Hóa Bài tập tổng hợp các định luật bảo toàn

anthienhoang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2019
10
16
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Part 1
Câu 1: Hỗn hợp X gồm FeO, [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] và [tex]Fe_{3}O_{4}[/tex]. Cho m gam X vào dung dịch [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] loãng dư thu được dung dịch Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.
- Phần I tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch [tex]KMnO_{4}[/tex] 0,5M
- Phần II hòa tan tối đa 6,4 gam Cu.
Tính giá trị của m
Đáp án: m = 104 g
Câu 2: Hòa tan hết 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu bằng dung dịch [tex]HNO_{3}[/tex] thu được dung dịch X 4,48 lít khí NO (đktc). Thêm từ từ 3,96 gam kim loại Mg vào hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 224 ml khí NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của [tex]N^{+5}[/tex] trong các phản ứng. Tính m.
Đáp án: m = 6,4 g
Câu 3: Cho m g hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư, phản ứng kết thúc thu được 3,024 lít khí (đktc) dung dịch A và 0,54 g chất rắn không tan. Cho 110 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A thu được 5,46 g kết tủa. Tính m
Đáp án: m = 8,85 g
Câu 4: Cho 9,6 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol [tex]Cu(NO_{3})_{2}[/tex] và 0,3 mol [tex]Fe(NO_{3})_{3}[/tex]. Phản ứng kết thúc, tính khối lượng chất rắn thu được.
Đáp án: m = 15,6 g [tex]\left\{\begin{matrix}Cu:0,2 mol\\Fe:0,05 mol\end{matrix}\right.[/tex]
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Mg trong dung dịch [tex]HNO_{3}[/tex] thu được dung dịch X và 448 nl khí [tex]N_{2}[/tex] (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m.
Đáp án: m = 31,6 g [tex]\left\{\begin{matrix}Mg(NO_{3})_{2} :0,2 (mol)\\NH_{4}NO_{3} : 0,025 (mol)\end{matrix}\right.[/tex]
Câu 6: Hòa tan hết m gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, [tex]Al_{2}O_{3}[/tex] và MgO bằng 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí [tex]H_{2}[/tex] (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 88,7 gam muối khan. Tính m.
Đáp án: m = 26,5 g
Câu 7: Lấy 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO và [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] (với số mol bằng nhau) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HI dư thu được dung dịch X. Cô cạn X được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch [tex]AgNO_{3}[/tex] dư thu được kết tủa. Tính m.
Đáp án: m = 17,34 g [tex]\left\{\begin{matrix}AgI : 0,06 mol\\Ag:0,03 mol\end{matrix}\right.[/tex]
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít [tex]CO_{2}[/tex] (đktc) và 23,4 gam [tex]H_{2}O[/tex]. Mặt khác, 0,45mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Tính m.
Câu 9: Hòa tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch [tex]HNO_{3}[/tex] loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Tính V.
Câu 10: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với 1,8 lít khí [tex]HNO_{3}[/tex] 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A (không chứa muối amoni) và 13,44 lít hỗn hợp khí NO và [tex]NO_{2}[/tex] ở (đktc) và 4m/15 gam chất rắn. Tính m
Đáp án: m = 48 g
Câu 11: Hòa tan hết 16 gam hỗn hợp Fe và C vào dung dịch [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] đặc nóng thu được V lít khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn X thu được 40 gam muối. Tính V
Đáp án: V = 33,6 lít
Câu 12: Hòa tan hết 31, 2 gam hỗn hợp Fe, FeO, [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex] vào 800 ml dung dịch [tex]HNO_{3}[/tex] 2M vừa đủ thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 9,6 gam Cu. Tính V
Đáp án: V = 6, 72 lít
 

phamthimai146

Học sinh xuất sắc
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
18 Tháng năm 2012
6,471
5,265
1,049
29
Câu 12: Hòa tan hết 31, 2 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3_vào 800 ml dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 9,6 gam Cu. Tính V
Đáp án: V = 6,

Qui X gồm a, b mol Fe, O => 56a + 16b = 31,2. (1)
Mol Cu = 0,15
Xét toàn bài thì Fe cho Fe2+, thu được Fe(NO3)2 a mol, Cu(NO3)2 0,15 mol
Gọi x là mol NO,
bảo toàn mol e: 2a + 2*0,15 = 3x + 2b. (2)
Bảo toàn mol N: 2a + 0,3 + x = 0,8*2 = 1,6 => 2a + x = 1,3 . (3)

(1)(2)(3) => x = 0,3 => a = 0,5 và b = 0,2
=> V = 6,72 lít

Câu 11: Hòa tan hết 16 gam hỗn hợp Fe và C vào dung dịch H2SO4H2SO4H_{2}SO_{4} đặc nóng thu được V lít khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn X thu được 40 gam muối. Tính V
Đáp án: V = 33,6 lít

Gọi a, b là mol Fe, C => 56a + 12b = 16
Muối Fe2(SO4)3 0,5a => mol muối = 0,5a = 40/400 = 0,1 => a = 0,2 và b = 0,4
Gọi x, y là mol CO2 và SO2
Mol CO2 = mol C => x = 0,4
Bác toàn mol e: 2y = 3*0,2 + 0,4*4 => y = 1,1
=> mol khí = 1,1 + 0,4 = 1,5 => V = 33,6
 

Kinoshita Joshiro

Trùm vi phạm
Thành viên
13 Tháng sáu 2019
68
170
21
14
Bình Phước
Trường THPT Lộc Ninh
Câu 9:
số mol Al=0,16 nên khối lượng Al(NO3)3=34,08
số mol NH4NO3=(35.52-34.08)/80=0.018
khối luợng Al=27*(3*số mol NO/3 +8*số mol NH4NO3/3)
Thay số vào ta được số mol NO=0.112---->V=2,5088
 

anthienhoang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2019
10
16
21
Part 2
Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp [tex]m_{1}[/tex] gam [tex]Fe(NO_{3})_{2}[/tex] và [tex]m_{2}[/tex] gam [tex]Al(NO_{3})_{3}[/tex] thu được hỗn hợp khí X. Trộn hỗn hợp khí X với 112 ml khí [tex]O_{2}[/tex] (đktc) được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí Y vào 3,5 lít khí [tex]H_{2}O[/tex] (không thấy có khí thoát ra) được dung dịch có pH = 1,7. Tính [tex]m_{1},m_{2}[/tex].
Đáp án: [tex]\left\{\begin{matrix} m_{1} = 3,6(gam)\\ m_{2} = 2,13(gam) \end{matrix}\right.[/tex]
Câu 14: Cho 5,12 gam đồng phản ứng hoàn toàn với 50,4 gam dung dịch [tex]HNO_{3}[/tex] 60% thu được dung dịch X. Hãy xác định nồng độ % của muối tan trong X biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 2M vào X rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 41,52 gam chất rắn.
Đáp án: %[tex]Cu(NO_{3})_{2} = \frac{15,04}{50,4 + 5,12-0,04(30+46)}=28,66[/tex]
Câu 15: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] và [tex]HNO_{3}[/tex] thu được dung dịch X và 4,48 lít khí NO. Thêm tiếp [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO nữa và dung dịch Y (khí NO là sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch Y hòa tan vừa hết 8,32 gam Cu không khí bay r (các khí đo ở đktc). Tính m.
Đáp án: m = 16,24 g
Câu 16: Cho 4,8g [tex]Br_{2}[/tex] nguyên chất vào dung dịch chứa 12,7g [tex]FeCl_{2}[/tex] thu được dung dịch X. Cho dung dịch[tex]AgNO_{3}[/tex] dư vào dung dịch X thu được a (g) hết tủa. Tính a.
Đáp án: m = 44,3 g
Câu 17: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg, 0,35 mol Fe phản ứng với V lít [tex]HNO_{3}[/tex] 2M, thu được hỗn hợp X gồm 0,05 mol [tex]N_{2}O[/tex], 0,1 mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Tính V.
Đáp án: V = 0,575l
Câu 18: Lấy 2 mẫu Al và Mg đều nặng m gam cho tác dụng với dung dịch [tex]HNO_{3}[/tex] dư, để phản ứng xảy ra hoàn toàn:
- Với mẫu Al: thu được 1,344 lít khí X và dung dịch chứa 52,32 gam muối
- Với mẫu Mg: thu được 0,672 lít khí X và dung dịch chứa 42,36 gam muối
Biết X là khí nguyên chất, các khí đo ở đktc. Xác định m.
Đáp án: m = 6,480 g
Câu 19: Cho m gam Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp [tex]AgNO_{3}[/tex] 0,2M và [tex]Fe(NO_{3})_{3}[/tex] 2M thì khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Xác định m?
Đáp án: m = 15
Câu 20: Lấy 3,48 gam [tex]Fe_{3}O_{4}[/tex] cho tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch HCl 1,28M thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch [tex]AgNO_{3}[/tex] dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy hoàn toàn, sản phẩm khử [tex]N^{+5}[/tex] là NO (nếu có). Xác định m?
Đáp án: [tex]\left\{\begin{matrix}4H^{+} + NO^{-} + 3e \rightarrow NO +2H_{2}O\\n_{H^{+}}^{dư} = 0,128 - 2.0,015.4 = 0,008\end{matrix}\right.\rightarrow n_{c}= 0,006 \rightarrow n_{Ag}= 0,015 -0,006 = 0,009 (mol)[/tex]
[tex]m_{AgCl} +0,009.108 = 19,34[/tex] (gam)
Câu 21: Cho m gam [tex]P_{2}O_{5}[/tex] [tex]P_{2}O_{5}[/tex] vào lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X thu được 35,4 gam hỗn hợp muối khan. Tính m.
Đáp án: m = 14,2g
Câu 22: Cho một mẫu kim loại R tan hoàn toàn trong 200ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch X và 2,016 lít [tex]H_{2}[/tex] (đktc). Cho dung dịch [tex]AgNO_{3}[/tex] dư vào trong dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Tính m. (Biết AgOH không tồn tại, trong nước tại thành [tex]Ag_{2}O[/tex])
Đáp án: m =23,63 g
vì bài viết bị lỗi, nên mình chỉ đăng được tới câu 22 thôi, từ câu 23 -> câu 25 mình sẽ chuyển sang Part 3, mong mọi người thông cảm
 

anthienhoang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2019
10
16
21
(bổ sung cho Part 2)
Câu 23: Cho m gam hỗn hợp Al, [tex]Al_{2}O_{3}[/tex], [tex]Al(OH)_{3}[/tex] tác dụng với dung dịch [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] 19,6% vừa đủ thu được dung dịch X có nồng độ % là 21,302% và 3,36 lít [tex]H_{2}[/tex] (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 80,37 gam muối khan. Tính m.
Đáp án: m = 25,08 g
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm [tex]FeS_{2}[/tex], [tex]Fe_{3}O_{4}[/tex] bằng 1 lít dung dịch [tex]HNO_{3}[/tex] aM, vừa đủ thu được 14,336 lít hỗn hợp khí gồm NO và [tex]NO_{2}[/tex] có tỉ khối so với hiđro bằng 18 và dung dịch chứa 82,08 gam muối. Tính a.
Đáp án: a = 1,35 M
Câu 25: Cho 12(g) hỗn hợp Fe và Cu tỷ lệ mol 1:1 vào 200ml dung dịch chứa HCl 2M và [tex]HNO_{3}[/tex] 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, khí NO và 1 phần kim loại không tan. Lấy toàn bộ dung dịch A cho tác dụng với lượng dư dung dịch [tex]AgNO_{3}[/tex] [tex]AgNO_{3}[/tex], thu được m(g) kết tủa. (Biết sản phẩm khử của [tex]N^{+5}[/tex] tạo ra NO duy nhất). Tính m.
Đáp án: m = 60,1 g[tex]\left\{\begin{matrix} Ag:0,025(mol)\\ AgCl:0,4(mol) \end{matrix}\right.[/tex]

Part 3
Câu 1.(Chuyên Hà Nam - 2014) Hỗn hợp X gồm KCl và [tex]KClO_{3}[/tex]. Người ta cho thêm 10 gam [tex]MnO_{2}[/tex] vào 39,4 gam hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt đọ cao được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung dịch [tex]AgNO_{3}[/tex] lấy dư thu được 67,4 gam chất rắn.Lấy 1/3 khí P sục vào dung dịch chứa 0,5 mol [tex]FeSO_{4}[/tex] và 0,3 mol [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] thu được dung dịch Q. Cho dd [tex]Ba(OH)_{2}[/tex] lấy dư vào dung dịch Q thu được X gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn, tính X.
Đáp án: X = 238,2 [tex]\left\{\begin{matrix} BaSO_{4}:0,8(mol)\\ Fe(OH)_{3}:0,4(mol) \\ Fe(OH)_{2}:0,1(mol) \end{matrix}\right.[/tex]
Câu 2: (Chuyên Hà Nam - 2014) Cho 0.4 mol Fe tan hết vào dung dịch chứa 0,65 mol [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] loãng thu được dung dịch Y. Sục tiếp vào dung dịch Y 0,08 mol [tex]O_{2}[/tex] thu được dung dịch Z. Cho 1/2 dung dịch Z tác dụng với dung dịch [tex]Ba(OH)_{2}[/tex] lấy dư kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính x.

Đáp án: x = 96,445 g
Câu 3: (Chuyên Hà Nam - 2014) Hấp thụ hết x lít [tex]CO_{2}[/tex] ở đktc vào một dung dịch chứa 0,4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol [tex]K_{2}CO_{3}[/tex] thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch [tex]BaCl_{2}[/tex] thu được 39,4 gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính x.
Đáp án: x = 20,16 lít
Câu 4: (Chuyên Hà Nam - 2014) Hỗn hợp X (Na, K, Ba) trong X có số mol của Ba bằng một nữa số mol của hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tan hết trong [tex]H_{2}O[/tex], thu được dd Y và khí [tex]H_{2}[/tex]. Cho toàn bộ khí [tex]H_{2}[/tex] tạo ra đi qua một ống chứa 0,3 mol CuO và 0,2 mol FeO nung nóng, sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn trong ống. Đem toàn bộ dd Y cho vào một dung dịch chứa 0,2 mol HCl; 0,02 mol [tex]AlCl_{3}[/tex] và 0,05 mol [tex]Al_{2}(SO_{4})_{3}[/tex] thu được y gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Tính Y
Đáp án: y = 41,19g
 
Top Bottom