Toán 9 [Thảo luận] Ôn thi HSG toán

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người :D Cũng sắp đến những ngày thi HSG rồi nhỉ? Mình lập ra topic này để đăng kiến thức cùng các bài tập để chúng ta cùng thảo luận tìm cách giải nhé :D Mình ôn kiến thức trước nhé :D
-------------------------------------------------
1/ Phương trình bậc nhất 1 ẩn:
ax + b = 0 (a, b là các hệ số, a [tex] \neq[/tex] 0 )
[tex] \Leftrightarrow ax = -b[/tex]
[tex]\ \Leftrightarrow x = \frac{-b}{a}[/tex]
Vậy phương trình có nghiệm [tex] S = \frac{-b}{a}[/tex]

2/ Phương trình tích:
[tex] A_({x}) . B_({x}) = 0[/tex]
[tex] \Leftrightarrow A_({x}) = 0 hoặc B_({x}) = 0[/tex]

3/ Phương trình chứa ẩn ở mẫu:
  • Tìm điều kiện xác định
  • Quy đồng 2 vế phương trình rồi khử mẫu
  • Giải phương trình nhận được rồi kết luận (xét lại ĐKXĐ)
4/ Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
[tex] \left | A_({x}) \right |= B_({x})[/tex]
  • [tex]\ A_({x}) = B_({x})[/tex] điều kiện: [tex] A_({x}) \geqslant 0[/tex]
  • [tex] -A_({x}) = B_({x})[/tex] điều kiện: [tex] A_({x}) < 0[/tex]
Mấy kiến thức trên là của lớp 8 á, nếu như mọi người không còn sách 8 thì có thể tham khảo còn kiến thức chương 1 lớp 9 thì trang 39 SGK có đầy đủ nhé :D giờ là vài bài tập nhé, mình sẽ ôn 2 ngày 1 lần, sửa bài cũ xong sẽ ôn kiến thức tiếp theo kèm bài tập liên quan
--------------------------------------------
Bài 1: Cho biểu thức [tex] A = \frac{15\sqrt{x} - 11}{x + 2\sqrt{x} - 3} + \frac{3\sqrt{x} - 2}{1-\sqrt{x}} - \frac{2\sqrt{x} + 3}{\sqrt{x} + 3}[/tex]
a) Rút gọn biểu thức A
b) Tính giá trị của A khi x = [tex] \frac{\sqrt{2} - 1}{\sqrt{3 + 2\sqrt{2}}}[/tex]
c) Chứng minh rằng [tex] A\leq \frac{2}{3}[/tex]

Bài 2: Cho biểu thức [tex] A = (\frac{1}{\sqrt{x}- 1} + \frac{\sqrt{x}}{x\sqrt{x} - 1} . \frac{x + \sqrt{x} + 1}{\sqrt{x} + 1}) : \frac{2\sqrt{x}+ 1}{x + 3\sqrt{x} - 4}[/tex] với [tex] x\geq 0, x\neq 1[/tex]
a) Rút gọn biểu thức A
b) Tìm các số hữu tỉ x để biểu thức A nhận giá trị nguyên

Bài 3:
a) Giải phương trình: [tex] x^{2} + 5x + 1 = (x + 5)\sqrt{x^{2} + 1}[/tex]
b) Giải phương trình: [tex] (x + 1)(x + 2)(x + 4)(x + 8) = 28x^{2}[/tex]
c) Tìm số nguyên dương n bé nhất để [tex] F = n^{3} + 4n^{2} - 20n - 48[/tex] chia hết cho 125
 

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
Mọi người nói bài dễ nên mình khỏi sửa luôn ha :D Mình sẽ ôn đều các loại rồi sẽ ra bài tập nhiều hơn nha :D
5/ BĐT
P/s: BĐT thì mình chưa có tới 5 bài luôn, thầy cho ít bài BQT lắm... mà hơi dễ nữa :v
Bài 1: Cho a + b + c = 0 và abc [tex] \neq 0[/tex], tính giá trị của biểu thức:
[tex] P = \frac{1}{b^{2} + c^{2} - a^{2}} + \frac{1}{a^{2} + c^{2} - b^{2}} + \frac{1}{a^{2} + b^{2} - c^{2}}[/tex]

Bài 2: Cho hai số a và b thỏa mãn [tex] a\geq 1; b\geq 1[/tex]. Chứng minh:
[tex] \frac{1}{1 + a^{2}} + \frac{1}{1 + b^{2}} \geq \frac{2}{1 + ab}[/tex]

6/ Hàm số
Xem kiến thức trang 60 SGK, mình bổ sung thêm 1 tí nha...
a) [tex] (d_{1}) \cap (d_{2})[/tex] tại 1 điểm trên trục tung [tex] \Leftrightarrow a_{1} \neq a_{2} và b_{1} = b_{2}[/tex]
b) [tex] (d_{1}) vuông góc (d_{2}) \Leftrightarrow a_{1} . a_{2} = -1[/tex]

7/ Hình học

73375469_736634120143466_7501837303669587968_n.jpg

74588990_736634096810135_7827042396142567424_n.jpg

75247493_736634130143465_5038759742227349504_n.jpg

74624106_736634220143456_2961256410152697856_n.jpg

74431525_736634280143450_3003447149506592768_n.jpg

74696580_736634233476788_3613617150201167872_n.jpg


#Nguồn: sưu tầm

-------------------------------------------------------
Bài 3:
a) Cho các hàm số bậc nhất: y = 0,5x + 3, y = 6 - x và y = mx có đồ thị lần lượt là các đường thẳng [tex] (d_{1}), (d_{2}) và (\bigtriangleup _{m})[/tex] với những giá trị nào của tham số m thì đường thẳng [tex] (\bigtriangleup _{m})[/tex] cắt 2 đường thẳng [tex] (d_{1}) và (d_{2})[/tex] lần lượt tại 2 điểm A và B sao cho điểm A có hoành độ âm còn điểm B có hoành độ dương?

b) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho M và N là hai điểm phân biệt, di động lần lượt trê trục hoành và trục tung sao cho đường thẳng MN luôn đi qua điểm cố định [tex] I_{(1; 2)}[/tex] . Tìm hệ thức liên hệ giữa hoành độ của M và tung độ của Nl từ đó, suy ra GTNN của biểu thức [tex] Q = \frac{1}{OM^{2}} + \frac{1}{ON^{2}}[/tex]

Bài 4: Cho tam giác vuông ABC vuông tại A, với AC < AB; AH là đường cao kẻ từ đỉnh A. Các tiếp tuyến tại A và B với đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ABC cắt nhau tại M. Đoạn MO cắt cạnh AB tại E. Đoạn MC cắt đường cao AH tại F. Kéo dài CA cắt đường thẳng BM tại D. Đường thẳng BF cắt đường thẳng AM tại N
a) CM: OM // CD và M là trung điểm BD
b) CM: EF // BC
CM: HA là tia phân giác của góc MHN
d) Cho OM = BC = 4cm. Tính chu vi tam giác ABC

Bài 5: Cho M nằm trên nửa đường tròn tâm O đường kính AB = 2R (M không trùng với A và B). Trong nửa mặt phẳng chứa nửa đường tròn có bờ là đường thẳng AB, kẻ tiếp tuyến Ax. Đường thẳng BM cắt Ax tại I; tia phân giác của [tex] \widehat{IAM}[/tex] cắt nửa đường tròn O tại E, cắt IB tại F; đường thẳng BE cắt AI tại H, cắt AM tại K
a) CM: 4 điểm F, E, K, M cùng nằm trên 1 đường tròn
b) CM: HF vuông góc với BI
c) Xác định vị trí của M trên nửa đường tròn O để chu vi [tex] \bigtriangleup AMB[/tex] đạt giá trị lớn nhất và tìm giá trị đó theo R?
 
Last edited:

Quân (Chắc Chắn Thế)

Trùm vi phạm
Thành viên
18 Tháng chín 2017
1,266
2,329
261
19
Hà Nội
Trường Mần Non
Topic nhiều chữ mà có mỗi chủ pic độc thoại :v

Hàm số chả thấy thi bao h nên khỏi làm....
Hình dễ wa.....

Làm bất cho zui ha :v

Bài 1: Cho a + b + c = 0 và abc [tex] \neq 0[/tex], tính giá trị của biểu thức:
[tex] P = \frac{1}{b^{2} + c^{2} - a^{2}} + \frac{1}{a^{2} + c^{2} - b^{2}} + \frac{1}{a^{2} + b^{2} - c^{2}}[/tex]

Bài 2: Cho hai số a và b thỏa mãn [tex] a\geq 1; b\geq 1[/tex]. Chứng minh:
[tex] \frac{1}{1 + a^{2}} + \frac{1}{1 + b^{2}} \geq \frac{2}{1 + ab}[/tex]

B2: Biến đổi tương đương luôn mới sợ :v
BĐT [tex]\\ \Leftrightarrow \frac{a^2+b^2+2}{(a^2+1)(b^2+1)}\geq \frac{2}{ab+1} \\ \Leftrightarrow (a^2+b^2+2)(ab+1)-2(a^2+1)(b^2+1)\geq 0[/tex]
Đập hết ra, nhóm nhân tử chung .....
[tex]\Leftrightarrow (ab-1)(a-b)^2\geq 0[/tex]
(Luôn đúng với [tex] a\geq 1; b\geq 1[/tex])
=> đpcm

Bài 1 là bất à?
[tex]P = \sum \frac{1}{a^{2} + b^{2} - c^{2}}[/tex]

Ta có:[tex]\frac{1}{a^2+b^2-c^2}=\frac{1}{(a+b)^2-2ab-c^2}=\frac{1}{(-c)^2-2ab-c^2}=\frac{-1}{2ab}[/tex]
[tex]\Rightarrow P=\frac{-1}{2}(\sum \frac{1}{ab})=\frac{-1}{2}.\frac{a+b+c}{abc}=0[/tex]



.............................
Tìm thêm cái gì hay hay đi má :vv
 
  • Like
Reactions: Tungtom
Top Bottom