- 25 Tháng mười một 2018
- 466
- 313
- 76
- 20
- Hà Tĩnh
- Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung


Chỉ có thân bài thôi nha ^^ 
1. Cao điểm
Không gian làm bối cảnh câu chuyện là một cao điểm. ( nếu đề ra về nhân vật Phương Định thì: không gian nơi PĐ làm việc là một cao điểm) Trong chiến tranh đó là nơi dễ phát hiện nhất khi kẻ thù trinh sát, là nơi hứng chịu mưa bom bão đạn. "Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó han gỉ nằm trong đất." Sự sống bị hủy diệt khủng khiếp, chiến trường khốc liệt, đất đá cây cối ngổn ngang. Hình ảnh gợi lên những tổn thương từ mặt đất mỗi ngày và chưa bao giờ lành lặn. Bom đạn cày xới dày đặc. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã miêu tả cái chết còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Còn Lê Minh Khuê với giọng văn hài hước dí dỏm "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom." Cái chết lạnh lùng bất ngờ mà đôi khi ta nhận ra nhưng không thể tránh được. Giọng kể nhanh, hồi hộp. Những câu văn ngắn. Người lính nơi đây luôn luôn phải ở trong một tâm thế sẵn sàng, vội vã, không khí ở trên cao điểm ngột ngạt. Mùi khói bom đặc quánh, nồng nặc. Máy bay mỗi ngày đều đến đây nạo vét sự im lặng của núi rừng. Đạn xé toạc không khí và rít lên đầu. Sự sống và cái chết mong manh. " Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ì ầm xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ." Lê Minh Khuê muốn nhấn mạnh sự dữ dội và ghê gớm của bom đạn. Biện pháp liệt kê" khói", "không khí", " máy bay", " thần kinh con người" ," nhịp tim",... Nhà văn muốn nói thế hệ trẻ mỗi ngày đang giẫm lên cái chết. Họ vẫn thấy căng thẳng, đó là bản năng vốn có của con người, là rùng mình, tim đập loạn nhịp mặc dù mỗi ngày đã quen thuộc.
2. Các cô gái trên cao điểm
Những cô gái trên cao điểm Nho, Phương Định, chị Thao tuổi đời còn rất trẻ, vừa mới tạm biệt mái trường, rời xa biết bao ước mơ, bỏ lại sau lưng người mẹ kính yêu, một góc nhỏ nơi căn gác xép quen thuộc, con phố dài hun hút trong đêm. ba năm ở chiến trường gắn bó với con đường Trường Sơn 559 đã tôi luyện cho những cô gái lòng quả cảm, ý chí kiên cường, bản lĩnh, kinh nghiệm. Điểm chung của những cô gái ấy là hồn nhiên, trong sáng, yêu đời, lạc quan, tâm hồn luôn luôn lãng mạn cùng với nhiệt huyết cháy bỏng đam mê của tuổi trẻ. Bom đạn không thể giết chết những mơ ước về tương lại mà càng làm giàu thêm trải nghiệm. nhiệm vụ của các cô gái " Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom." Công việc nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng bất kì lúc nào, phơi mình dưới cái nhìn cú vọ của máy bay địch chuyên săn lùng cái chết. Từng cấp độ của công việc tăng dần, nếu không giữ cho mình một thái độ sống tích cực thì sẽ dễ dàng buông xuôi và bỏ cuộc.Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, giữ huyết mạch con đường ra mặt trận và tất cả cho tiền tuyến.
Nhớ là một cô gái nhỏ tuổi nhất. Vào chiến trường vẫn còn mang theo những nét hồn nhiên vô tư của con trẻ. Nhỏ cũng có ước mơ riêng của mình về ngày mai khi đã im tiếng súng. nét đáng yêu của cô gái ấy là sự tinh nghịch bên trong vẻ bề ngoài trắng trẻo và mềm mại như một que kem. Tiếp xúc với nhân vật ấy, ta có cảm giác như được trẻ ra, gần gũi và thân thương.
Chị Thao- người lớn tuổi, tiểu đội trưởng chín chắn, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh. Cũng giống như bao cô gái khác, chị lạc quan tâm đến hình thức của mình " lông mày tỉa nhỏ bằng cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu", thật đáng yêu, con người ấy đằng sau mỗi ngày làm việc vất vả, những giọt mồ hôi rơi ở chiến trường, ở trong hang đá, trở về cuộc sống đời thường lại là sự giản dị chân chất. Đến cái mơ ước về tương lai cũng vô cùng thiết thực. Gan dạ và dũng cảm khi phá bom nhưng lại sợ máu và vắt.
Phương Định là cô gái Hà Thành, mang theo vẻ đẹp thanh lịch của người Tràng An. Kí ức của cô là những gì đẹp đẽ nhất được lưu lại của tuổi mới lớn. thành phố như chưa bao giờ nhạt nhòa; tiếng rao của bà bán xôi mỗi sáng, bọn trẻ con sút những quả bóng vô tội vạ, thành phố sau cơn mưa đẹp bình yên đến lạ. Có lẽ dòng hồi tưởng là thứ đã giúp Định và những cô gái xoa dịu tâm hồn mình trong cái nóng bỏng và tàn khốc của chiến tranh. Nhà văn hóa thân vào nhân vật để kể chuyện, xưng tôi. Nhân vật tôi trực tiếp kể chuyện và bộc lộ cảm xúc. Mọi biến đổi ở chiến trường được tái hiện tường tận, sinh động và cụ thể. Là một cô gái xinh xắn, bím tóc dày và mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, tự ý thức được mình là tâm điểm của đám đông mà vẫn giữ được vẻ kiêu sa nhưng lại rất gần gũi. Sự ngưỡng mộ của Phương Định không phải dành cho chính mình mà là những người lính có ngôi sao trên mũ.
* Tâm trạng Phương Đinh lúc phá bom
Những cảm giác nhỏ nhất được miêu tả tinh tế " Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng." hình ảnh so sánh lưỡi xẻng chạm vào quả bom và cảm giác" gai người". Những cảm giác từ bên trong của sự sợ hãi đã được che lấp nhưng không thể giấu hết. Phá bom mỗi ngày nhưng mỗi lần đối diện lại là một lần hồi hộp lo lắng. tất cả các tính toán phải tỉ mỉ chính xác, làm thế nào để bom nổ, vượt qua được cái chết. Cả những lúc nếu không nổ thì phải tính toán những phương án tiếp theo. Tất cả chỉ xảy ra trong một khoảng khắc ngắn nhất. sự phối hợp giữa đồng đội, sự thông minh nhạy bén và cả trực giác của người lính. Chiến tranh, gan dạ và dũng cảm thôi chưa đủ, các cô gái trên tuyến đường Trường Sơn chưa trực tiếp ra mặt trận. Con đường ấy cũng đủ để thế hệ trẻ cống hiến và thử thách bản lĩnh của bản thân mình. Bên cạnh sự thông minh, gan dạ và dũng cảm. Nhân vật Phương Định còn toát lên tinh thần đồng đội. Thật cảm động khi người đọc hình dung chị chăm sóc cho Nho cẩn trọng, tỉ mỉ, nâng niu và giữ gìn. Một sự tận tụy, dịu dàng như người mẹ.
Đối với nhân vật Phương Định, những khoảnh khắc hiếm hoi khi không có bom đạn, cô gái ấy lại sống với niềm vui của tuổi trẻ. Những ca khúc trên tuyến đường Trường Sơn trở thành đam mê, âm nhạc và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Trận mưa đá giữa rừng gợi ra biết bao sự thích thú, những niềm vui tuổi thơ lại ùa về.
Phản ánh đề tài chiến tranh với chất liệu là con đường Trường Sơn, Lê Minh Khuê tự tìm một lối đi cho riêng mình, đó là trong bom đạn, nhân vật của cô vẫn sống với bản năng và nhiệt tình của tuổi trẻ. Hiện thực ở đời sống và lãng mạn ở tâm hồn làm nên vẻ đẹp những cô gái thanh niên xung phong.
Câu chuyện lấy nhan đề là " Những ngôi sao xa xôi" hình ảnh chỉ xuất hiện ở phần cuối tác phẩm trong kí ức của Phương Định. Sau một trận mưa đá giữa rừng và gợi về sự đam mê của tuổi thơ, niềm vui con trẻ. Những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội lấp lánh, lung linh tỏa sáng trên nề trời đêm. Vì sao là ước mơ, là khát vọng và hoài bão của tuổi trẻ, là nơi để thế hệ trẻ VIệt nam tỏa sáng, một thứ ánh sáng dễ gần. trên cao điểm xa vắng, ngoài bom Mỹ, nhà văn Lê Minh Khuê còn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái, dù rất ít ỏi về mặt thời gian nhưng nhà văn vẫn chắt chiu, khám phá làm nổi bật, tỏa sáng trong cái hoàn cảnh chiến tranh vô cùng khốc liệt.
Nhân vật Phương Định gợi ta nhớ đến Nguyệt trong " Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu. Sự khác biệt của Lê Minh Khuê vượt qua cả đỉnh cao trong văn học kháng chiến chống Mĩ. không phải là cô gái dũng cảm, kiên cường với màu áo trắng trong đêm khi ánh sáng le lói của mảnh trăng cuối rừng đã lặng. Lê Minh Khuê chọn vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái, vẫn là đề tài chiến tranh nhưng không bị xói mòn.
Các bạn 2k4 tham khảo ạ
Cre: My teacher
1. Cao điểm
Không gian làm bối cảnh câu chuyện là một cao điểm. ( nếu đề ra về nhân vật Phương Định thì: không gian nơi PĐ làm việc là một cao điểm) Trong chiến tranh đó là nơi dễ phát hiện nhất khi kẻ thù trinh sát, là nơi hứng chịu mưa bom bão đạn. "Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó han gỉ nằm trong đất." Sự sống bị hủy diệt khủng khiếp, chiến trường khốc liệt, đất đá cây cối ngổn ngang. Hình ảnh gợi lên những tổn thương từ mặt đất mỗi ngày và chưa bao giờ lành lặn. Bom đạn cày xới dày đặc. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã miêu tả cái chết còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Còn Lê Minh Khuê với giọng văn hài hước dí dỏm "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom." Cái chết lạnh lùng bất ngờ mà đôi khi ta nhận ra nhưng không thể tránh được. Giọng kể nhanh, hồi hộp. Những câu văn ngắn. Người lính nơi đây luôn luôn phải ở trong một tâm thế sẵn sàng, vội vã, không khí ở trên cao điểm ngột ngạt. Mùi khói bom đặc quánh, nồng nặc. Máy bay mỗi ngày đều đến đây nạo vét sự im lặng của núi rừng. Đạn xé toạc không khí và rít lên đầu. Sự sống và cái chết mong manh. " Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ì ầm xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ." Lê Minh Khuê muốn nhấn mạnh sự dữ dội và ghê gớm của bom đạn. Biện pháp liệt kê" khói", "không khí", " máy bay", " thần kinh con người" ," nhịp tim",... Nhà văn muốn nói thế hệ trẻ mỗi ngày đang giẫm lên cái chết. Họ vẫn thấy căng thẳng, đó là bản năng vốn có của con người, là rùng mình, tim đập loạn nhịp mặc dù mỗi ngày đã quen thuộc.
2. Các cô gái trên cao điểm
Những cô gái trên cao điểm Nho, Phương Định, chị Thao tuổi đời còn rất trẻ, vừa mới tạm biệt mái trường, rời xa biết bao ước mơ, bỏ lại sau lưng người mẹ kính yêu, một góc nhỏ nơi căn gác xép quen thuộc, con phố dài hun hút trong đêm. ba năm ở chiến trường gắn bó với con đường Trường Sơn 559 đã tôi luyện cho những cô gái lòng quả cảm, ý chí kiên cường, bản lĩnh, kinh nghiệm. Điểm chung của những cô gái ấy là hồn nhiên, trong sáng, yêu đời, lạc quan, tâm hồn luôn luôn lãng mạn cùng với nhiệt huyết cháy bỏng đam mê của tuổi trẻ. Bom đạn không thể giết chết những mơ ước về tương lại mà càng làm giàu thêm trải nghiệm. nhiệm vụ của các cô gái " Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom." Công việc nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng bất kì lúc nào, phơi mình dưới cái nhìn cú vọ của máy bay địch chuyên săn lùng cái chết. Từng cấp độ của công việc tăng dần, nếu không giữ cho mình một thái độ sống tích cực thì sẽ dễ dàng buông xuôi và bỏ cuộc.Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, giữ huyết mạch con đường ra mặt trận và tất cả cho tiền tuyến.
Nhớ là một cô gái nhỏ tuổi nhất. Vào chiến trường vẫn còn mang theo những nét hồn nhiên vô tư của con trẻ. Nhỏ cũng có ước mơ riêng của mình về ngày mai khi đã im tiếng súng. nét đáng yêu của cô gái ấy là sự tinh nghịch bên trong vẻ bề ngoài trắng trẻo và mềm mại như một que kem. Tiếp xúc với nhân vật ấy, ta có cảm giác như được trẻ ra, gần gũi và thân thương.
Chị Thao- người lớn tuổi, tiểu đội trưởng chín chắn, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh. Cũng giống như bao cô gái khác, chị lạc quan tâm đến hình thức của mình " lông mày tỉa nhỏ bằng cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu", thật đáng yêu, con người ấy đằng sau mỗi ngày làm việc vất vả, những giọt mồ hôi rơi ở chiến trường, ở trong hang đá, trở về cuộc sống đời thường lại là sự giản dị chân chất. Đến cái mơ ước về tương lai cũng vô cùng thiết thực. Gan dạ và dũng cảm khi phá bom nhưng lại sợ máu và vắt.
Phương Định là cô gái Hà Thành, mang theo vẻ đẹp thanh lịch của người Tràng An. Kí ức của cô là những gì đẹp đẽ nhất được lưu lại của tuổi mới lớn. thành phố như chưa bao giờ nhạt nhòa; tiếng rao của bà bán xôi mỗi sáng, bọn trẻ con sút những quả bóng vô tội vạ, thành phố sau cơn mưa đẹp bình yên đến lạ. Có lẽ dòng hồi tưởng là thứ đã giúp Định và những cô gái xoa dịu tâm hồn mình trong cái nóng bỏng và tàn khốc của chiến tranh. Nhà văn hóa thân vào nhân vật để kể chuyện, xưng tôi. Nhân vật tôi trực tiếp kể chuyện và bộc lộ cảm xúc. Mọi biến đổi ở chiến trường được tái hiện tường tận, sinh động và cụ thể. Là một cô gái xinh xắn, bím tóc dày và mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, tự ý thức được mình là tâm điểm của đám đông mà vẫn giữ được vẻ kiêu sa nhưng lại rất gần gũi. Sự ngưỡng mộ của Phương Định không phải dành cho chính mình mà là những người lính có ngôi sao trên mũ.
* Tâm trạng Phương Đinh lúc phá bom
Những cảm giác nhỏ nhất được miêu tả tinh tế " Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng." hình ảnh so sánh lưỡi xẻng chạm vào quả bom và cảm giác" gai người". Những cảm giác từ bên trong của sự sợ hãi đã được che lấp nhưng không thể giấu hết. Phá bom mỗi ngày nhưng mỗi lần đối diện lại là một lần hồi hộp lo lắng. tất cả các tính toán phải tỉ mỉ chính xác, làm thế nào để bom nổ, vượt qua được cái chết. Cả những lúc nếu không nổ thì phải tính toán những phương án tiếp theo. Tất cả chỉ xảy ra trong một khoảng khắc ngắn nhất. sự phối hợp giữa đồng đội, sự thông minh nhạy bén và cả trực giác của người lính. Chiến tranh, gan dạ và dũng cảm thôi chưa đủ, các cô gái trên tuyến đường Trường Sơn chưa trực tiếp ra mặt trận. Con đường ấy cũng đủ để thế hệ trẻ cống hiến và thử thách bản lĩnh của bản thân mình. Bên cạnh sự thông minh, gan dạ và dũng cảm. Nhân vật Phương Định còn toát lên tinh thần đồng đội. Thật cảm động khi người đọc hình dung chị chăm sóc cho Nho cẩn trọng, tỉ mỉ, nâng niu và giữ gìn. Một sự tận tụy, dịu dàng như người mẹ.
Đối với nhân vật Phương Định, những khoảnh khắc hiếm hoi khi không có bom đạn, cô gái ấy lại sống với niềm vui của tuổi trẻ. Những ca khúc trên tuyến đường Trường Sơn trở thành đam mê, âm nhạc và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Trận mưa đá giữa rừng gợi ra biết bao sự thích thú, những niềm vui tuổi thơ lại ùa về.
Phản ánh đề tài chiến tranh với chất liệu là con đường Trường Sơn, Lê Minh Khuê tự tìm một lối đi cho riêng mình, đó là trong bom đạn, nhân vật của cô vẫn sống với bản năng và nhiệt tình của tuổi trẻ. Hiện thực ở đời sống và lãng mạn ở tâm hồn làm nên vẻ đẹp những cô gái thanh niên xung phong.
Câu chuyện lấy nhan đề là " Những ngôi sao xa xôi" hình ảnh chỉ xuất hiện ở phần cuối tác phẩm trong kí ức của Phương Định. Sau một trận mưa đá giữa rừng và gợi về sự đam mê của tuổi thơ, niềm vui con trẻ. Những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội lấp lánh, lung linh tỏa sáng trên nề trời đêm. Vì sao là ước mơ, là khát vọng và hoài bão của tuổi trẻ, là nơi để thế hệ trẻ VIệt nam tỏa sáng, một thứ ánh sáng dễ gần. trên cao điểm xa vắng, ngoài bom Mỹ, nhà văn Lê Minh Khuê còn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái, dù rất ít ỏi về mặt thời gian nhưng nhà văn vẫn chắt chiu, khám phá làm nổi bật, tỏa sáng trong cái hoàn cảnh chiến tranh vô cùng khốc liệt.
Nhân vật Phương Định gợi ta nhớ đến Nguyệt trong " Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu. Sự khác biệt của Lê Minh Khuê vượt qua cả đỉnh cao trong văn học kháng chiến chống Mĩ. không phải là cô gái dũng cảm, kiên cường với màu áo trắng trong đêm khi ánh sáng le lói của mảnh trăng cuối rừng đã lặng. Lê Minh Khuê chọn vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái, vẫn là đề tài chiến tranh nhưng không bị xói mòn.
Các bạn 2k4 tham khảo ạ
Cre: My teacher
Last edited: