Nhưng em đã nói là đi thi đâu có đc dùng máy tính ?
Vậy cách của anh trong phòng thi là ko hợp lí rồi.
Uh oh, mình không đọc được dòng đó. Bài này nếu được cầm máy tính thì quá đơn giản rồi, nhỉ?
Dù đã "lỡ" giải ra bằng Casio và "lỡ" đọc đáp án nên giờ, mình có phân tích gì cũng quá muộn. Nhưng mình có niềm tin vào 2 thứ:
- Các bài giải phương trình mà không được dùng Casio sẽ có cách giải tinh tế.
Nói cách khác: khi tác giả tạo ra 1 bài như vậy, người ta không tùy ý viết nên một phương trình mà suy ra phương trình đấy từ 1 hay nhiều phương pháp giải nào đó. Truy ngược quá trình đó là nhiệm vụ của bạn.
Còn nếu đang giải phương trình mà đâu đó xuất hiện một phương trình bậc 3, bạn sẽ dùng công thức Cardano để giải nó? Không, nếu là mình mình sẽ nguyền rủa người ra đề kiểm tra lại bài làm hoặc đi hướng khác nếu cần thiết.
- Có niềm tin thì sẽ giải được.
Bạn phải có ý tưởng, dựa trên kinh nghiệm, suy nghĩ một số phương pháp giải cổ điển hay quan sát các quy luật trong phương trình thì mới có cơ hội giải được nó. Quan trọng hơn hết là có niềm tin vào việc bạn giải được. (Trong một cuộc thi lớn, xác suất đề sai là quá thấp!)
Trong bài toán của bạn, nếu nhìn kỹ lời giải thì có thể thấy:
- Phương pháp gì? Đây là phương pháp đặt ẩn phụ không hoàn toàn để đưa về hệ đối xứng.
- Phương trình đặc biệt thế nào? Chỉ có một căn thức, các bậc ở hai vế và trong căn có gì đó "lạ lạ":
Nếu đặt $u$ bằng căn thức thì $VT$ pt bậc 2, $VP$ pt "giống" bậc 3. Khi lấy $u^2 = \ldots$ thì $VT$ cũng bậc 2, $VP$ cũng bậc 3. Từ đó nảy ra ý tưởng đặt ẩn phụ không hoàn toàn và đưa về hệ đối xứng(?)
Tóm lại, có niềm tin, kinh nghiệm thì sẽ có ý tưởng và giải được phương trình thôi bạn
