Văn 11 Vội vàng - Xuân Diệu

Linhlanlan73@email.com

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng ba 2020
7
2
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập 2:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được khát vọng sống mãnh liệt của
nhà thơ khi đón nhận cuộc sống tươi đẹp
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bài tập 2:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được khát vọng sống mãnh liệt của
nhà thơ khi đón nhận cuộc sống tươi đẹp
Bài này của lớp 11, lần sau bạn nhớ đăng đúng khối nhé
Bạn tham khảo dàn ý
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ qua đoạn thơ.
TB:
- Mở đầu bài thơ là những câu thơ năm chữ với nhịp điệu nhanh gọn cho thấy khát khao níu giữ sự sống muôn màu sắc của nhân vật trữ tình:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
+ Nhân vật trữ tình xưng "tôi"- cái tôi đầy bản lĩnh, cái tôi cá nhân đầy thi sĩ xuất hiện một cách trực tiếp, bộc lộ khát khao mãnh liệt của lòng mình. Cái tôi ấy đi ngược lại với thơ ca trung đại- nơi mà rất ít thi sĩ dám thể hiện cái tôi. Cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được "tắt nắng đi", "buộc gió lại".
+ Bốn câu thơ sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc => nhấn mạnh khao khát cháy bỏng của lòng mình: khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.
+ Ước muốn của thi sĩ thật kì lạ- ước muốn đi ngược quy luật tự nhiên, điều ấy không thể nào thực hiện được. Và ham muốn lạ lùng ấy mở ra cho ta thấy một lòng yêu nồng thắm, bồng bột với thế giới muôn màu muôn vẻ này.
+ Mong muốn càng trở nên tha thiết hơn với điệp từ "đừng" vang lên như một lời cầu xin màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi để giữ mãi vẻ tươi thắm của cuộc đời.
=> Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã diễn tả khát vọng mãnh liệt lưu giữ vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.
- Khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ không chỉ thể hiện ở khát khao níu giữ sự sống mà còn ở bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống trong 7 câu tiếp:
"Trích thơ"
+ Mùa xuân được gợi lên với tất cả vẻ đẹp diệu kỳ, đó là màu sắc tươi tắn của hoa lá, màu xanh của đồng nội, xanh non của lá cành tơ phơ phất -> tất cả đã tạo ra một gam màu chủ đạo- màu xanh tươi trẻ, mát mẻ, đầy sức sống.
+ Mùa xuân còn đến với âm thanh rộn rã, trong trẻo, náo nức. Âm thanh của những cánh ong bay đi tìm mật, tiếng hót si mê đắm đuối của chim yến, chim oanh, cả âm thanh huyền diệu của biết bao cây lá cựa mình. => Bức tranh xuân toát ra từ vừng mặt trời, từ ánh sáng lộng lẫy chói loà
+ Nhà thơ nhìn mặt trời như một cặp mắt người tiên nữ, vị thần vui gõ cửa mỗi sớm mai, chớp mắt toả ra ánh hào quang làm lộng lẫy cả bức tranh.
+ Trong mắt ông, bức tranh xuân như một thiên đường trên mặt đất, nó không ở đâu xa mà ở quanh ta, trước mắt mỗi con người.
+ Bằng biện pháp điệp từ, liệt kê cùng âm hưởng của đoạn thơ như tiếng reo vui thích thú đã làm nổi bật thêm khát khao sống mãnh liệt của nhà thơ trước bức tranh xuân tươi đẹp.
+ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Đây là hình ảnh câu thơ rất độc đáo, táo bạo, rất Xuân Diệu....
KB: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và nhấn mạnh lại khát vọng sống của Xuân Diệu được thể hiện qua đoạn thơ đó.
 
Top Bottom