Sử Ngày 18/8/1945, 4 tỉnh lị đã giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, có 4 tỉnh lị giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Sau đây là tiến trình giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám của từng tỉnh:

1. Bắc Giang
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang họp và quyết định giành chính quyền. Trước đó, đội tự vệ của tỉnh đã bao vây và giải phóng phủ Lục Ngạn ngày 18/7/1945, bức tri huyện Vũ Phạm Hổ phải ra hàng. Kế tiếp, đêm 20/7/1945 đội tự vệ của tỉnh cũng bao vây và buộc tri huyện Yên Dũng là Phùng Trọng Mưu phải ra hàng. Yên Dũng được giải phóng.
Ngày 14/8/1945, đồng chí Hồ Công Dự họp với các đồng chí ở tại Song Khê quyết định chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh trước khi phát xít Nhật và bọn Đại Việt hành động. Kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh được vạch ra: 3 đồng chí Hồ Công Dự, Ninh Văn Phan, Trương Văn Nhã cùng một số cán bộ tự vệ sẽ đột nhập vào dinh tỉnh trưởng, bắt tỉnh trưởng phải đầu hàng; đội tư vệ phải luôn trong tư thế sẵn sàng nổ súng khi cần thiết và cùng với quần chúng biểu tình thị uy để uy hiếp địch; gửi thư báo cáo cho các đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh, Hà Thị Quế, Nguyễn Thanh Bình nhanh chóng quân tiếp viện; làm trung lập bọn Nhật.
Diễn biến chiếm dinh tỉnh trưởng Phủ Lạng Thương. Tảng sáng ngày 18-8-1945, đồng chí Hồ Công Dự và Ninh Văn Phan cùng một đội tự vệ trang bị vũ khí xuất phát từ đình làng Song Khê vượt cầu sông Thương vào tỉnh lỵ đột nhập dinh tỉnh trưởng. Bị tấn công bất ngờ, tỉnh trưởng Phủ Lạng Thương là Nguyễn Ngọc Đĩnh phải đầu hàng nộp toàn bộ vũ khí và ra lệnh cho viên Chánh bảo an giao trại bảo an binh, thu gần 200 khẩu súng. Viên chánh bảo an và số đông bảo an xin ra nhập lực lượng vũ trang cách mạng.
7 giờ sáng ngày 18-8-1945, cờ đỏ sao vàng tung bay trên dinh tỉnh trưởng và trại bảo an ninh ở phủ Lạng Thương. Tên sỹ quan chỉ huy quân đội Nhật ở Bắc Giang phải ngồi vào bàn thương lượng với Việt Minh và chấp hành mọi điều kiện do ta yêu cầu: Việt Minh hoàn toàn làm chủ tỉnh Bắc Giang, giữ gìn trật tự an ninh trong tỉnh; quân Nhật đóng ở các nơi trong tỉnh phải rút về tập trung tại cầu Lồ- Lục Ngạn và phủ Lạng Thương không được mang vũ khí ra phố, không được chuyển thóc đi nơi khác.
Lực lượng tự vệ Phủ Lạng Thương và các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Việt Yên, Yên Dũng cùng quần chúng tuần hành thị uy.
Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, tỉnh uỷ quyết định thành lập uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Thanh Bình là chủ tịch.


2. Hải Dương
Với tình thế khẩn trương của cách mạng, được sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Tỉnh uỷ Hải Dương triệu tập Hội nghị cán bộ ở Đông Thôn (13-8-1945) do đồng chí Nguyễn Văn Kha chủ trì, nhằm bàn kế hoạch đẩy mạnh mọi hoạt động đợi lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương. Hội nghị kết thúc nhanh chóng vào ngày 15-8-1945 để cán bộ kịp về các địa phương chuẩn bị lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Trong các ngày 17,18,19-8-1945, tin khởi nghĩa từ một số nơi và cuộc biểu tình của Việt Minh ở Hà Nội dội tới càng thôi thúc cán bộ phụ trách các huyện nhanh chóng chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 17-8-1945, huyện Cẩm Giàng khởi nghĩa, mở đầu tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Dương. Cùng ngày, huyện Kim Thành, Kim Môn, quần chúng cách mạng cũng nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
Tại Tỉnh lỵ Hải Dương ngày 17-8-1945 bọn cầm đầu chính quyền bù nhìn tổ chức cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, chi bộ Thị xã Hải Dương và cán bộ Việt Minh đã chủ động chuẩn bị lực lượng biến cuộc mít tinh này thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh.
Ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa ở tỉnh lỵ Hải Dương giành thắng lợi, sau khi chính quyền địch của phó tỉnh trưởng Hải Dương là Trần Văn Tuyên (tên tỉnh trưởng Hải Dương Dương Thiệu Tường đã bỏ trốn từ trước đó) đầu hàng toàn bộ; Bạch Năng Thi được cử làm Chủ tịch đầu tiên của tỉnh lỵ. Đây là một trong 4 tỉnh lỵ giành chính quyền đầu tiên trong cả nước. Cùng ngày, phủ Bình Giang, Thanh Miện khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19, 20, 22-8-1945, các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Ninh Giang, Vĩnh Bảo, Thanh Hà, Tứ Kỳ cũng giành được chính quyền. Chỉ trong 6 ngày (từ ngày 17 đến ngày 22-8-1945) cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Dương đã hoàn toàn thắng lợi.
Ngày 25- 8-1945, đồng chí Vũ Duy Hiệu đọc diễn văn chào mừng thắng lợi của cách mạng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền phong kiến ở Hải Dương và thành lập uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời do đồng chí Vũ Duy Hiệu làm Chủ tịch.

3. Hà Tĩnh
Biết được tin từ Hội nghị Tân Trào và sau khi gặp đại diện của Phân khu Việt Minh Nam Hà, sáng 16/8/1945, một nhóm thanh niên, trí thức ở huyện Can Lộc đã huy động quần chúng dùng giáo mác, gậy gộc biểu tình tước vũ khí lính bảo an, bắt giữ tri huyện và chiếm huyện đường. Trước tình hình đó, ngay trong ngày, Ủy ban Khởi nghĩa huyện Can Lộc đã huy động nhân dân đứng lên giành chính quyền trong toàn huyện.
5e08f89207fa09613365505039a18af1.jpg

Thanh niên huyện Can Lộc biểu diễn văn nghệ trước tượng đài Xô-viết Nghệ Tĩnh (thị trấn Nghèn). Ảnh: nhandan.com.vn

Từ thành công của khởi nghĩa giành chính quyền ở Can Lộc, Ủy ban Khởi nghĩa đã ra lệnh khởi nghĩa trong toàn tỉnh và chỉ đạo 2 huyện Cẩm Xuyên (do đồng chí Nguyễn Hữu Thái làm Chủ tịch), Thạch Hà (do đồng chí Phan Thao làm Chủ tịch; đồng chí Phan Nguyên Trị làm Bí thư) nhanh chóng giành chính quyền vào ngày 17/8/1945 để phối hợp và hậu thuẫn cho thị xã Hà Tĩnh giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Sáng 18/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa gửi thư cho đơn vị quân Nhật ở thị xã Hà Tĩnh yêu cầu không được can thiệp vào công việc nội bộ của tỉnh, đồng thời, huy động nhân dân kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng, buộc Tỉnh trưởng Hà Tĩnh là Hà Văn Đại đầu hàng.
Chính quyền cách mạng lâm thời ở Hà Tĩnh được thành lập do đồng chí Trần Hữu Duyệt làm Chủ tịch. Gần trưa ngày 18/8/1945, nhân dân khắp nơi kéo về sân vận động thị xã Hà Tĩnh dự buổi lễ trọng thể tuyên bố cuộc tổng khởi nghĩa thành công và ghi nhận sự ra đời của chế độ mới. Sau khi giành được chính quyền ở tỉnh lỵ, lần lượt các huyện trong tỉnh nổi dậy giành chính quyền. Ngày 25/8, đồng chí Nguyễn Văn Tám làm Chủ tịch mới thay thể đồng chí Trần Hữu Duyệt.
Ngày 19/8/1945, nhận được Thông tri của Việt Minh, Uỷ ban khởi nghĩa Nghi Xuân do đồng chí Lê Tĩnh làm Chủ tịch đã lập tức chuyển mít tinh thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Uỷ ban Việt Minh Hương Sơn vận động quần chúng biểu tỉnh, thị uy kéo đến chiếm đồn lính bảo an, giành chính quyền ở huyện và tiến tới giành chính quyền ở các xã.
Hương Khê là một huyện xa trung tâm nên thông tin nhận được chậm, đến ngày 21/8/1945, được sự giúp sức của cán bộ và lực lượng của Uỷ ban khởi nghĩa phân khu Nam Hà, Uỷ ban khởi nghĩa huyện do đồng chí Nguyễn Tuy làm Chủ tịch huyện đã tổ chức quần chúng kéo đến tước khí giới đồn Chu Lễ, tiếp quản huyện lỵ, chỉ đạo các địa phương khởi nghĩa giành chính quyền.

4. Quảng Nam
Ngày 15.8.1945, Tỉnh ủy đang họp bàn kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa mọi mặt cho chuẩn bị khởi nghĩa thì nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh. Căn cứ vào thời cơ khởi nghĩa trong bản Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra ngày 12.3.1945, Tỉnh ủy quyết định không chờ đợi các nơi và lệnh của Trung ương, lập tức thành lập ngay Ủy ban bạo động (Ủy ban khởi nghĩa), gấp rút huy động toàn dân kịp thời bạo động giành chính quyền.
Đêm 17.8, do nhận thấy tình hình biến chuyển thuận lợi, Thường trực Ủy ban bạo động báo cáo và được Thường trực Tỉnh ủy quyết định khởi nghĩa ngay. Lệnh khởi nghĩa được phát đi trong đêm, nhấn mạnh: “Vận mạng lịch sử của cả dân tộc ta ngàn năm có một, toàn thể đồng bào ái quốc, tất cả chiến sĩ cứu quốc, các cấp bộ Việt Minh trong toàn tỉnh, hãy võ trang bạo động giành chính quyền về tay nhân dân, hãy hy sinh vì Tổ quốc, xông vào chiếm lĩnh tòa công sứ, tỉnh đường, các phủ huyện đường, các đồn binh, công thự..., bắt bọn bù nhìn tay sai và bảo an binh đầu hàng nạp khí giới cho cách mạng, diệt trừ bọn Việt gian phản quốc, giành toàn thắng về tay nhân dân”.
images1468492_LN_1.jpg

Nhân dân Quảng Nam xuống đường đấu tranh (tranh vẽ của baodanang.vn)

Được sự thống nhất của Thường trực Ban bạo động tỉnh, trong đêm 17 rạng sáng ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa tại Hội An diễn ra. 05h sáng ngày 18/8, quân khởi nghĩa chiếm xong đồn Bảo an, sau đó bao vây toàn tỉnh trưởng, bắt tên tỉnh trưởng Hội An là Tôn Thất Giáng giao nộp ấn tín, tài liệu, sổ sách. Chính quyền tay sai ở Hội An sụp đổ hoàn toàn. 6 giờ sáng ngày 18/8/1945, nhân dân Hội An được chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước dinh tỉnh trưởng, chứng kiến thắng lợi hoàn toàn của nhân dân tỉnh lỵ. Tin tỉnh lỵ Hội An giành chính quyền thắng lợi khích lệ mạnh mẽ lực lượng khởi nghĩa các phủ, huyện tiến lên.
Tại phủ Tam Kỳ, trong ngày 18-8-1945, theo kế hoạch của Ủy ban bạo động phủ, lực lượng tự vệ vũ trang chiếm đồn Thương Chánh Hiệp Hòa (nay thuộc thôn An Hải Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành). Chiều ngày 18-8, đoàn xe lực lượng vũ trang tỉnh từ Hội An do đồng chí Võ Toàn (tức Võ Chí Công) dẫn đầu đã vào đến Tam Kỳ, phối hợp với lực lượng tự vệ vũ trang của phủ chiếm đồn Đại Lý, bắt tên đồn trưởng gian ác, thu toàn bộ súng đạn, sau đó chuyển lên chiếm phủ lỵ. Quần chúng các mũi kéo vào tràn ngập phủ đường. Đồng chí Khưu Thúc Cự thay mặt Ủy ban bạo động thu nhận giấy tờ, con dấu do Tri phủ Tam Kỳ là Trần Kim Lý giao nộp. Tối 18-8-1945, chính quyền ở phủ Tam Kỳ đã về tay nhân dân.
hd-1.jpg

Ảnh chính quyền cách mạng lâm thời của Quảng Nam trong tháng 8/1945. Nguồn: hoianheritage.net

Trong ngày 18-8-1945, các phủ, huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Đại Lộc giành được chính quyền ở phủ, huyện lỵ. Ngày 22-8-1945, tại Hòa Vang, Ban bạo động huyện đột nhập vào huyện đường bắt tên tri huyện Ngô Khắc Trâm (huyện Cẩn) đầu hàng, giao nộp tài liệu. Ngày 24/8, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời của huyện Hòa Vang do đồng chí Lâm Quang Thự đứng đầu đã ra mắt toàn dân huyện

bai-3-anh-3-da-nang-4read-only-15358046755462086984111.jpg

Hình ảnh các đồng chí trong Ban bạo động khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1945 được trưng bày tại bảo tàng. Người đứng giữa là ông Lê Văn Hiến - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG (chụp lại tư liệu) (nguồn ảnh: tuoitre.vn)



Tài liệu tham khảo:
1. ccbook.vn
2. tenguoidepnhat.net
3. haiduongdost.gov.vn
4. truongchinhtri.haiduong.org.vn
5. baohatinh.vn
6. hatinh.dcs.vn
7. baoquangnam.vn
8. quangnam.dcs.vn
9. baodanang.vn
10. hoianheritage.net
11. truongchinhtri.haiduong.org.vn
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, có 4 tỉnh lị giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Sau đây là tiến trình giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám của từng tỉnh:

1. Bắc Giang
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang họp và quyết định giành chính quyền. Trước đó, đội tự vệ của tỉnh đã bao vây và giải phóng phủ Lục Ngạn ngày 18/7/1945, bức tri huyện Vũ Phạm Hổ phải ra hàng. Kế tiếp, đêm 20/7/1945 đội tự vệ của tỉnh cũng bao vây và buộc tri huyện Yên Dũng là Phùng Trọng Mưu phải ra hàng. Yên Dũng được giải phóng.
Ngày 14/8/1945, đồng chí Hồ Công Dự họp với các đồng chí ở tại Song Khê quyết định chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh trước khi phát xít Nhật và bọn Đại Việt hành động. Kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh được vạch ra: 3 đồng chí Hồ Công Dự, Ninh Văn Phan, Trương Văn Nhã cùng một số cán bộ tự vệ sẽ đột nhập vào dinh tỉnh trưởng, bắt tỉnh trưởng phải đầu hàng; đội tư vệ phải luôn trong tư thế sẵn sàng nổ súng khi cần thiết và cùng với quần chúng biểu tình thị uy để uy hiếp địch; gửi thư báo cáo cho các đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh, Hà Thị Quế, Nguyễn Thanh Bình nhanh chóng quân tiếp viện; làm trung lập bọn Nhật.
Diễn biến chiếm dinh tỉnh trưởng Phủ Lạng Thương. Tảng sáng ngày 18-8-1945, đồng chí Hồ Công Dự và Ninh Văn Phan cùng một đội tự vệ trang bị vũ khí xuất phát từ đình làng Song Khê vượt cầu sông Thương vào tỉnh lỵ đột nhập dinh tỉnh trưởng. Bị tấn công bất ngờ, tỉnh trưởng Phủ Lạng Thương là Nguyễn Ngọc Đĩnh phải đầu hàng nộp toàn bộ vũ khí và ra lệnh cho viên Chánh bảo an giao trại bảo an binh, thu gần 200 khẩu súng. Viên chánh bảo an và số đông bảo an xin ra nhập lực lượng vũ trang cách mạng.
7 giờ sáng ngày 18-8-1945, cờ đỏ sao vàng tung bay trên dinh tỉnh trưởng và trại bảo an ninh ở phủ Lạng Thương. Tên sỹ quan chỉ huy quân đội Nhật ở Bắc Giang phải ngồi vào bàn thương lượng với Việt Minh và chấp hành mọi điều kiện do ta yêu cầu: Việt Minh hoàn toàn làm chủ tỉnh Bắc Giang, giữ gìn trật tự an ninh trong tỉnh; quân Nhật đóng ở các nơi trong tỉnh phải rút về tập trung tại cầu Lồ- Lục Ngạn và phủ Lạng Thương không được mang vũ khí ra phố, không được chuyển thóc đi nơi khác.
Lực lượng tự vệ Phủ Lạng Thương và các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Việt Yên, Yên Dũng cùng quần chúng tuần hành thị uy.
Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, tỉnh uỷ quyết định thành lập uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Thanh Bình là chủ tịch.


2. Hải Dương
Với tình thế khẩn trương của cách mạng, được sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Tỉnh uỷ Hải Dương triệu tập Hội nghị cán bộ ở Đông Thôn (13-8-1945) do đồng chí Nguyễn Văn Kha chủ trì, nhằm bàn kế hoạch đẩy mạnh mọi hoạt động đợi lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương. Hội nghị kết thúc nhanh chóng vào ngày 15-8-1945 để cán bộ kịp về các địa phương chuẩn bị lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Trong các ngày 17,18,19-8-1945, tin khởi nghĩa từ một số nơi và cuộc biểu tình của Việt Minh ở Hà Nội dội tới càng thôi thúc cán bộ phụ trách các huyện nhanh chóng chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 17-8-1945, huyện Cẩm Giàng khởi nghĩa, mở đầu tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Dương. Cùng ngày, huyện Kim Thành, Kim Môn, quần chúng cách mạng cũng nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
Tại Tỉnh lỵ Hải Dương ngày 17-8-1945 bọn cầm đầu chính quyền bù nhìn tổ chức cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, chi bộ Thị xã Hải Dương và cán bộ Việt Minh đã chủ động chuẩn bị lực lượng biến cuộc mít tinh này thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh.
Ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa ở tỉnh lỵ Hải Dương giành thắng lợi, sau khi chính quyền địch của phó tỉnh trưởng Hải Dương là Trần Văn Tuyên (tên tỉnh trưởng Hải Dương Dương Thiệu Tường đã bỏ trốn từ trước đó) đầu hàng toàn bộ; Bạch Năng Thi được cử làm Chủ tịch đầu tiên của tỉnh lỵ. Đây là một trong 4 tỉnh lỵ giành chính quyền đầu tiên trong cả nước. Cùng ngày, phủ Bình Giang, Thanh Miện khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19, 20, 22-8-1945, các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Ninh Giang, Vĩnh Bảo, Thanh Hà, Tứ Kỳ cũng giành được chính quyền. Chỉ trong 6 ngày (từ ngày 17 đến ngày 22-8-1945) cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Dương đã hoàn toàn thắng lợi.
Ngày 25- 8-1945, đồng chí Vũ Duy Hiệu đọc diễn văn chào mừng thắng lợi của cách mạng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền phong kiến ở Hải Dương và thành lập uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời do đồng chí Vũ Duy Hiệu làm Chủ tịch.

3. Hà Tĩnh
Biết được tin từ Hội nghị Tân Trào và sau khi gặp đại diện của Phân khu Việt Minh Nam Hà, sáng 16/8/1945, một nhóm thanh niên, trí thức ở huyện Can Lộc đã huy động quần chúng dùng giáo mác, gậy gộc biểu tình tước vũ khí lính bảo an, bắt giữ tri huyện và chiếm huyện đường. Trước tình hình đó, ngay trong ngày, Ủy ban Khởi nghĩa huyện Can Lộc đã huy động nhân dân đứng lên giành chính quyền trong toàn huyện.
5e08f89207fa09613365505039a18af1.jpg

Thanh niên huyện Can Lộc biểu diễn văn nghệ trước tượng đài Xô-viết Nghệ Tĩnh (thị trấn Nghèn). Ảnh: nhandan.com.vn

Từ thành công của khởi nghĩa giành chính quyền ở Can Lộc, Ủy ban Khởi nghĩa đã ra lệnh khởi nghĩa trong toàn tỉnh và chỉ đạo 2 huyện Cẩm Xuyên (do đồng chí Nguyễn Hữu Thái làm Chủ tịch), Thạch Hà (do đồng chí Phan Thao làm Chủ tịch; đồng chí Phan Nguyên Trị làm Bí thư) nhanh chóng giành chính quyền vào ngày 17/8/1945 để phối hợp và hậu thuẫn cho thị xã Hà Tĩnh giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Sáng 18/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa gửi thư cho đơn vị quân Nhật ở thị xã Hà Tĩnh yêu cầu không được can thiệp vào công việc nội bộ của tỉnh, đồng thời, huy động nhân dân kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng, buộc Tỉnh trưởng Hà Tĩnh là Hà Văn Đại đầu hàng.
Chính quyền cách mạng lâm thời ở Hà Tĩnh được thành lập do đồng chí Trần Hữu Duyệt làm Chủ tịch. Gần trưa ngày 18/8/1945, nhân dân khắp nơi kéo về sân vận động thị xã Hà Tĩnh dự buổi lễ trọng thể tuyên bố cuộc tổng khởi nghĩa thành công và ghi nhận sự ra đời của chế độ mới. Sau khi giành được chính quyền ở tỉnh lỵ, lần lượt các huyện trong tỉnh nổi dậy giành chính quyền. Ngày 25/8, đồng chí Nguyễn Văn Tám làm Chủ tịch mới thay thể đồng chí Trần Hữu Duyệt.
Ngày 19/8/1945, nhận được Thông tri của Việt Minh, Uỷ ban khởi nghĩa Nghi Xuân do đồng chí Lê Tĩnh làm Chủ tịch đã lập tức chuyển mít tinh thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Uỷ ban Việt Minh Hương Sơn vận động quần chúng biểu tỉnh, thị uy kéo đến chiếm đồn lính bảo an, giành chính quyền ở huyện và tiến tới giành chính quyền ở các xã.
Hương Khê là một huyện xa trung tâm nên thông tin nhận được chậm, đến ngày 21/8/1945, được sự giúp sức của cán bộ và lực lượng của Uỷ ban khởi nghĩa phân khu Nam Hà, Uỷ ban khởi nghĩa huyện do đồng chí Nguyễn Tuy làm Chủ tịch huyện đã tổ chức quần chúng kéo đến tước khí giới đồn Chu Lễ, tiếp quản huyện lỵ, chỉ đạo các địa phương khởi nghĩa giành chính quyền.

4. Quảng Nam
Ngày 15.8.1945, Tỉnh ủy đang họp bàn kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa mọi mặt cho chuẩn bị khởi nghĩa thì nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh. Căn cứ vào thời cơ khởi nghĩa trong bản Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra ngày 12.3.1945, Tỉnh ủy quyết định không chờ đợi các nơi và lệnh của Trung ương, lập tức thành lập ngay Ủy ban bạo động (Ủy ban khởi nghĩa), gấp rút huy động toàn dân kịp thời bạo động giành chính quyền.
Đêm 17.8, do nhận thấy tình hình biến chuyển thuận lợi, Thường trực Ủy ban bạo động báo cáo và được Thường trực Tỉnh ủy quyết định khởi nghĩa ngay. Lệnh khởi nghĩa được phát đi trong đêm, nhấn mạnh: “Vận mạng lịch sử của cả dân tộc ta ngàn năm có một, toàn thể đồng bào ái quốc, tất cả chiến sĩ cứu quốc, các cấp bộ Việt Minh trong toàn tỉnh, hãy võ trang bạo động giành chính quyền về tay nhân dân, hãy hy sinh vì Tổ quốc, xông vào chiếm lĩnh tòa công sứ, tỉnh đường, các phủ huyện đường, các đồn binh, công thự..., bắt bọn bù nhìn tay sai và bảo an binh đầu hàng nạp khí giới cho cách mạng, diệt trừ bọn Việt gian phản quốc, giành toàn thắng về tay nhân dân”.
images1468492_LN_1.jpg

Nhân dân Quảng Nam xuống đường đấu tranh (tranh vẽ của baodanang.vn)

Được sự thống nhất của Thường trực Ban bạo động tỉnh, trong đêm 17 rạng sáng ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa tại Hội An diễn ra. 05h sáng ngày 18/8, quân khởi nghĩa chiếm xong đồn Bảo an, sau đó bao vây toàn tỉnh trưởng, bắt tên tỉnh trưởng Hội An là Tôn Thất Giáng giao nộp ấn tín, tài liệu, sổ sách. Chính quyền tay sai ở Hội An sụp đổ hoàn toàn. 6 giờ sáng ngày 18/8/1945, nhân dân Hội An được chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước dinh tỉnh trưởng, chứng kiến thắng lợi hoàn toàn của nhân dân tỉnh lỵ. Tin tỉnh lỵ Hội An giành chính quyền thắng lợi khích lệ mạnh mẽ lực lượng khởi nghĩa các phủ, huyện tiến lên.
Tại phủ Tam Kỳ, trong ngày 18-8-1945, theo kế hoạch của Ủy ban bạo động phủ, lực lượng tự vệ vũ trang chiếm đồn Thương Chánh Hiệp Hòa (nay thuộc thôn An Hải Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành). Chiều ngày 18-8, đoàn xe lực lượng vũ trang tỉnh từ Hội An do đồng chí Võ Toàn (tức Võ Chí Công) dẫn đầu đã vào đến Tam Kỳ, phối hợp với lực lượng tự vệ vũ trang của phủ chiếm đồn Đại Lý, bắt tên đồn trưởng gian ác, thu toàn bộ súng đạn, sau đó chuyển lên chiếm phủ lỵ. Quần chúng các mũi kéo vào tràn ngập phủ đường. Đồng chí Khưu Thúc Cự thay mặt Ủy ban bạo động thu nhận giấy tờ, con dấu do Tri phủ Tam Kỳ là Trần Kim Lý giao nộp. Tối 18-8-1945, chính quyền ở phủ Tam Kỳ đã về tay nhân dân.
hd-1.jpg

Ảnh chính quyền cách mạng lâm thời của Quảng Nam trong tháng 8/1945. Nguồn: hoianheritage.net

Trong ngày 18-8-1945, các phủ, huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Tiên Phước, Đại Lộc giành được chính quyền ở phủ, huyện lỵ. Ngày 22-8-1945, tại Hòa Vang, Ban bạo động huyện đột nhập vào huyện đường bắt tên tri huyện Ngô Khắc Trâm (huyện Cẩn) đầu hàng, giao nộp tài liệu. Ngày 24/8, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời của huyện Hòa Vang do đồng chí Lâm Quang Thự đứng đầu đã ra mắt toàn dân huyện

bai-3-anh-3-da-nang-4read-only-15358046755462086984111.jpg

Hình ảnh các đồng chí trong Ban bạo động khởi nghĩa giành chính quyền tại Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1945 được trưng bày tại bảo tàng. Người đứng giữa là ông Lê Văn Hiến - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG (chụp lại tư liệu) (nguồn ảnh: tuoitre.vn)



Tài liệu tham khảo:
1. ccbook.vn
2. tenguoidepnhat.net
3. haiduongdost.gov.vn
4. truongchinhtri.haiduong.org.vn
5. baohatinh.vn
6. hatinh.dcs.vn
7. baoquangnam.vn
8. quangnam.dcs.vn
9. baodanang.vn
10. hoianheritage.net
11. truongchinhtri.haiduong.org.vn
Lần sau cho phông chữ dễ đọc chút anh ơi!

Cách mạng tháng 8 thành công, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam..
 
Top Bottom