Vật lí Khám phá các hiện tượng tự nhiên.

Hưng Dragon Ball

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng sáu 2018
373
472
106
17
Hà Nội
Trường THCS Ngô Sỹ Liên
Nếu nó đã là khí vậy sao em nhìn thấy được? :D
A @Hiền Lang nói đúng ạ
Theo e nó là tập hợp các khí và các hạt chất lỏng hoặc chất rắn lơ lửng trong không khí sinh ra khi một nguyên liệu bị đốt cháy hoặc chưng khô, cô cạn, sau phản ứng có sinh ra chất khí có màu, kèm theo đó là một lượng không khí bị cuốn theo và trộn lẫn vào các phần tử đó.
Nguồn: Wikipedia
 
Last edited:

Nguyễn Thị Quỳnh Như 2608

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng mười hai 2019
32
45
6
Nghệ An
Trung học cơ sở Anh Sơn
Gió tạo ra do sự di cư của cộng đồng khí áp từ áp cao về áp thấp.(do sự chênh lệch áp suất)
Nói chung, gió bắt đầu từ nơi có áp cao
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT

Nguyễn Thị Quỳnh Như 2608

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng mười hai 2019
32
45
6
Nghệ An
Trung học cơ sở Anh Sơn
Nguyên nhân thì đúng rồi, nhưng anh muốn hỏi thêm thứ "ngun ngún" mà ta thấy ấy bản chất nó là cái gì?
em tưởng nhiệt độ khác nhau (môi trường không đồng tính) nên ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng => ta thấy thứ "ngun ngùn" đó ạ
Tiếc quá, Wikipedia giải thích sai rồi . :D
Không phải đâu anh, bạn copy sai thì phải
Nguyên nhân
hình thành
Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc độ khác nhau.
p/s: nói thế chứ chưa chắc em đã copy đúng

Chúc mừng các mem đều có cách giải thích hợp lý, riêng Nghĩa là trả lời đầy đủ yêu cầu nhất

Câu hỏi 3: Quanh các vật thể nóng (vd mặt đường nhựa vào giữa trưa, mảnh kim loại nung nóng để ngoài trời,....) luôn có vùng ngún ngún như khói nhưng lại không phải khói, bản chất của nó là gì?

Gợi ý: Kiến thức lớp 11 thì giải quyết được, với nhỏ hơn thì nghiền ngẫm các câu từ trong định luật truyền thẳng ánh sáng, giải thích hiện tượng ảo ảnh được thì mới giải quyết cái này được.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Nhiệt độ xung quanh vật nóng nóng lên và nở ra, tạo ra môi trường không đồng tính với môi trường gần đó, do vậy, ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng được, tạo ra "vùng ngún ngún" như anh nói
@Hiền Lang em mới học lớp 8 nên giải thích theo quang 7, không biết có đúng không nữa ạ!
 
Last edited by a moderator:

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Có lẽ cái "ngun ngún" bản chất nó là do ánh sáng truyền không đều, tức là bình thường ánh sáng truyền theo đường thẳng là một đường cố định nên ta nhìn vật thấy nó cố định, nhưng khi môi trường không đồng tính mà biến đổi liên tục nữa làm đường truyền nó không ổn định nên ánh sáng đi vào mắt theo nhiều hướng khác nhau. Khi ánh sáng đi vào mắt ở những hướng khác nhau thì ta sẽ thấy vật ở những hướng khác nhau, tạo cảm giác "ngun ngún" :D
 
  • Like
Reactions: Deathheart

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Quỳnh Như giải thích thì đúng trên nguyên lý, có lẽ với lớp 8, "nội công" em chưa đủ nên chưa thể mổ xẻ bản chất nó ra.

Nghĩa có giải thích được do sự nhiễu loạn của ánh sáng. Tuy nhiên sự giải thích của em còn khá mơ hồ.

Anh giải thích thêm thế này:

- Cái ly thủy tinh, cái kính lúp, 1 tấm kính dày, 1 cái lăng kính, 1 bể nước.....chúng đều trong suốt nhưng tại sao chúng ta nhìn thấy được chúng? Ấy là do ảnh qua chúng bị biến dạng: Ảnh qua cái ly thì méo nó, qua kính lúp thì phình to, qua 1 tấm kính dày thì lệch vị trí, qua lăng kính cũng lệch vị trí......nhờ đó mà ta nhận ra sự có mặt của vật thể. Nói chung mắt chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra 1 vật trong suốt không đồng tính với môi trường xung quanh thông qua sự biến dạng ảnh của những vật ở sau nó.

- Thứ ngún ngún mà ta nhìn thấy bản chất nó là không khí, nhưng khí này tiếp xúc với vật nóng nên nóng hơn, nở ra và có mật độ thấp hơn nên nó cũng là 1 thứ trong suốt không đồng tính với không khí xung quanh. (Nói theo thuật ngữ lớp 11 là : chiết suất không đồng đều). Ánh sáng truyền qua khối không khí này bị gãy khúc, khiến cho ảnh phía sau bị biến dạng. Hơn nữa, lại xảy ra hiện tượng đối lưu nên ta mới thấy cái "ngún ngún" đó không ổn định và có như đang bốc lên.

-> Tóm lại thứ ta thấy có bản chất là không khí hiện tượng đối lưu.

Định đặt câu hỏi 4 mà thấy Tết nhất rồi, để anh em nghỉ ngơi đầu óc vậy.
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Câu hỏi 4: Tại sao 1 vật bị lún vào bùn nhão lại rất khó nhấc lên?

VD: vô tình bước chân xuống hố bùn, cái gàu chìm ở đáy ao, ..v...v....

p/s: Đầu năm chúc các mem lý tràn trề sức khỏe, sinh lực để cùng học tập và khám phá thế giới.
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu hỏi 4: Tại sao 1 vật bị lún vào bùn nhão lại rất khó nhấc lên?

VD: vô tình bước chân xuống hố bùn, cái gàu chìm ở đáy ao, ..v...v....

p/s: Đầu năm chúc các mem lý tràn trề sức khỏe, sinh lực để cùng học tập và khám phá thế giới.
Theo em nghĩ thì do bùn, lầy,... có tính đàn hồi yếu, do đó khi bước chân xuống đó thì chỗ bùn lầy đó thì dù tác động của chân gây ra áp suất cũng k phải là lớn lắm nhưng nó cũng đủ cho vũng bùn đó biến dạng và khó có thể phục hồi. Thế nên phản lực tác dụng vào chân cũng bé => khó nhấc lên
 

Nguyễn Thị Quỳnh Như 2608

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng mười hai 2019
32
45
6
Nghệ An
Trung học cơ sở Anh Sơn
Câu hỏi 4: Tại sao 1 vật bị lún vào bùn nhão lại rất khó nhấc lên?

VD: vô tình bước chân xuống hố bùn, cái gàu chìm ở đáy ao, ..v...v....

p/s: Đầu năm chúc các mem lý tràn trề sức khỏe, sinh lực để cùng học tập và khám phá thế giới.
Theo em có hai lý do
Lý do chính là khi lún vào bùn nhão thì áp lực tác dụng lên vật sẽ lớn hơn. Mặt khác, khi lún vào bùn thì..... vật bị dính bùn nên....nặng hơn đôi chút:D
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Câu hỏi 4: Tại sao 1 vật bị lún vào bùn nhão lại rất khó nhấc lên?

VD: vô tình bước chân xuống hố bùn, cái gàu chìm ở đáy ao, ..v...v....

p/s: Đầu năm chúc các mem lý tràn trề sức khỏe, sinh lực để cùng học tập và khám phá thế giới.
Hehe....đầu năm trả lời sai không biết có xui không nữa, nhưng em cũng test não đầu năm thử xem :D
Mặc dù không hiểu rõ bản chất cho lắm nhưng có lẽ nó liên quan đến lực liên kết giữa các phân tử
Theo em nghĩ thì do bùn, lầy,... có tính đàn hồi yếu, do đó khi bước chân xuống đó thì chỗ bùn lầy đó thì dù tác động của chân gây ra áp suất cũng k phải là lớn lắm nhưng nó cũng đủ cho vũng bùn đó biến dạng và khó có thể phục hồi. Thế nên phản lực tác dụng vào chân cũng bé => khó nhấc lên
Theo em có hai lý do
Lý do chính là khi lún vào bùn nhão thì áp lực tác dụng lên vật sẽ lớn hơn. Mặt khác, khi lún vào bùn thì..... vật bị dính bùn nên....nặng hơn đôi chút:D
Nghe có vẻ hợp lý, nhưng mình vẫn chưa thể giải thích được cái "áp lực" từ đâu ra và tại sao nó khác so với vật rắn hay chất lỏng....
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Hehe....đầu năm trả lời sai không biết có xui không nữa, nhưng em cũng test não đầu năm thử xem :D
Mặc dù không hiểu rõ bản chất cho lắm nhưng có lẽ nó liên quan đến lực liên kết giữa các phân tử


Nghe có vẻ hợp lý, nhưng mình vẫn chưa thể giải thích được cái "áp lực" từ đâu ra và tại sao nó khác so với vật rắn hay chất lỏng....
áp lực là do trọng lượng người gây ra trên diện tích là 1 hoặc 2 bàn chân ạ. Chất rắn thì đàn hồi mạnh rồi còn chất lỏng thì có "bước đi" trên nước được đâu ạ :D.
Nhân tiện đây cho em hỏi là tại sao nhấc chân ra khỏi mặt nước lại khó khăn ạ? Không phải có lực đẩy Ác-si-mét "phụ" sao?
 
  • Like
Reactions: Joli Talentueux

Nguyễn Thị Quỳnh Như 2608

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng mười hai 2019
32
45
6
Nghệ An
Trung học cơ sở Anh Sơn
Hehe....đầu năm trả lời sai không biết có xui không nữa, nhưng em cũng test não đầu năm thử xem :D
Mặc dù không hiểu rõ bản chất cho lắm nhưng có lẽ nó liên quan đến lực liên kết giữa các phân tử


Nghe có vẻ hợp lý, nhưng mình vẫn chưa thể giải thích được cái "áp lực" từ đâu ra và tại sao nó khác so với vật rắn hay chất lỏng....
Theo em là thế, em cũng không biết bùn rốt cuộc là chất gì, lỏng hay rắn.
P/s: Em kém Lý lắm mấy anh ơi, đoán thôi mà...
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Chắc mọi người chưa bị lún bùn bao giờ nên chưa hiểu hết hiện tượng rồi.

- Đạp 1 chân xuống vũng bùn lầy (bùn không quá lỏng), sau đó nhấc lên theo phương thẳng đứng là điều gần như không thể. Tương tự với những vật bị ngập trong bùn cũng thế. (Hình mô tả)

0999.jpg

Phải là 1 lực gì đó rất lớn chứ không đơn giản chỉ là dính tí bùn mà nó nặng thế :D
 
  • Like
Reactions: Bella Dodo

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
17
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
Mình lập pic để mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các hiện tượng tự nhiên, thông qua hình thức các câu hỏi.

Để xem tinh anh của box Lý còn được bao nhiêu người?

Câu hỏi 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có mấy câu sau:

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa?"

Các mem/mod thử giải thích xem gió bắt đầu từ đâu?​
nếu lúc trước chưa học thì e chỉ nghĩ gió từ quạt mà ra còn giờ thì
Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối không khí lớn chuyển động. Trong không gian vũ trụ, gió mặt trời là sự chuyển động của các chất khí hoặc các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian, trong khi gió hành tinh là sự thoát khí của nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian.
 

Nguyễn Thị Quỳnh Như 2608

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng mười hai 2019
32
45
6
Nghệ An
Trung học cơ sở Anh Sơn
Chắc mọi người chưa bị lún bùn bao giờ nên chưa hiểu hết hiện tượng rồi.

- Đạp 1 chân xuống vũng bùn lầy (bùn không quá lỏng), sau đó nhấc lên theo phương thẳng đứng là điều gần như không thể. Tương tự với những vật bị ngập trong bùn cũng thế. (Hình mô tả)

View attachment 143038

Phải là 1 lực gì đó rất lớn chứ không đơn giản chỉ là dính tí bùn mà nó nặng thế :D
Vậy thì do không có lực cản, nó cứ lún dần. Ví dụ đối với một vật trên mặt đất sẽ có lực cản của mặt đất, còn vật lún xuống bùn cứ thế bị trọng lực kéo xuống vì không có lực cản lại.
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Xem chừng câu 4 này anh em đuối hết rồi. Mình đưa ra lý giải như sau:

- Cái lực cực lớn tác dụng lên vật chìm trong bùn gây ra bởi chính là áp suất khí quyển.

888.jpg

Cụ thể như sau:

- Khi bước chân xuống bùn lún, bùn nhanh chóng lấp đầy quanh chân. Lúc này nếu rút chân lên theo phương thẳng đứng sẽ tạo ra 1 vùng chân không dưới chân, do đó chân sẽ phải hứng chịu áp suất khí quyển (vô cùng lớn), sức người không thể thắng được.

- Muốn bước ra được khỏi bùn lún thường phải nghiêng bước chân cho miệng hố rộng ra, không khí dễ dàng len xuống dưới cân bằng với áp suất khí quyển. Đây cũng là cách bước chân của người nông dân trên ruộng.

- Tương tự để kéo 1 vật bị lún ra khỏi bùn dưới đáy ao cũng phải lắc lắc sợi dây để nước dễ dàng chen vào đáy hố bùn triệt tiêu áp suất khí quyển và áp lực nước.

Câu hỏi 5 là 1 câu hỏi cũ mình từng hỏi trên diễn đàn, có thể nhiều mem chưa biết nên mình cứ đưa ra.

Câu hỏi 5: Vì sao ở các vùng núi buổi chiều ta thường thấy mây sà xuống, còn buổi sáng thì mây bay lên?

Nhân tiện giới thiêu luôn bài hát "Chuyện tình mây và núi" cho mem nào ưa lãng mạn vừa nghe vừa suy ngẫm.
 
Last edited by a moderator:

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Mình lập pic để mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của bản thân về các hiện tượng tự nhiên, thông qua hình thức các câu hỏi.

Để xem tinh anh của box Lý còn được bao nhiêu người?

Câu hỏi 1. Nhà thơ Xuân Quỳnh từng có mấy câu sau:

"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa?"

Các mem/mod thử giải thích xem gió bắt đầu từ đâu?​
Theo em hiểu thì cái này thuộc địa lí thì đúng hơn, thầy giáo em nói là không khí chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp tạo ra gió
 
  • Like
Reactions: Anh Tuấn Bùi

Anh Tuấn Bùi

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười hai 2019
595
441
101
Hà Nội
THCS Quang Minh
Câu hỏi 5 là 1 câu hỏi cũ mình từng hỏi trên diễn đàn, có thể nhiều mem chưa biết nên mình cứ đưa ra.

Câu hỏi 5: Vì sao ở các vùng núi buổi chiều ta thường thấy mây sà xuống, còn buổi sáng thì mây bay lên?

Nhân tiện giới thiêu luôn bài hát "Chuyện tình mây và núi" cho mem nào ưa lãng mạn vừa nghe vừa suy ngẫm.
Chắc cái này liên quan đến nhiệt độ bên ngoài hoặc do thời tiết nhỉ .................?
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Về thắc mắc của em Hằng, anh lý giải một cách dài dòng như sau:

"Các quy luật vật lý cấu thành nên mọi hiện tượng. Hóa học, Sinh học, Địa lý.... là sự khái quát hóa các quy luật đó.

VD:
- Thay vì nói sự di chuyển của ion điện giữa các tế bào cảm giác và tế bào não thì trong Sinh học người ta đưa ra khái niệm truyền tín hiệu trong dây thần kinh.
- Sự tương tác điện tích, làm suy giảm hoặc gia tăng thế năng liên kết phân tử trong Hóa học người ta khái quát thành khái niệm phản ứng hóa học, tăng- giảm hóa thế.
- Sự thay đổi mật độ chất khí, thay đổi áp suất không khí trong Địa lý người ta khái quát thành áp cao, áp thấp; sự đối lưu của nước biển theo nồng độ muối, nhiệt độ...được khái quát thành dòng hải lưu.

Mục tiêu của sự khái quát hóa này là gì? Ví như việc để 1 người dùng điện thoại chỉ cần học cách sử dụng các app mà không cần biết các app đó được lập trình như thế nào. :D

(Một chút chia sẻ để mọi người hiểu thêm về Vật lý, nó là môn khoa học căn bản nhất của tất cả các môn khoa học. Vậy nên sẽ không có gì ngạc nhiên khi các vấn đề mình đặt ra liên quan đến các môn khoa học khác)."​

Ở pic này mình muốn mọi người cùng đào sâu về bản chất vật lý của hiện tượng, chứ không chỉ hời hợt ở cách giải thích khái quát chung chung. Nó đòi hỏi 1 tầng hiểu biết thâm sâu về vật lý. :D
 
Top Bottom