KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 - 4 LẦN THỨ XXIV
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN: HÓA HỌC; LỚP: 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN
TRƯỜNG: THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI
KHỐI 10:
Câu 1: (4,0 điểm)
1.1. Hãy giải thích:
a) Oxi và lưu huỳnh là 2 nguyên tố ở cùng nhóm VIA. Nhưng ở điều kiện thường, oxi là chất khí, tồn tại ở dạng phân tử O2; còn lưu huỳnh là chất rắn, tồn tại ở dạng phân tử S8 mà không tồn tại phân tử S2 như oxi?
b) Cacbon và silic là 2 nguyên tố cùng nhóm IVA, ở điều kiện thường CO2 là chất khí còn SiO2 là chất rắn có nhiệt độ nóng chảy rất cao? Không tồn tại hợp chất R2C(OH)2 nhưng lại có hợp chất R2Si(OH)2?
1.2. Kim loại M tác dụng với hidro cho hidrua MHx ( x = 1; 2...). Biết cứ 1,00 gam MHx phản ứng với nước dư ở 250C cho 3,134 lít H2 ở áp suất 99,50 kPa.
a) Xác định kim loại M.
b) Viết các phương trình phản ứng.
c) MHx kết tinh kiểu NaCl. Bán kính cation và anion lần lượt là 0,68A0 và 1,36A0. Tính khối lượng riêng của MHx.
1.3.
a) Khi bắn phá ta thu được và . Hãy viết phương trình của phản ứng phân hạch và tính năng lượng được giải phóng (theo J) của phản ứng đó.
Biết: = 235,0439u ; = 145,9063 ; = 86,9054 ; mn = 1,00866u
b) Tỉ lệ triti so với tổng số nguyên tử hidro trong một mẫu nước sông là 8.10-18. Triti phân hủy phóng xạ với chu kỳ bán hủy 12,3 năm. Có bao nhiêu nguyên tử triti trong 10g mẫu nước sông trên sau 40 năm.
Câu 3: (4,0 điểm)
3.1. Thêm dần NH3 vào dung dịch gồm HCOOH 0,22 M và C2H5COOH 0,1 M đến khi= 0,58 M (coi thể tích dung dịch không đổi), thu được dung dịch A. Trộn 1 mL dung dịch A với 1 mL dung dịch gồm Mg2+ 0,2 M và Mn2+ 0,06 M thu được hỗn hợp B.
a) Tính pH của dung dịch A.
b) Xác định thành phần của hỗn hợp B.
c) Cho biết hiện tượng xảy ra khi lắc hỗn hợp B trong không khí, sau đó thêm tiếp hỗn hợp PbO2 và HNO3 vào hỗn hợp B, đun nóng nhẹ. Viết các phương trình phản ứng để giải thích.
3.2. Cho H2S đi qua dung dịch gồm FeSO4 1.10-3M và HCOOH 0,1M đến bão hòa (). Cho biết có kết tủa xuất hiện không?
Đây là đề thi olympic của khối 10 bạn tham khảo nha.