đất nước lớn mạnh, về một cường quốc mà không ai tùy tiện xoa tròn bóp méo như thời đại của các bậc tiền bối, cha chú trước đây.
- Tâm trạng của Thanh Hải lúc bấy giờ có lẽ là bất lực, có lẽ là chua xót nên ông gửi gắm ước nguyện, gửi gắm giấc mộng cống hiến cho đất nước vào bài thơ Mùa xuân nho nhỏ như một tiếng chuông báo hiệu mùa xuân đến, một bản nhạc chào mừng xuân về để tất cả những thanh niên ưu tú của nước nhà cũng như mọi công dân trên mảnh đất hình chữ S này nhận ra: à, đất nước đã thái bình rồi, đã đến lúc phải cống hiến, đã đến lúc phải dựng xây đất nước rồi.

Trên đây là bài hướng dẫn của chị khi liên hệ quan niệm của Hàn Mặc Tử với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Nếu em thắc mắc gì thì cứ phản hồi nhé. Chị sẽ hỗ trợ tiếp cho em ^^
Chị ơi, ở phần mở bài và kết bài khi lấy bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" thì nó sẽ khác so với "Truyện Kiều" đúng không ạ?
Vậy mình nên mở bài và kết khi lấy bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" như thế nào ạ? Chị cho em tham khảo một chút được không ạ?
Em cảm ơn ạ!
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị ơi, ở phần mở bài và kết bài khi lấy bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" thì nó sẽ khác so với "Truyện Kiều" đúng không ạ?
Vậy mình nên mở bài và kết khi lấy bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" như thế nào ạ? Chị cho em tham khảo một chút được không ạ?
Em cảm ơn ạ!
Thì dĩ nhiên sẽ phải khác nhau rồi em ạ. Truyện Kiều là văn học trung đại còn Mùa xuân nho nhỏ là văn học hiện đại mà.

Về mở bài, đối với Truyện Kiều thì em sẽ viết như trên. Còn đối với Mùa xuân nho nhỏ thì em sẽ viết:
- Dẫn dắt vào nhận định văn học của Hàn Mặc Tử "Người thơ phong vận như thơ ấy"
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ với nhấn mạnh về khát vọng cống hiến
- Nói rõ mối liên hệ rằng Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ hay và là minh chứng sống cho quan niệm đúng đắn của Hàn Mặc Tử

Về kết bài, đối với Truyện Kiều thì em sẽ viết như trên. Còn đối với Mùa xuân nho nhỏ thì em sẽ viết:
- Tổng kết về quan niệm đúng đắn của Hàn Mặc Tử trong "Người thơ phong vận như thơ ấy"
- Khẳng định Mùa xuân nho nhỏ là một trong những thi phẩm đắt giá nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam bởi những giá trị và hy vọng về tương lai mà nó ẩn chứa.

Mở bài và kết bài thì em tự viết nha. Rồi chị sẽ sửa giúp em cho nhé.
 
  • Like
Reactions: Blue Badminton
Top Bottom