Sử 8 Phong trào đấu tranh của Trung Quốc

Minh Tín

Học sinh tiến bộ
Thành viên
22 Tháng mười 2017
1,221
693
166
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lập bảng niên biểu các cuộc cách mạng hoặc đấu tranh xảy ra trong Trung Quốc cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX theo bảng sau:
Thời gianPhong trào đấu tranhMục tiêuĐịa điểmThành tựuKết quả
1840-1842
1851-1864
1898
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XXPhong trào nghĩa hòa đoàn
1911
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng

Thời gianPhong trào đấu tranhMục tiêuĐịa điểmThành tựuKết quả
1840-1842 Kháng chiến chống thực dân AnhChống lại sự xâm lược của thực dân Anh Quảng Tây (Trung Quốc) Thất bại
1851-1864 Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc Chống đế quốc Miền Nam Xây dựng được chính quyền ở Nam Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộThất bại
1898 Phong trào Duy Tân Cải cách xã hội Trên toàn quốc chủ trương tiến hành cải cách nhằm cứu vãn tình thếThất bại
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XXPhong trào Nghĩa Hòa Đoàn Chống lại đế quốc, phong kiến Bắc Kinh Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc KinhThất bại (bị liên minh 8 nước đế quốc tấn công)
1911 Cách mạng Tân HợiChống phong kiến Trên toàn quốc Lật đổ triều Mãn Thanh, chấm dứt chế độ Quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (tháng 2 - 1912), Viên Thế Khải lên làm đại tổng thống Trung Hoa Dân Quốc => cách mạng chấm dứt
[TBODY] [/TBODY]
 
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Một số ý trên đây thì người trả lời chưa chính xác. Ví dụ:
- kháng chiến chống quân Anh xâm lược tới 2 lần, ký điều ước Nam kinh cho phép Anh chiếm Hồng Kông, Anh tự do buôn bán thuốc phiện và thậm chí là được truyền đạo. Sự kiện này cũng thúc đẩy mầm mống Tư bản chủ nghĩa (vốn có từ thời Minh) bắt đầu xâm nhập vào Trung Quốc. Sau khi đánh bại Trung Quốc, Anh và Pháp cùng tranh nhau ảnh hưởng ở Xiêm, bắt đầu xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Tại Trung Đông, Anh và Nga tranh giành ảnh hưởng ở nước Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ
- khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc mang màu sắc tôn giáo, do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, lúc đầu là đánh quân Thanh... Lập chính quyền mới với chính sách tiến bộ về ruộng đất (chia ruộng cho nhân dân, quy định mức sở hữu ruộng của tướng lĩnh và thủ lĩnh khởi nghĩa. Nam nữ bình quyền, bỏ dần tập tục bó chân của phụ nữ thời Mãn Thanh, hôn nhân bình đẳng. Về sau, các tướng lĩnh đánh lẫn nhau làm khởi nghĩa suy yếu. Triều đình nhờ đế quốc Anh, Pháp phối hợp nên đánh tan được nghĩa quân.
- Vận động Duy tân (gọi là phong trào duy tân là sai) của cả trí thức tư sản dân tộc có tư tưởng cấp tiến, do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, đã vận động vua Quang Tự (cùng vợ là Trân phi) tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc vận động này chỉ ảnh hưởng qua các sĩ phu, quan lại cấp tiến mà không ảnh hưởng đến nhân dân (muốn cái cách nhỏ, kế tục phong trào Dương vụ của Tăng Quốc Phiên) nên bị phe của Từ Hy thái hậu dẹp tan. Vua bị phế và giam lỏng, Trân phi bị sát hại, hai nhà cải cách trốn sang Nhật (sau này Phan Bội Châu qua phong trào Đông du đã sang Nhật, gặp hai nhà cựu cải cách 1898 và cả bác sĩ Tôn Trung Sơn để hỏi ý kiến về con đường cứu nước)
- Phong trào Nghĩa Hòa đoàn mang màu sắc tôn giáo, ra khẩu hiệu "phù Thanh diệt dương" đánh các sứ quán đế quốc và phá hoại tuyến đường sắt Thẩm Dương - Hắc Long Giang. Về sau bị bát quốc liên quân đàn áp.
- Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc đồng minh hội, từ nam lan ra bắc khiến triều Mãn Thanh sụp đổ: Phổ Nghi thoái vị, Long Dụ thái hậu ký chiếu thoái vị và trao cho chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn. Cách mạng kết thúc khi Viên Thế Khải lên ngôi hoàng đế. Cách mạng chỉ lật đổ được chính quyền phong kiến, nhưng tàn tích phong kiến vẫn còn và các vấn đề của nông dân không bao giờ được giải quyết
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Một số ý trên đây thì người trả lời chưa chính xác. Ví dụ:
- kháng chiến chống quân Anh xâm lược tới 2 lần, ký điều ước Nam kinh cho phép Anh chiếm Hồng Kông, Anh tự do buôn bán thuốc phiện và thậm chí là được truyền đạo. Sự kiện này cũng thúc đẩy mầm mống Tư bản chủ nghĩa (vốn có từ thời Minh) bắt đầu xâm nhập vào Trung Quốc. Sau khi đánh bại Trung Quốc, Anh và Pháp cùng tranh nhau ảnh hưởng ở Xiêm, bắt đầu xâm nhập vào các nước Đông Nam Á. Tại Trung Đông, Anh và Nga tranh giành ảnh hưởng ở nước Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ
- khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc mang màu sắc tôn giáo, do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, lúc đầu là đánh quân Thanh... Lập chính quyền mới với chính sách tiến bộ về ruộng đất (chia ruộng cho nhân dân, quy định mức sở hữu ruộng của tướng lĩnh và thủ lĩnh khởi nghĩa. Nam nữ bình quyền, bỏ dần tập tục bó chân của phụ nữ thời Mãn Thanh, hôn nhân bình đẳng. Về sau, các tướng lĩnh đánh lẫn nhau làm khởi nghĩa suy yếu. Triều đình nhờ đế quốc Anh, Pháp phối hợp nên đánh tan được nghĩa quân.
- Vận động Duy tân (gọi là phong trào duy tân là sai) của cả trí thức tư sản dân tộc có tư tưởng cấp tiến, do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo, đã vận động vua Quang Tự (cùng vợ là Trân phi) tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực. Cuộc vận động này chỉ ảnh hưởng qua các sĩ phu, quan lại cấp tiến mà không ảnh hưởng đến nhân dân (muốn cái cách nhỏ, kế tục phong trào Dương vụ của Tăng Quốc Phiên) nên bị phe của Từ Hy thái hậu dẹp tan. Vua bị phế và giam lỏng, Trân phi bị sát hại, hai nhà cải cách trốn sang Nhật (sau này Phan Bội Châu qua phong trào Đông du đã sang Nhật, gặp hai nhà cựu cải cách 1898 và cả bác sĩ Tôn Trung Sơn để hỏi ý kiến về con đường cứu nước)
- Phong trào Nghĩa Hòa đoàn mang màu sắc tôn giáo, ra khẩu hiệu "phù Thanh diệt dương" đánh các sứ quán đế quốc và phá hoại tuyến đường sắt Thẩm Dương - Hắc Long Giang. Về sau bị bát quốc liên quân đàn áp.
- Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc đồng minh hội, từ nam lan ra bắc khiến triều Mãn Thanh sụp đổ: Phổ Nghi thoái vị, Long Dụ thái hậu ký chiếu thoái vị và trao cho chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn. Cách mạng kết thúc khi Viên Thế Khải lên ngôi hoàng đế. Cách mạng chỉ lật đổ được chính quyền phong kiến, nhưng tàn tích phong kiến vẫn còn và các vấn đề của nông dân không bao giờ được giải quyết
Chỗ vận động duy tân mà anh nói ấy, trong sgk lịch sử lớp 11 ghi là phong trào duy tân. Tất cả kiến thức em làm đều tham khảo từ lớp 8 và lớp 11. Vì em mới học xong, và học ôn thi nên nghiên cứu khá kĩ
 

Attachments

  • received_897376947308608.jpeg
    received_897376947308608.jpeg
    92.6 KB · Đọc: 57

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Chỗ vận động duy tân mà anh nói ấy, trong sgk lịch sử lớp 11 ghi là phong trào duy tân. Tất cả kiến thức em làm đều tham khảo từ lớp 8 và lớp 11. Vì em mới học xong, và học ôn thi nên nghiên cứu khá kĩ
sách này có vài chỗ nói chưa được chuẩn xác. Thuật ngữ đúng nhất là "vận động Duy tân"; chỉ một bộ phận nhỏ quan lại cấp tiến tham gia, chứ nhân dân đâu có hưởng ứng đâu mà thành phong trào được
Ở Việt Nam có vận động Duy tan của Phan Châu Trinh, hình thức cũng tương tự thế
 
Top Bottom