- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Lý Huệ Tông tên huý là Sảm, là con trưởng của vua Lý Cao Tông và hoàng hậu họ Đàm.
Vua sinh vào tháng 7 năm Giáp Dần [1194]. Năm Mậu Thìn, niên hiệu Trị Bình Long Ứng năm thứ 4 [1208], tháng giêng, vua được sách lập làm hoàng thái tử.
Sau khi phụ hoàng Lý Cao Tông băng, vua lên ngôi báu và ở ngôi 13 năm [1211-1224], sau truyền ngôi cho hoàng thái tử Lý Phật Kim (tức vua Lý Chiêu Hoàng). Vua bị Trần Thủ Độ bức tử mà chết, thọ 32 tuổi [1194-1226].
Thời gian Lý Huệ Tông trị vì là lúc vương triều Lý đã suy yếu trầm trọng và bản thân nhà vua không có đủ tài để khắc phục những điều đó.
Trong thời gian trị vì của mình, vua Lý Huệ Tông chỉ đặt một niên hiệu là Kiến Gia, có nghĩa là xây dựng sự tốt lành. Sách Đại Việt Sử kí Toàn thư đã viết về việc này như sau: "Tân Mùi, [Kiến Gia] năm thứ 1 [1211], (Tống Gia Định năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, đổi niên hiệu".
Sách cũng có vài dòng nhận xét về vua như sau: Vua (chỉ Lý Huệ Tông) gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối, họ Lý bèn mất".
Hình minh hoạ vẽ Thượng hoàng Lý Huệ Tông và vua Lý Chiêu Hoàng - Nguồn: Lịch sử Việt Nam bằng tranh tập 21: Thành lập nhà Trần.
Vua sinh vào tháng 7 năm Giáp Dần [1194]. Năm Mậu Thìn, niên hiệu Trị Bình Long Ứng năm thứ 4 [1208], tháng giêng, vua được sách lập làm hoàng thái tử.
Sau khi phụ hoàng Lý Cao Tông băng, vua lên ngôi báu và ở ngôi 13 năm [1211-1224], sau truyền ngôi cho hoàng thái tử Lý Phật Kim (tức vua Lý Chiêu Hoàng). Vua bị Trần Thủ Độ bức tử mà chết, thọ 32 tuổi [1194-1226].
Thời gian Lý Huệ Tông trị vì là lúc vương triều Lý đã suy yếu trầm trọng và bản thân nhà vua không có đủ tài để khắc phục những điều đó.
Trong thời gian trị vì của mình, vua Lý Huệ Tông chỉ đặt một niên hiệu là Kiến Gia, có nghĩa là xây dựng sự tốt lành. Sách Đại Việt Sử kí Toàn thư đã viết về việc này như sau: "Tân Mùi, [Kiến Gia] năm thứ 1 [1211], (Tống Gia Định năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, đổi niên hiệu".
Sách cũng có vài dòng nhận xét về vua như sau: Vua (chỉ Lý Huệ Tông) gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối, họ Lý bèn mất".

Hình minh hoạ vẽ Thượng hoàng Lý Huệ Tông và vua Lý Chiêu Hoàng - Nguồn: Lịch sử Việt Nam bằng tranh tập 21: Thành lập nhà Trần.