Văn 12 Ôn tập chung.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi các bạn!
Như tiêu đề, trong những bài viết của topic này, mình sẽ hướng dẫn một cách chi tiết cách làm bài cũng như hướng dẫn ôn tập các mảng kiến thức chung của môn văn.
  • Mặc dù topic này ở lớp 12 nhưng các bạn lớp dưới có thể tham khảo nhé!
  • Toàn bộ những gì mình hướng dẫn dựa trên kiến thức của mình.. ừm kiến thức học từ mọi người, thầy cô ý. Và có lẽ, những kiến thức mình thu gọn lại để hướng dẫn cho các bạn sẽ có phần không phù hợp với các bạn. Kiểu mỗi nơi học mỗi mảng khác nhau ấy. Nên là sau khi đọc bài viết này mong các bạn có thể hiểu cho mình và những gì mình sắp hướng dẫn dưới đây. Cảm ơn mọi người.
Trước tiên, phần đầu tiên mình muốn hướng dẫn chính là phần đọc hiểu. Phần này như các bạn đã biết thì sẽ gồm 4 câu.
  • Trong kỳ thi vào lớp 10 thì phần ĐH(Đọc hiểu) sẽ chủ yếu là về các tác phẩm lớp 9, hỏi về tác giả, tác phẩm, dựa vào trí nhớ trích thơ,... rồi phần thông hiểu, vận dụng là những câu đòi hỏi học sinh phải dựa vào kiến thức về tác phẩm của mình để trả lời. Thì mục này- thi vào 10 í mình bỏ qua nhé, bởi vì mình nghĩ các bạn hoàn toàn có thể làm tốt nhất.
  • Lên THPT, các bạn sẽ được làm những phần ĐH khác so với lúc ôn thi vào lớp 10. Đề bài có thể là thơ, là văn. Và câu 1,2 là nhận biết nên rất dễ, đến câu 3, 4 thì thường là các câu hỏi về nêu tác dụng biện pháp tu từ, em hiểu câu nói có nghĩa gì, nêu bài học em nhận được, em có đồng ý,... (à cấp THCS khi thi học kỳ hoặc làm bài tập thì đã có những bài đọc hiểu như này rồi)
Và điều mình muốn hướng dẫn các bạn chính là trọng tâm của câu 3, câu 4 thuộc phần ĐH này. Khi làm phần này, theo sự chỉ dạy của cô thì chúng mình thường nhớ những điều như sau:
1. Câu hỏi yêu cầu về tác dụng biện pháp tu từ.
- Mặc dù câu hỏi không yêu cầu bạn nên BPTT là gì nhưng các bạn phải mặc định rằng mình phải nêu rõ biện pháp ấy là gì và có mặt trong câu thơ, câu văn nào.
- Tiếp theo, các bạn có thể nghĩ rằng mình máy móc, nhưng thực tế thì tác dụng của các biện pháp ấy luôn theo một khuôn mẫu- ừm cái mà gọi là máy móc. Song, cái ăn nhau nhất chính là hiểu được nội dung, ý nghĩa chính mà bptt mang đến, và các bạn hiểu nó như thế nào? Hiểu đúng hay sai? Ví dụ, bptt Điệp:
+ Điệp thì có nhiều loại điệp và khi vào bài bạn bắt buộc phải kể hết ra.
+ tác dụng của Điệp thường là: mạnh, lộ, tạo. Các bạn cứ lôi hết anh hàng xóm, anh mạnh, chú tạo rồi chị lộ ra là đầy đủ nhất. Nhấn mạnh cái gì? Bộc lộ cảm xúc gì.. không thì nhắn nhủ gì ấy? Rồi tạo giọng, tạo nhịp. Và Điệp thì hay tạo nhịp nhàng, uyển chuyển, giọng tha thiết,....
Hay bptt nhân hóa, ẩn dụ.. thì cũng là mạnh, lộ, tạo- nhưng tạo ở đây là tạo hình ảnh.
2. Câu hỏi về em hiểu câu nói, đoạn văn như thế nào?
Với loại câu hỏi này thì các bạn nêu ngay câu chủ đề cho mình nhé. Kiểu 1 câu tóm tắt chung cho suy nghĩa của mình. Và hiểu thì hay là ý nghĩa, thái độ cảm xúc tác giả. Ví dụ: Em hiểu tình cảm của Xuân Quỳnh trong tình yêu như nào? Câu trả lời đầu tiên nên là: Tình cảm của XQ là tình cảm tha thiết, sâu sắc: rồi đi phân tích- chân thành, thủy chung, ....
3. Loại này nhất thời mình quên mất... và còn nhiều loại nữa. Mình sẽ bổ sung sau.
Kết thúc các nội dung mình nhắc trên thì mình khuyến khích các bạn gạch ý trong câu 3 và câu 4 này. Mới hôm qua mình cho rằng viết đoạn sai lầm thì chính mình sai. Và mình nhắc lại các bạn có thể viết đoạn nhưng nếu như viết ý thì tất nhiên bài làm của bạn sẽ dễ thấy ý hơn và thầy cô không phải tìm trong từng đoạn văn của các bạn. Bởi vì đây là phần ĐH nên các bạn hoàn toàn có thể gạch ý mà không sợ bị trừ điểm.
Cuối cùng, sau khi kết thúc bài viết này, nếu các bạn có thắc mắc thì cứ hỏi trực tiếp tại topic này. Nếu như câu hỏi có ngắn quá thì cứ chạy sang trang cá nhân của mình mà hỏi nhe, mình trả lời hơi lâu nhưng nhất định sẽ giúp các bạn giải đáp.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết này.
 

sticks

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười một 2018
78
195
36
17
Hà Nội
Tiền Yên
Theo mình thấy, nếu tiêu đề của topic là "Ôn tập chung về môn văn" và bạn có nhắc tới là sẽ "hướng dẫn chi tiết" phần ĐH thì cảm nhận của mình, bài viết này chưa được đến mức đó. Mình đọc xong vẫn hoang mang nhiều lắm, bạn nói quá nhiều thứ về cảm nhận của bạn và hình như bạn sợ người khác sẽ xoi mói từng ý nghĩ bạn định nói cho nên phần giải thích chiếm phân nửa bài topic rồi. Kiến thức bạn cung cấp hay chia sẻ của bạn về trải nghiệm qua các kì thi mình thấy khá sơ sài và mông lung, nhìn chung khá lan man ấy. Thí dụ trong phần ĐH sẽ chia làm 3 dạng câu hỏi: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp. Nhưng mình chỉ thấy bạn đề cập đến 2 dạng cuối còn dạng Nhận biết mìn chưa thấy và mình nghĩ phần nay khá là quan trọng đấy chứ. Tiếp nữa, phần Thông hiểu bạn có nêu một dạng đề là phân tích tác dụng của bptt, mình thấy chưa rõ lắm, giá bạn nêu ra một ví dụ cụ thể rồi phân tích ví dụ ấy trong một đoạn văn cụ thể thì sẽ dễ hình dung hơn chứ cứ nói rằng phép điệp tạo nhịp điệu, tạo giọng hoặc nhấn mạnh cái gì không thì khó lắm. Đến phần Vận dụng thấp, bạn chỉ có nêu dẫn chứng về NLVH chứ không có nói tới NLXH mà mình thường thấy phần ĐH người ta sẽ hỏi phần NLXH nhiều chứ, và phần này thường sẽ đòi hỏi những liên hệ thực tế, bài học bản thân tự rút ra, và đây mới là cái làm học sinh bí bách nhất thì bạn lại nói quá chung chung. Theo mình thì bạn nên tập trung kiến thức trọng tâm mà mình muốn nói tới hơn, lấy ví dụ để người đọc dễ hình dung hơn thì topic sẽ dễ thấm.
-----------------------------------------------
Trên đây chỉ là một vài nhận xét của mình, mình không chê hay cố ý xoi mói bạn mà đơn giản là mình muốn góp ý vậy thôi, mình đánh giá dựa trên cái nhìn khách quan và cảm nhận của một người đã đọc bài viết. Cảm ơn bạn đã lắng nghe.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Theo mình thấy, nếu tiêu đề của topic là "Ôn tập chung về môn văn" và bạn có nhắc tới là sẽ "hướng dẫn chi tiết" phần ĐH thì cảm nhận của mình, bài viết này chưa được đến mức đó. Mình đọc xong vẫn hoang mang nhiều lắm, bạn nói quá nhiều thứ về cảm nhận của bạn và hình như bạn sợ người khác sẽ xoi mói từng ý nghĩ bạn định nói cho nên phần giải thích chiếm phân nửa bài topic rồi. Kiến thức bạn cung cấp hay chia sẻ của bạn về trải nghiệm qua các kì thi mình thấy khá sơ sài và mông lung, nhìn chung khá lan man ấy. Thí dụ trong phần ĐH sẽ chia làm 3 dạng câu hỏi: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp. Nhưng mình chỉ thấy bạn đề cập đến 2 dạng cuối còn dạng Nhận biết mìn chưa thấy và mình nghĩ phần nay khá là quan trọng đấy chứ. Tiếp nữa, phần Thông hiểu bạn có nêu một dạng đề là phân tích tác dụng của bptt, mình thấy chưa rõ lắm, giá bạn nêu ra một ví dụ cụ thể rồi phân tích ví dụ ấy trong một đoạn văn cụ thể thì sẽ dễ hình dung hơn chứ cứ nói rằng phép điệp tạo nhịp điệu, tạo giọng hoặc nhấn mạnh cái gì không thì khó lắm. Đến phần Vận dụng thấp, bạn chỉ có nêu dẫn chứng về NLVH chứ không có nói tới NLXH mà mình thường thấy phần ĐH người ta sẽ hỏi phần NLXH nhiều chứ, và phần này thường sẽ đòi hỏi những liên hệ thực tế, bài học bản thân tự rút ra, và đây mới là cái làm học sinh bí bách nhất thì bạn lại nói quá chung chung. Theo mình thì bạn nên tập trung kiến thức trọng tâm mà mình muốn nói tới hơn, lấy ví dụ để người đọc dễ hình dung hơn thì topic sẽ dễ thấm.
-----------------------------------------------
Trên đây chỉ là một vài nhận xét của mình, mình không chê hay cố ý xoi mói bạn mà đơn giản là mình muốn góp ý vậy thôi, mình đánh giá dựa trên cái nhìn khách quan và cảm nhận của một người đã đọc bài viết. Cảm ơn bạn đã lắng nghe.
Sau khi tiếp nhận phản ánh của bạn thì mình xin phép trả lời như sau:
  • Như mình đã nói thì thường câu 1 và câu 2 rất dễ nên các bạn hoàn toán có thể làm được. Vì sao ư? Vì những câu 1, 2 thường hỏi những câu như trong bài, tác giả đã lí giải cái gì đó... và khi đọc thơ, văn sẽ hoàn toàn thấy rõ. Và nếu như chưa hướng dẫn chi tiết về các phương thức nghị luận thì mình nhận rằng mình thiếu sót.
  • Bạn nói mình viết nhiều quá về cảm nhận của mình thì vâng, mình chính là đang nói về cảm nhận của mình. Mình dựa vào cảm nhận, vào hiểu biết mà mình có được để viết nên bài trên. :D Mình dựa vào những gì mình đã đạt được và muốn truyền cái mà mình cảm nhận, mình có được đến các bạn. :D Như mình đã nói nếu có sai sót thì mong các bạn thông cảm, vì hầu hết những gì mình viết ra chính là dựa vào cảm nhận của mình.
  • Cái thứ ba, bạn cho rằng mình sợ bị soi mói nên phần giải thích của mình chiếm phân nửa bài viết. Vậy mời bạn đọc lại một lần nữa ạ. Bài viết của mình bao gồm 39 dòng và phần giải thích riêng của mình- tức là phần nhắn nhủ ấy, chỉ có chiếm 4 dòng thôi bạn nhé! :D À, dòng đầu mình không tính đâu vì đó là lời nhắc chung chứ không phải mình đi giải thích. :D =))) Và mình đã dám đăng thì mình không sợ soi mói đâu ạ. :D
  • Cảm ơn bạn đã chỉ ra khiếm khuyết mà mình mắc phải. :D Và mình đã đổi lại tên topic từ "Ôn tận chung phần đọc hiểu" thành "Ôn tập chung", một lần nữa cảm ơn bạn nhé! :D
Như đã tiếp nhận, bài viết hôm nay của mình sẽ đề cập tới những câu hỏi nhận biết- câu 1, 2 của phần đọc hiểu.
I, Nhận diện phương thức biểu đạt:
- Bao gồm 6 phương thức: (Mọi khái niệm đều được mình copy từ Google)
  • Miêu tả.
    Miêu tả là việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh để giúp người đọc liên tưởng ra được sự vật, hiện tượng đang xảy ra hoặc được nói đến một cách chân thực, cụ thể và sinh động nhất. Hay là việc miêu tả để người đọc hình dung được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật, của con người.
    Ví dụ: " …. Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. "
    -Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân-
    Dựa vào khái niệm thì các bạn dễ nhận thấy đây chính là phương thức miêu tả rồi đúng chứ? :D. Bởi vì đoạn văn chủ yếu meei tả âm thanh thác nước- PT miêu tả.
  • Biểu cảm
    Đây là một phương thức được thấy tương đối nhiều, bởi việc bộc lộ những cảm xúc, những tâm tư, nguyện vọng là một nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống. Phương thức biểu cảm là việc dùng những từ ngữ thể hiện thái độ, cảm xúc, tình cảm... của người viết về những sự việc được nói đến, những nhân vật trong tác phẩm hay là cảm xúc của người viết về chính mình...
    Con sóng dưới lòng sâu
    Con sóng trên mặt nước
    Ôi con sóng nhớ bờ
    Ngày đêm không ngủ được
    Lòng em nhớ đến anh
    Cả trong mơ còn thức
    Dẫu xuôi về phương bắc

    Dẫu ngược về phương nam
    Nơi nào em cũng nghĩ
    Hướng về anh - một phương
    -Sóng- Xuân Quỳnh.
    Phương thức biểu cảm thường xuất hiện nhiều nhất là ở thơ và khi nào phần đọc hiểu bắt gặp là thơ thì tất nhiên phương thức biểu đạt lúc nào cũng là thơ nhé (đa số luôn)
  • Tự sự
    Là việc người viết sử dụng ngôn ngữ để kể một câu chuyện theo từng diễn biến, trình tự, hoặc kể lại một chuỗi những câu chuyện có liên quan đến nhau nhằm khơi gợi một vấn đề, một nhân vật... có ý nghĩa đối với người đọc. Văn tự sự không chỉ tập trung vào việc kể mà còn thể hiện những khía cạnh, những góc khuất của cuộc sống, của con người mà mỗi chúng ta đều có thể thấy chính mình ở đó.
    Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình. Người đàn bà càu nhàu câu gì trong miệng. Hắn quay lại hỏi:
    - Gì hả?
    - Không.
    Hắn cũng càu nhàu:
    - Làm gì mà họ khỏe nhìn thế không biết? - Hắn bỗng đứng dừng lại nhìn ngang nhìn ngửa.
    - Này bác Tràng! Bác Tràng! ...

    Vợ nhặt- Kim Lân
    -) theo như mình hiểu- dựa trên cảm nhận của mình thì đoạn trích có nhân vật, có cốt truyện và kể về cảnh theo Tràng về của thị nên PT là tự sự.
  • Thuyết minh
    Là cung cấp cho người đọc những tri thức về sự vật, địa điểm, nhân vật lịch sử... là các kiến thức hàn lâm hoặc khoa học mà con người chưa biết. Từ đó làm tăng, mở rộng vốn hiểu biết của con người về những sự vật, hiện tượng đó.
    Bản thân Nguyễn Du là người thông minh, học rộng, biết nhiều. Sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, cả cha và anh của ông đều làm quan lớn dưới triều Nguyễn nên đến tận năm 11 tuổi, Nguyễn Du vẫn được sống trong giàu sang, phú quý. Đây là quãng thời gian Nguyễn Du được chứng kiến sự sa đọa của chúa Nguyễn, những cuộc tranh đua, giành giật chốn quan trường nên ông nhận thức rõ ràng về cuộc sống, lễ nghi của tầng lớp quý tộc đương thời. Nhận thức rõ ràng bao nhiêu ông lại càng thấy căm ghét nó bấy nhiêu. Thế nhưng sau quãng thời gian đó, cuộc đời Nguyễn Du thăng trầm, lên xuống theo sự biến động của dòng lịch sử. -) Thuyết minh về Nguyễn Du- một phần cuộc đời.
  • Nghị Luận
    Là việc dùng những dẫn chứng, luận điểm, luận cứ để người viết bộc lộ quan điểm cá nhân, dẫn dắt người đọc theo quan điểm, đồng tình với quan điểm của mình.
    Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô vtội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
    Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.
    Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.

    (https://vietnamnet.vn - “Loài người có bớt ngạo mạn?” (trích) - Sương Nguyệt Minh)Mình nghĩ phương thức NL dễ nhận thấy rõ nhất vì PT này rất phổ biến và như đoạn văn trên, đoạn văn trình bày về một vấn đề cấm bách, cấp thiết nhất của cuộc sống- bàn,...
  • Hành chính- công vụ.
    Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, hay giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan hoặc giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    "Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty."
    Luật doanh nghiệp.
Xin lỗi các bạn vì không nói chi tiết về các ví dụ. Theo mình thấy, khi các bạn dã làm quen rồi thì phần nhận biết ptbđ sẽ rất là dễ dàng. Cho nên trong bài viết trước mình đã không nhắc đến.
Luyện tập:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong
sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phƣơng thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)
Câu 1: Xác định phƣơng thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Luyện tập:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong
sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phƣơng thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]
PTBĐ chính: nghị luận
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)
Câu 1: Xác định phƣơng thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]
PTBĐ chính: biểu cảm
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hi!
II, Nhận diện về phong cách ngôn ngữ:
- Bao gồm 6 PCNN: Sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính.
Phong cáchNhận diện
Sinh hoạtSử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái, sinh động nhằm để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm.
Tồn tại hai dạng: dạng nói, dạng viết (thư, nhật ký)
Nghệ thuậtDùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương. Không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Từ ngữ chau chuốt, tinh luyện, giàu giá trị tạo hình và biểu cảm.
Báo chíKiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
Chính luậnDùng trong lĩnh vực chính trị- xã hội. Người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến của mình, bộc lộ công khai quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
Khoa họcDùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu học tập và phổ biến khoa học.
Hành chínhDùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp, điều hành và quản lý xã hội. (Giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, nhân dân với nhà nước)
[TBODY] [/TBODY]
Ví dụ:
Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?
Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt – Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Trả lời: Dựa vào nguồn trích dẫn- thư, những câu văn viết 1 cách tự nhiên-) PCNN sinh hoạt.
Một số ví dụ mình sẽ không lấy cụ thể mà chỉ nêu tên. Như
+PCNN nghệ thuật
thì là những tác phẩm văn học- Làng, Những ngôi sao xa xôi, Vợ nhặt,...;
+ Báo Chí:
Ngày 3 – 2, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng sơn lâm rộng khoảng 5 km2 thuộc núi Giải. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh uỷ An Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh...
(Báo Lao động, số 35/2004)
+ Chính Luận ví dụ như tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
+ Khoa học: các ấn phẩm sách giáo khoa í...
+ Hành chính: các nghị quyết, thông báo của Chính phủ...
* Luyện tập:
1. Quả sấu non trên cao
Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn cành cong
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.
(Xuân Diệu)
2. CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC
Ngày 9 – 3 – 1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải Phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Can, họ đã cùng ta tổ chức “Uỷ ban Pháp – Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhẩt của nhân dân ta.
* Xác định phong cách ngôn ngữ trong hai đoạn trích trên.
PTBĐ chính: nghị luận

PTBĐ chính: biểu cảm
Phần này đúng rồi nhé! Các bạn làm quen sẽ xác định rất dễ.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Trước khi vào phần III thì mình định viết về các biện pháp nghệ thuật. Tuy nhiên, do phần này mình có làm và bây giờ nó vẫn đang lưu lạc trên diễn đàn (chức năng tìm kiếm không tìm thấy nên mình phải tìm từng mục) cho nên mình đẩy phần này lên trước, tránh việc trùng lạp bài viết trước đó. Mình sẽ cố tìm thấy sớm nhất.
III, Một số hình thức và phương tiện ngôn ngữ:
1. Từ láy:
  • Hiệu quả:
    + giúp người độc hình dung sự vật, hiện tượng một cách cụ thể sinh động nếu là từ láy gợi hình.
    + giúp người đọc hình dung một cách cụ thể về mức độ âm thanh- từ láy tượng thanh.
2. Dùng thành ngữ:
  • Thường tạo nên lối diễn đạt cụ thể, quen thuộc.
3. Dùng từ Hán Việt:
  • Thường tạo nên tính cổ kính, trang nhã cho lời thơ lời văn.
4. Điển tích điển cố:
  • Tạo tính hàm súc, tính gợi hình và biểu cảm.
5. Luyện tập:
a, Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…
b, Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
c, Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Yêu cầu: chỉ ra các thành ngữ từ Hán Việt và từ láy và phân tích hiệu quả của chúng trong các dữ liệu trên.
1. PCNN: Nghệ thuật. -) tác phẩm thơ.
2. PCNN: Chính luận.
 
Top Bottom