- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy hay hồ Tả Vọng.
Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội là quận Hoàn Kiếm và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng, nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò rùa ở giữa Hồ Gươm, lui về phía nam của hồ, từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá.
Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích của Hà Nội và được gọi là Tháp Rùa.
Bởi vậy có nhiều người miệt thị cho rằng đó là cái "mả tàu".
Tuệ Phong.
Tư liệu & ảnh St.

Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội là quận Hoàn Kiếm và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng, nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò rùa ở giữa Hồ Gươm, lui về phía nam của hồ, từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá.
Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích của Hà Nội và được gọi là Tháp Rùa.
Bởi vậy có nhiều người miệt thị cho rằng đó là cái "mả tàu".
Tuệ Phong.
Tư liệu & ảnh St.






