Văn 9 Ôn tập các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cùng ôn lại một số kiến thức về biện pháp tu từ nhé!
A, NHẮC LẠI KIẾN THỨC:
I, SO SÁNH:

* Đặc điểm: Đối chiếu sự vật, hiện tượng A với hiện tượng B và dùng B để hiển A.
* Nhận biết: Như, la, tựa như, bằng...
* Tác dụng:
- Tăng tính gợi hình.
- Tăng giá trị biểu cảm cho diễn đạt.
* Ví dụ:
Cầu cong như chiếc lược ngà.
- Nhận diện: Câu thơ sử dụng phép so sánh. So sánh chiếc cầu giống như là chiếc lược ngà.
- Hiệu quả:
+ Tăng tính gợi hình: người đọc hình dung cụ thể dáng của cây cầu mềm mại, duyên dáng, trữ tình.
+ Giá trị biểu cảm: Khẳng định dự quý giá của cây cầu, từ đó thấy được tình cảm yêu mến của tác giả.
II, NHÂN HÓA:
* Đặc điểm: Cách dùng từ ngữ vốn để miêu tả hoạt động, tính chất của con người để miêu tả sự vật.
* Tác dụng: Làm cho sự vật, sự việc hiện lên gần gũi, sống động, có hồn.
* Ví dụ:' Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.
- Nhân diện: Nhân hóa con đò có đặc điểm như con người. Đó là lười biếng.
- Hiệu quả: Làm cho hình ảnh con đò hiện lên thật gần gũi, sống động và cụ thể hệt như con người vậy. Phép nhân hóa còn tô đậm không gian một chiều quê yên bình, vắng lặng.
III, ẨN DỤ:
* Đặc điểm: Thực chất là so sánh ngầm, dùng sự vật B để gọi sự vật A (A ẩn).
* Tác dụng: Tăng tính hàm súc cho lời diễn đạt, tăng tính giá trị tạo hình, biểu cảm.
* Các loại ẩn dụ:
  1. Ẩn dụ hình tượng. Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm.
  2. Ẩn dụ cách thức. Ví dụ: Về thăm quê Bác làng sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. -) Chỉ hàng râm bụt đỏ rực-) sức sống mạnh mẽ-) thể hiện cái tình cảm với quê hương Bác.
  3. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: dùng từ chỉ cảm giác này để miêu tả cảm giác khác. Ví dụ: Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng.
IV, HOÁN DỤ:
* Đặc điểm: Lấy từ chỉ sự vật B để gọi thay cho sự vật A, dựa trên mối quan hệ đi đôi, gần gũi giữa chúng trong thực tế.
* Tác dụng: Cũng giống Ẩn dụ. Tăng tính hàm súc cho lời diễn đạt, tăng tính giá trị tạo hình, biểu cảm.
* Các loại hoán dụ:
  1. Lấy bộ phận chỉ toàn thể.
  2. Lấy vật chứa gọi vật bị chứa.
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật.
  4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
*LƯU Ý: Giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ:
Ẩn DụHoán Dụ
GiốngĐều lấy sự vật, hiện tượng này gọi tên sự vật, hiện tượng khác
KhácCơ chết hoạt động của AAD là dựa trên sự vật, hiện tượng tương đồng giữa B và A về một phương diện nào đó và có chuyển trường nghĩa của từ.Còn cơ chế hoạt động của HD là dựa trên sự liên tưởng tương cận(gần gũi của hai sự vật, hiện tượng)
[TBODY] [/TBODY]
B, BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Nhận diện và phân tích hiệu của của các phép tu từ, từ vựng trong các ngữ liệu sau:
  1. Những hòn đảo long lanh như ngọc dát.
  2. Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu.
  3. Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây/ Hỡi cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về nhà.
  4. Chồng ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người.
  5. Người thương ơi cho em hắn một điều/ Dẫu mà mai quán chiều lều cũng ưng.
Trước hết cũng luyện tập với 5 ngữ liệu đơn giản nhé!
 
Last edited by a moderator:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Giờ thì cùng bắt tay vào giải 5 ngữ liệu trên nhé!
1,Những hòn đảo long lanh như ngọc dát.
- Nhận diện: So sánh sự long lanh của hòn đảo giống như được dát bằng ngọc.
- Hiệu quả:
+ Tăng tính gợi hình: Người đọc hình dung được vẻ đẹp của hòn đảo với sắc xanh, bao phủ, vợi lên sức sống. Nhấn mạnh giá trị của hòn đảo.
+ GTBC: Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca và tự hào về biển đảo quê hương.
2,
Giấy đỏ buồn không th
- Nhận diện: Hai câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa. Giấy biết buồn, nghiên biết sầu.
- Tác dụng: Sự vật, hiện tượng giấy và mực hiện lên sinh động và có hồn. Thực chất là tâm trạng của tác giả là buồn, là nuối tiếc về sự huy hoàng nay chỉ còn sót lại.
Trên trời mây trắng như bông/ Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây/ Hỡi cô má đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về nhà.
- Nhận diện: So sánh mây trên trời như bông trên đồng và ngược lại. Đây là phép so sánh chéo, so sánh hợp nhất đội bông- đội mây.
- Tác dụng:
+ GTTH: tạo ấn tượng về độ ngập tràn màu trắng hiện hữu trong một không gian cao rộng. Từ đó nhấn mạnh về một mùa bội thu.
+GTBC: Biểu đạt niềm vui của người lao động trước thành quả của mình.
Chồng ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người.
- Nhận diện: Hoán dụ. Áo rách chỉ người nghèo. Áo xông Hương là có chức có quyền.
- Hiệu quả: tăng tính hàm súc, tính biểu cảm thể hiện tình yêu của người vợ dành cho chồng.
+ Là sự thủy chung không bị những giá trị vật chất làm cho thay đổi.
+ Phẩm chất đẹp đẽ đáng quý của người lao động khiến chúng ta trân trọng.
Người thương ơi cho em hắn một điều/ Dẫu mà mai quán chiều lều cũng ưng
- Nhận diện: Huán dụ. Mai Quán chiều lều: một cuộc sống nghèo khổ không ổn định.
- Hiệu quả: mang tính hàm súc.
+ Tăng tính tạo hình biểu cảm.
+ Thể hiện sự quyết tâm trong tình cảm của cô gái dù cuộc sống vất vả khó khăn trong chiều nhưng cũng làm không làm mất tình cảm của cô gái dành cho chàng trai.
Bây giờ chúng ta cùng đến với 1 ngữ liệu mới:
1/Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mãi đi tìm.
2/ Hai ba năm nay Rừng Xà Nu vẫn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng.
Giải:
1/
- Nhận diện: sử dụng ẩn dụ trúc và mai ở trong bài để chit hai người bởi trong thực tế trúc và mai thường gắn bó, thường đi đôi với nhau giống như sự gắn bó không khí trong tình yêu đôi lứa.
- Hiệu quả:
+ Tăng tính hàm súc cho lời diễn đạt.
+ Tăng tính tạo hình cho lời thơ.
+ Tăng giá trị biểu cảm đó là nỗi nhớ thương của chàng trai đối với cô gái đến mức phải đi tìm đồng thời đây cũng là cách diễn đạt tình cảm khéo léo tế nhị.
2/
- Nhận diện: sử dụng phép tu từ nhân hóa để nhân hóa Rừng Xà Nu đang che chở cho làng.
- Hiệu quả: người đọc hình dung ra Cánh Rừng Xà Nu hiện ra gần gũi sinh động có hồn như một con người khổng lồ.
+ Tăng tính biểu cảm, nhấn mạnh sức sống mãnh liệt, tinh thần thiên ngang bất khuất dũng cảm dẻo dai của Rừng Xà Nu để che chở bảo vệ cho dân làng khỏi đạn đại bác. Thực chất, tác giả muốn ca ngợi ý chí kiên cường bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Thể hiện tính chất khắc nghiệt của chiến tranh.
Nếu các bạn có những ngữ liệu hay thì hãy gửi vào đây để mọi người cùng tham khảo nhé!
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Xin lỗi topic nhé!
Giờ chúng ta cùng đến với một loạt các bài tập về ẩn dụ và hoán dụ nhé!
P/S: Mình sưu tầm trên Internet nha!
 

Attachments

  • Bài tập ẩn dụ, hoán dụ- sưu tầm..docx
    19.2 KB · Đọc: 32
Top Bottom