Sử 8 Mindmap

huong.nguyenthanh80@gmail.com

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2019
202
136
36
17
Hà Nội
THCS Cao Bá Quát
I. Cuộc phản công của phái kháng chiến tại kinh đô Huế – Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885
a. Nguyên nhân:
  • Phe chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
  • Thực dân Pháp tìm mọi cách để tịêu diệt khi có điều kiện.
b. Diễn biến:
  • Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ binh) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
  • Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành.
2. Phong trào Cần Vương
a. Phong trào Cần Vương:
  • Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). 13-7-1885 nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương" kêu gọinhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
  • Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.
b. Diễn biến:
  • 1885-1888 bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
  • 18881896: sau Vua Hàm Nghi bị bắt, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 1885-1888 như Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
c. Cuộc xuất bôn của Vua Hàm Nghi:
  • 1888-1896: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lập căn cứ Phú Gia, được nhân dân ủng hộ.
  • Cuối 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
  • Cần Vương: Hết lòng giúp vua cứu nước
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê

1. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
  • Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
  • Lực lượng: người Kinh, người Mường, người Thái.
  • Diễn biến:
    • 12-1886 đến 1-1887 Pháp tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân cầm cự suốt 34 ngày đêm.
    • Thất bại nên rút lên Mã Cao.
  • Ý nghĩa: Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
Lãnh đạo: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật
Lực lượng: nông dân
Diễn biến:
  • 1885-1889 thực dân Pháp phối hợp với lực lượng của Hoàng Cao Khải mở cuộc tấn công quy mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân.
  • Lực lượng nghĩa quân suy giảm.
  • 1889 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc.
Ý nghĩa:
- Thể hiện truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta, thà chết chứ không chịu làm nô lệ.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

3. Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895: là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất

  • Do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
Diễn biến:
  • 1885-1888: tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí với lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  • 1888-1895:chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
  • Pháp càn quét, bao vây Ngàn Trươi, Phan Đình Phùng hi sinh 28-12-1895, nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã.
  • Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895: là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có bước phát triển cao nhất
Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
 

Attachments

  • 26 - 2.png
    26 - 2.png
    84.6 KB · Đọc: 55
Last edited by a moderator:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ binh) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
=> Bỏ Thượng Thư Bộ Binh
Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành.
=> pháp lúc đầu rối loạn, sau phản công
Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). 13-7-1885 nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương" kêu gọinhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
=> Chia thành các ý:
+ Kinh Thành Huế thất thủ => Tôn Thất Thuyết đưa vua ra Tân Sở
+ 13/1/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua ban chiếu Cần Vương => phong trào bùng nổ
Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.
=> bỏ
18881896: sau Vua Hàm Nghi bị bắt, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 1885-1888 như Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
cái này chị nghĩ nên chia thành các ý sau:
+ Vua Hàm Nghi bị bắt (thời gian....)
+ Phong trào quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô và tổ chức cao hơn
c. Cuộc xuất bôn của Vua Hàm Nghi:
  • 1888-1896: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lập căn cứ Phú Gia, được nhân dân ủng hộ.
  • Cuối 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
  • Cần Vương: Hết lòng giúp vua cứu nước
=> chị nghĩ không cần.......
Ý nghĩa: Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.
Tách ra hai ý
1885-1888: tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí với lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
=> Thời gian chuẩn bị
Pháp càn quét, bao vây Ngàn Trươi, Phan Đình Phùng hi sinh 28-12-1895, nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã.
=> Pháp càn quét phong trào
+ 28/12/1895, Phan Đình Phùng hi sinh
Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895: là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có bước phát triển cao nhất
Bỏ "Khởi nghĩa Hương Khê"
Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
Nếu bên trên đã có "là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có bước phát triển cao nhất" thờ ở đây không cần ý này nữa nhé!
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Phần này nhiều bạn không học kỹ nội dung nên viết nhiều khi giáo viên cũng không hiểu bạn này đang viết cái gì nữa... Hiểu ngắn gọn là đủ, nói trúng vấn đề, đừng nói lan man (luyện tập cho bản thân mình cách nói thẳng vào vấn đề, giáo viên không thích nghe bạn nói dài dòng... Họ mệt đó):
1. Phản công của phái chủ chiến ở kinh đô:
a. Hoàn cảnh:
- phái chủ chiến hi vọng giải phóng đất nước khi có điều kiện. Đứng đầu phe này là Tôn Thất Thuyết, phụ chính đại thần và là Thượng thư bộ Binh
- Pháp đã chiếm toàn bộ nước ta sau hiệp ước 1884, chờ đợi đánh bại quân ta
b. Diễn biến
- quân ta phản công bất ngờ vào rạng sáng 5.7.1885
- Pháp lúc đầu bối rối, đến sáng thì chúng phản công khiến ta phải rút lui về rừng sâu ở bắc trung bộ.
- 13.7.1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
- Phong trào có 2 giai đoạn:
+ giai đoạn 1: diễn ra miền Trung và Bắc kỳ từ 1885 - 1888, có vua lãnh đạo.
+ giai đoạn 2, tập trung thành các cuộc khởi nghĩa lớn (1888 - 1896), tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê (vì có chuẩn bị lực lượng và vũ khí kỹ càng, quy mô là 4 tỉnh Bắc Trung bộ, cách đánh giặc linh hoạt nhất so với Ba Đình và Bãi Sậy, Hùng Lĩnh - cách đánh giặc của Hương Khê là du kích, địch vận và hoạt động sáng tạo)
# Ý nghĩa: là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào, gây cho Pháp nhiều khó khăn lớn sau khởi nghĩa Ba Đình và Bãi Sậy. Khởi nghĩa Yên Thế sau này không thuộc phạm vi của phong trào Cần Vương, nhưng kéo dài nhất và gây cho Pháp thiệt hại còn lớn hơn nhiều.
 

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
I. Cuộc phản công của phái kháng chiến tại kinh đô Huế – Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885
a. Nguyên nhân:
  • Phe chủ chiến muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
  • Thực dân Pháp tìm mọi cách để tịêu diệt khi có điều kiện.
b. Diễn biến:
  • Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ binh) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
  • Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành.
2. Phong trào Cần Vương
a. Phong trào Cần Vương:
  • Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). 13-7-1885 nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương" kêu gọinhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
  • Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.
b. Diễn biến:
  • 1885-1888 bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
  • 18881896: sau Vua Hàm Nghi bị bắt, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn 1885-1888 như Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
c. Cuộc xuất bôn của Vua Hàm Nghi:
  • 1888-1896: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lập căn cứ Phú Gia, được nhân dân ủng hộ.
  • Cuối 1888 Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An-giê-ri.
  • Cần Vương: Hết lòng giúp vua cứu nước
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê

1. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
  • Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
  • Lực lượng: người Kinh, người Mường, người Thái.
  • Diễn biến:
    • 12-1886 đến 1-1887 Pháp tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân cầm cự suốt 34 ngày đêm.
    • Thất bại nên rút lên Mã Cao.
  • Ý nghĩa: Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
Lãnh đạo: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật
Lực lượng: nông dân
Diễn biến:
  • 1885-1889 thực dân Pháp phối hợp với lực lượng của Hoàng Cao Khải mở cuộc tấn công quy mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân.
  • Lực lượng nghĩa quân suy giảm.
  • 1889 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc.
Ý nghĩa:
- Thể hiện truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta, thà chết chứ không chịu làm nô lệ.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

3. Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895: là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất

  • Do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
Diễn biến:
  • 1885-1888: tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí với lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
  • 1888-1895:chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
  • Pháp càn quét, bao vây Ngàn Trươi, Phan Đình Phùng hi sinh 28-12-1895, nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã.
  • Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895: là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có bước phát triển cao nhất
Ý nghĩa: Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
Bạn có thể làm bảng cho phần II nha, như vậy sẽ đỡ phải ghi nhiều ý dài
Rút ngắn các ý tối đa có thể như chị Uyên đã làm phía trên đó nữa nhé
 
Top Bottom