Văn 9 Các bài văn mẫu tham khảo lớp 9

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
20
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ có thân bài thôi nha ^^ :D
1. Cao điểm
Không gian làm bối cảnh câu chuyện là một cao điểm. ( nếu đề ra về nhân vật Phương Định thì: không gian nơi PĐ làm việc là một cao điểm) Trong chiến tranh đó là nơi dễ phát hiện nhất khi kẻ thù trinh sát, là nơi hứng chịu mưa bom bão đạn. "Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó han gỉ nằm trong đất." Sự sống bị hủy diệt khủng khiếp, chiến trường khốc liệt, đất đá cây cối ngổn ngang. Hình ảnh gợi lên những tổn thương từ mặt đất mỗi ngày và chưa bao giờ lành lặn. Bom đạn cày xới dày đặc. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã miêu tả cái chết còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Còn Lê Minh Khuê với giọng văn hài hước dí dỏm "Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom." Cái chết lạnh lùng bất ngờ mà đôi khi ta nhận ra nhưng không thể tránh được. Giọng kể nhanh, hồi hộp. Những câu văn ngắn. Người lính nơi đây luôn luôn phải ở trong một tâm thế sẵn sàng, vội vã, không khí ở trên cao điểm ngột ngạt. Mùi khói bom đặc quánh, nồng nặc. Máy bay mỗi ngày đều đến đây nạo vét sự im lặng của núi rừng. Đạn xé toạc không khí và rít lên đầu. Sự sống và cái chết mong manh. " Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ì ầm xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ." Lê Minh Khuê muốn nhấn mạnh sự dữ dội và ghê gớm của bom đạn. Biện pháp liệt kê" khói", "không khí", " máy bay", " thần kinh con người" ," nhịp tim",... Nhà văn muốn nói thế hệ trẻ mỗi ngày đang giẫm lên cái chết. Họ vẫn thấy căng thẳng, đó là bản năng vốn có của con người, là rùng mình, tim đập loạn nhịp mặc dù mỗi ngày đã quen thuộc.
2. Các cô gái trên cao điểm
Những cô gái trên cao điểm Nho, Phương Định, chị Thao tuổi đời còn rất trẻ, vừa mới tạm biệt mái trường, rời xa biết bao ước mơ, bỏ lại sau lưng người mẹ kính yêu, một góc nhỏ nơi căn gác xép quen thuộc, con phố dài hun hút trong đêm. ba năm ở chiến trường gắn bó với con đường Trường Sơn 559 đã tôi luyện cho những cô gái lòng quả cảm, ý chí kiên cường, bản lĩnh, kinh nghiệm. Điểm chung của những cô gái ấy là hồn nhiên, trong sáng, yêu đời, lạc quan, tâm hồn luôn luôn lãng mạn cùng với nhiệt huyết cháy bỏng đam mê của tuổi trẻ. Bom đạn không thể giết chết những mơ ước về tương lại mà càng làm giàu thêm trải nghiệm. nhiệm vụ của các cô gái " Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom." Công việc nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng bất kì lúc nào, phơi mình dưới cái nhìn cú vọ của máy bay địch chuyên săn lùng cái chết. Từng cấp độ của công việc tăng dần, nếu không giữ cho mình một thái độ sống tích cực thì sẽ dễ dàng buông xuôi và bỏ cuộc.Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, giữ huyết mạch con đường ra mặt trận và tất cả cho tiền tuyến.
Nhớ là một cô gái nhỏ tuổi nhất. Vào chiến trường vẫn còn mang theo những nét hồn nhiên vô tư của con trẻ. Nhỏ cũng có ước mơ riêng của mình về ngày mai khi đã im tiếng súng. nét đáng yêu của cô gái ấy là sự tinh nghịch bên trong vẻ bề ngoài trắng trẻo và mềm mại như một que kem. Tiếp xúc với nhân vật ấy, ta có cảm giác như được trẻ ra, gần gũi và thân thương.
Chị Thao- người lớn tuổi, tiểu đội trưởng chín chắn, giàu kinh nghiệm và bản lĩnh. Cũng giống như bao cô gái khác, chị lạc quan tâm đến hình thức của mình " lông mày tỉa nhỏ bằng cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu", thật đáng yêu, con người ấy đằng sau mỗi ngày làm việc vất vả, những giọt mồ hôi rơi ở chiến trường, ở trong hang đá, trở về cuộc sống đời thường lại là sự giản dị chân chất. Đến cái mơ ước về tương lai cũng vô cùng thiết thực. Gan dạ và dũng cảm khi phá bom nhưng lại sợ máu và vắt.
Phương Định là cô gái Hà Thành, mang theo vẻ đẹp thanh lịch của người Tràng An. Kí ức của cô là những gì đẹp đẽ nhất được lưu lại của tuổi mới lớn. thành phố như chưa bao giờ nhạt nhòa; tiếng rao của bà bán xôi mỗi sáng, bọn trẻ con sút những quả bóng vô tội vạ, thành phố sau cơn mưa đẹp bình yên đến lạ. Có lẽ dòng hồi tưởng là thứ đã giúp Định và những cô gái xoa dịu tâm hồn mình trong cái nóng bỏng và tàn khốc của chiến tranh. Nhà văn hóa thân vào nhân vật để kể chuyện, xưng tôi. Nhân vật tôi trực tiếp kể chuyện và bộc lộ cảm xúc. Mọi biến đổi ở chiến trường được tái hiện tường tận, sinh động và cụ thể. Là một cô gái xinh xắn, bím tóc dày và mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, tự ý thức được mình là tâm điểm của đám đông mà vẫn giữ được vẻ kiêu sa nhưng lại rất gần gũi. Sự ngưỡng mộ của Phương Định không phải dành cho chính mình mà là những người lính có ngôi sao trên mũ.
* Tâm trạng Phương Đinh lúc phá bom
Những cảm giác nhỏ nhất được miêu tả tinh tế " Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng." hình ảnh so sánh lưỡi xẻng chạm vào quả bom và cảm giác" gai người". Những cảm giác từ bên trong của sự sợ hãi đã được che lấp nhưng không thể giấu hết. Phá bom mỗi ngày nhưng mỗi lần đối diện lại là một lần hồi hộp lo lắng. tất cả các tính toán phải tỉ mỉ chính xác, làm thế nào để bom nổ, vượt qua được cái chết. Cả những lúc nếu không nổ thì phải tính toán những phương án tiếp theo. Tất cả chỉ xảy ra trong một khoảng khắc ngắn nhất. sự phối hợp giữa đồng đội, sự thông minh nhạy bén và cả trực giác của người lính. Chiến tranh, gan dạ và dũng cảm thôi chưa đủ, các cô gái trên tuyến đường Trường Sơn chưa trực tiếp ra mặt trận. Con đường ấy cũng đủ để thế hệ trẻ cống hiến và thử thách bản lĩnh của bản thân mình. Bên cạnh sự thông minh, gan dạ và dũng cảm. Nhân vật Phương Định còn toát lên tinh thần đồng đội. Thật cảm động khi người đọc hình dung chị chăm sóc cho Nho cẩn trọng, tỉ mỉ, nâng niu và giữ gìn. Một sự tận tụy, dịu dàng như người mẹ.
Đối với nhân vật Phương Định, những khoảnh khắc hiếm hoi khi không có bom đạn, cô gái ấy lại sống với niềm vui của tuổi trẻ. Những ca khúc trên tuyến đường Trường Sơn trở thành đam mê, âm nhạc và tâm hồn của một người nghệ sĩ. Trận mưa đá giữa rừng gợi ra biết bao sự thích thú, những niềm vui tuổi thơ lại ùa về.
Phản ánh đề tài chiến tranh với chất liệu là con đường Trường Sơn, Lê Minh Khuê tự tìm một lối đi cho riêng mình, đó là trong bom đạn, nhân vật của cô vẫn sống với bản năng và nhiệt tình của tuổi trẻ. Hiện thực ở đời sống và lãng mạn ở tâm hồn làm nên vẻ đẹp những cô gái thanh niên xung phong.
Câu chuyện lấy nhan đề là " Những ngôi sao xa xôi" hình ảnh chỉ xuất hiện ở phần cuối tác phẩm trong kí ức của Phương Định. Sau một trận mưa đá giữa rừng và gợi về sự đam mê của tuổi thơ, niềm vui con trẻ. Những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội lấp lánh, lung linh tỏa sáng trên nề trời đêm. Vì sao là ước mơ, là khát vọng và hoài bão của tuổi trẻ, là nơi để thế hệ trẻ VIệt nam tỏa sáng, một thứ ánh sáng dễ gần. trên cao điểm xa vắng, ngoài bom Mỹ, nhà văn Lê Minh Khuê còn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái, dù rất ít ỏi về mặt thời gian nhưng nhà văn vẫn chắt chiu, khám phá làm nổi bật, tỏa sáng trong cái hoàn cảnh chiến tranh vô cùng khốc liệt.
Nhân vật Phương Định gợi ta nhớ đến Nguyệt trong " Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu. Sự khác biệt của Lê Minh Khuê vượt qua cả đỉnh cao trong văn học kháng chiến chống Mĩ. không phải là cô gái dũng cảm, kiên cường với màu áo trắng trong đêm khi ánh sáng le lói của mảnh trăng cuối rừng đã lặng. Lê Minh Khuê chọn vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái, vẫn là đề tài chiến tranh nhưng không bị xói mòn.
Các bạn 2k4 tham khảo ạ :D
Cre: My teacher :p
 
Last edited:

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
20
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
1. Hạnh phúc của Vũ Nương
Nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu có điểm khác với các nhân vật khác trong truyện, là cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn, không giống như Trương Sinh và Phan Lang chỉ mờ nhạt và mơ hồ. Ấn tượng đầu tiên của người đọc về Vũ Nương là tính cách mà không phải ngoại hình. Nguyễn Dữ sơ lược một vài nét đơn sơ như thùy mị, nết na được đặt lên trước tư dung. Đó là sự nhấn mạnh về phẩm hạnh của nàng. Quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp của người phụ nữ Phương Đông đó là " Công, dung, ngôn, hạnh". Ước mơ của Vũ Nương không gì cao sang mà nàng chỉ ước mơ "nghi gia nghi thất", nàng tìm thấy được hạnh phúc trong mái ấm gia đình, có vòng tay yêu thương ấm áp và chở che của bố mẹ, có tiếng cười hồn nhiên. vô tư, trong sáng của trẻ thơ. Nhưng chỉ sau khi Trương Sinh đi lính trở về thì mơ ước của nàng mới thành hiện thực. Xây dựng hình mẫu lý tưởng cho một người phụ nữ gia đình, Vũ Nương thể hiện qua những cử chỉ, hành động với người thân trong gia đình. Vũ Nương luôn tôn trọng, yêu thương chồng, đặc biệt nàng luôn quan tâm, lo lắng, chia sẻ với chồng, là người vợ đảm đang, chu đáo, là người tần tảo và hi sinh " Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng." Với mẹ chồng, Vũ Nương là một nàng dâu luôn kính trọng, chăm lo cho mẹ chu đáo, ngoan hiền, lễ phép, hiếu thảo. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu êm ấm. Chính mẹ chồng đã phải cảm kích mà trăn trối "Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ." Với bé Đản, nàng lại là một người mẹ mẫu mực, bao dung, chở che, đùm bọc. Nàng Vũ là sự hội tụ của tất cả những đức tính mà người đọc phải nể vì nhưng hạnh phúc lại rất mong manh. Những tháng ngày bình yên khép lại khi Trương Sinh đi lính trở về.
2. Bi kịch của Vũ Nương
Bi kịch của Vũ Nương bắt đầu từ lời nói của con trẻ" Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.", " Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả." lời nói của bé Đản tái hiện hình ảnh của một người đàn ông lạnh lùng, bí ẩn và đam mê Vũ nương, si tình, quấn quít, gần gũi nhưng lại thờ ơ với bé Đản. Lời nói của bé Đản đã để lại một hậu quả khủng khiếp, đó là hành động châm ngòi cho tính đa nghi, ghen tuông của Trương Sinh, đốt cháy hạnh phúc vừa mới sinh ra của một gia đình, thiêu rụi tình cảm của Trương Sinh dành cho Vũ Nương. Trương Sinh sau khi nghe câu chuyện đã rất ngạc nhiên, nghi ngờ, nói bóng gió và sau đó là chửi mắng đánh đập, cuối cùng là đuổi đi. Đó là một người chồng gia trưởng, thô bạo, vũ phu, bảo thủ, độc đoán, chuyên quyền. Chàng tin vào hành động của mình là đúng vì đó là lời nói của một đứa trẻ trong sáng và chưa biết nói dối. nàng Vũ phải chết một cách oan ức. Nguyên nhân cái chết của nàng là do Vũ Nương lên kiệu hoa về nhà chồng không phải là kết quả của tình yêu mà là một cuộc mua bán, vì thế tiếng nói của nàng trong gia đình hoàn toàn là vô nghĩa; cuộc chiến tranh phong kiến cũng là thủ phạm gây nên sự tan nát của một gia đình; do bé Đản ngây thơ, hồn nhiên, ngộ nhận dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc; do Trương Sinh đa nghi đã đẩy vợ mình đến bờ tuyệt vọng dùng cái chết để minh oan; và do Vũ Nương yếu đuối nhưng lại muốn bù đắp cho con về hình ảnh một người cha mà bịa ra câu chuyện cái bóng. Chi tiết cái bóng trên bức tường, nhà văn Nguyễn Dữ muốn nhắn gửi bức thông điệp cho người đọc là " Cái giả và cái thật trong xã hội này có thể lẫn lộn đến nỗi những người ngay trong một gia đình cũng không thể nhận ra." Nàng Vũ đến bờ bến sông Hoàng Giang để xin thần sông chứng giám, giãi bày tấm lòng và xin hóa kiếp. Nàng không xin một kiếp người, người đàn bà ấy cho đến chết vẫn khao khát sự đoàn viên. Thần sông với những biến hóa của nó là con rùa mai xanh, người con gái áo xanh đã giúp nàng hóa kiếp.
3. Nỗi oan của nàng Vũ được giải
Nhân dân lập đền thờ cho Vũ Nương vì ngưỡng mộ nhân phẩm, đức hạnh, họ muốn nàng mãi mãi được sống trong tâm trí, người đời luôn tưởng nhớ trong nghi ngút khói hương thơm. Đó cũng là niềm thương cảm mà con cháu sau này dành cho người con gái cuối đời khai đại nhà Hồ. Là một nhà văn, vì nhân đạo trái tim ông không muốn nàng chết đi mà muốn nàng được sống trong sự nguy nga và lộng lẫy của cung nước rùa thần mà ông sáng tạo ra yếu tố tưởng tượng kì ảo là Vũ Nương được Linh Phi cứu mạng về sống ở thủy cung làm tiên nữ. Nhà văn muốn bù đắp những tổn thương mà cuộc sống trần gian nàng phải chịu đựng, Vũ Nương vẫn sống kiếp của con người, cuộc sống sung sướng hạnh phúc, không có bất công. nàng không nguôi nỗi nhớ trần gian, Vũ Nương chỉ có thể trở lại trần gian khi đốt cây đèn thần chiếu xuống nước. Sự trở về lộng lẫy, rực rỡ, uy nghi, huyền bí, đẹp lung linh huyền ảo. Đến giữa dòng, nàng nói vọng vào " Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa." Dòng sông đã ngăn cách hai nửa cuộc đời nàng Vũ, con người trần thế và chốn trần tiên, ngăn cách gia đình Vũ Nương với nàng. Và giờ đây, nàng trở về nhưng không vượt qua được dòng sông, đó chỉ là sự trở về của cái bóng lúc ẩn,lúc hiện và sau đó biến mất. Nàng không thể trở về nhân gian bởi sự thật nàng đã chết, lời nói " chẳng thể" của nàng nghe buồn và xót tủi. Trương Sinh phải trả giá cho hành động hồ đồ của mình; gia đình tan nát vĩnh viễn không thể hàn gắn lại nữa. nhà văn Nguyễn Dữ muốn tố cáo xã hội phong kiến, một cái chết của Vũ Nương chưa đủ làm thay đổi nhận thức, quan điểm, tư tưởng của người xưa đối với phụ nữ. Nhà văn chỉ xoa dịu nỗi đau của Vũ Nương và người đọc. Câu chuyện khép lại vẫn là sắc thái của bi kịch.
:D Cre: My teacher
 
Last edited:

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
Ý nghĩ chi tiết cái bóng đâu mất tiêu rồi??? Cái đó quan trọng lắm mà :Tuzki22
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
20
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
Chi tiết cái bóng trên bức tường, nhà văn Nguyễn Dữ muốn nhắn gửi bức thông điệp cho người đọc là " Cái giả và cái thật trong xã hội này có thể lẫn lộn đến nỗi những người ngay trong một gia đình cũng không thể nhận ra."
Ý nghĩ chi tiết cái bóng đâu mất tiêu rồi??? Cái đó quan trọng lắm mà :Tuzki22
Có nha cơ mà hơi mờ nhạt :D
 

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
20
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
Thế thì chưa đủ hiuhiu nêu được ý nghĩa của chi tiết cái bóng cơ @@ là chi tiết thắt nút và cũng là chi tiết mở nút của truyện...
UvU vâng ạ mình sẽ bổ sung nếu có thể ạ :D chứ mình cũng không giỏi văn nên ngồi gõ ra cho thuộc đó :D
 
  • Like
Reactions: Pineapple <3

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
20
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên, nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hòa, đồng điệu..... (dẫn vào Sang thu)
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Cảm xúc bắt đầu của bài thơ là sự ngỡ ngàng của thi nhân. "Bỗng" là sự ngạc nhiên, sửng sốt, bất ngờ. Tín hiệu giao mùa được phát hiện bằng khứu giác mà không phải thị giác. Hương ổi nồng nàn trong không gian gợi vị chua, giòn, ngọt ngọt thanh thanh ở đầu lưỡi. Mùi hương hấp dẫn, quyến rũ gợi sự thèm khát của tuổi thơ mang hơi thở của làng quê, vườn tược, ruộng đồng. Nét thu đặc trưng của miền bắc Bộ. Động từ "phả" gợi một cảm giác mạnh, mùi hương quyện từng đợt. Đó là một sự tò mò khám phá, dẫu quen thuộc mà vẫn luôn mới mẻ. "Gió se" một sự thưởng thức kì diệu của thiên nhiên. Tận hưởng sự mát mẻ trên da thịt làm tan đi cái oi nồng của ánh nắng mặt trời. Gió se thật dễ chịu, thoải mái, thư thái, dịu nhẹ trong tâm hồn. Hình ảnh "sương chùng chình qua ngõ" một sự chầm chậm, thong thả, dịu dàng. Sương giăng màn qua ngõ nhẹ nhàng, mong manh, duyên dáng như một thiếu nữ, mềm mại và đáng yêu một cách kì lạ. Liệt kê các hình ảnh "hương ổi", "gió se", "làn sương" với sự huy động tất cả các giác quan khứu giác, xúc giác, thính giác. Có lẽ vì quá hạnh phúc và bất ngờ mà Hữu Thỉnh không dám tin vào mắt mình. "Hình như" sự hoài nghi vì thu đẹp quá, rung động, xao xuyến và thổn thức quá mà không dám tin vào sự thật.
" Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây màu hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Con sông quê hiền hòa bao đời chảy vào thơ ca, những hạt phù sa bồi đắp tâm hồn con người. Nó không còn ào ạt đổ nước. "Sông được lúc" đó là một sự chờ đợi đón sẵn khoảnh khắc đầu tiên của thu về, được nghỉ ngơi, thả mình một cách chậm rãi hít thở một cách thật dễ chịu. Từ láy "dềnh dàng" tinh tế, sự chuyển mình của dòng sông chầm chậm trôi, trữ tình, hiền hòa, đẹp như một áng tóc. Từ láy" vội vã" diễn tả đàn chim bay đi tránh rét gấp gáp hối hả. Phát hiện độc đáo của thi nhân là khoảnh khắc bắt đầu đập cánh của đàn chim, sự nhốn nháo, sợ hãi trong ánh mắt. Đất và bầu trời tương phản đối lập, cả không gian đang rùng mình thay áo. Trong bức tranh thu, nét bút nhà thơ dừng lại ở đám mây. Vẽ giây phút giao mùa chỉ thoáng qua. " Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu" Đám mây băng băng bay trên bầu trời mềm mại, dịu dàng giống như một dải lụa. Hình ảnh cây cầu nối đôi bờ thời gian thật thơ mộng. Vẻ đẹp của hình dáng "vắt nửa mình" gợi thương, gợi nhớ, bồng bềnh, lãng mạn. Có nét duyên của người con gái trong tà áo thời gian.
" Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi "
Thu sang nắng nhạt dần, không khí dịu lại, không còn cái oi ả bức nồng của ngày hạ. "Vẫn còn" những dấu hiệu chưa hết hẳn, cứ như quyến luyến, ngập ngừng, nửa ở nửa về chưa dứt. Cơn mùa mùa thu không xối xả, ào ạt, cứ nhè nhẹ vơi dần. "Sấm cũng bớt bất ngờ" câu thơ mang hai nghĩa đó là những thay đổi của thiên nhiên đất trời khi vào thu. Mọi thứ sẽ dịu lại, dễ chịu, cho ta những cảm giác thân thương, đằm thắm; tầng nghĩa thứ hai phải chăng nhà thơ muốn rút ra quy luật của cuộc đời. Sấm vốn là những va đập và những âm thanh kinh hoàng ghê sợ, khủng khiếp trong cuộc sống đối với người từng trải, những trải nghiệm sẽ giúp họ chín chắn và không còn bất ngờ.
Cre: My teacher :D có phải ngắn quá không nhỉ?:rongcon14
AI ĐÓ CÓ THỂ CHO MÌNH XIN BÀI VĂN NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM CẢNH NGÀY XUÂN HAY HO + ĐẦY ĐỦ MỘT CHÚT KHÔNG Ạ :D NGẮN KHOẢNG BẰNG BÀI NHƯ TRÊN LÀ ĐƯỢC Ạ :p
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du đúng không em? Cơ mà chị nghĩ phải sửa lại cái tiêu đề. Ai đời lại hỏi "Cảnh ngày xuân" mà tiêu đề lại là "Sang thu" cơ chứ :3
Bài tham khảo đây em.

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm ” Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. ” Truyện Kiều” là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đạo thành của nghệ thuật văn chương. Chỉ xét về bút pháp tả và gợi Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi. Điều nay được thể hiện qua đoạn trích ” cảnh ngày xuân” nằm ở phần I, ” gặp gỗ và đính ước” của Thúy Kiều. Có thể nói đây là một đoạn trích thành công nhất trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du.
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân với vẻ đẹp riêng: hữu tình, hữu sắc, hữu hương, lên thơ.
” Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”​
Bằng bút pháp chấm phá kết hợp với gợi tả, hai câu thơ đầu vừa gọi không gian, vừa gợi thời gian. Nhưng không gian ấy không tĩnh mà rất sống động bởi hình ảnh ” con én đưa thoi”. Trước hết đây là một hình ảnh tả thực, trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng chao đi chao lại giữa bầu trời trong sóng. Nhưng đồng thời nó còn là hình ảnh ẩn dụ, ngụ ý. Chỉ thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh. Mùa xuân có chín mươi ngày, mới đó thôi mà giờ đã sang tháng ba, gợi sự nuối tiếc trong lòng người. Sau đó hình ảnh ” con én đưa thoi” là thiều quang, thiều quang gợi lên cái mùa hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời. Đặc biệt bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân là ở hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa “​
Ở đây Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo câu thơ cổ của trung quốc ” cỏ thơm liền với trời xanh – trên cành lê có mấy bông hoa”, thay vì dùng từ cỏ thơm Nguyễn Du đã dùng từ ” cỏ non” để tô đậm màu sắc – màu xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Đó là gam màu nền của bức tranh xuân, trên thảm cỏ xanh ấy, điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng. Từ ” trắng” được đảo lên trước gây ấn tượng mạnh, tuy chỉ là một vài chấm trắng nhỏ nhưng lại là điểm nhấn nổi bật tỏa sáng trên toàn cảnh. Như vậy, màu sắc có sức hài hòa đến tuyệt mĩ. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng, thanh khiết. Chữ ” điểm” làm cho bức tranh xuân thêm sống động, có hồn chứ không tĩnh tại.
Cảnh ngày xuân là bức tranh hoa lệ mà Nguyễn Du để lại cho đời, to điểm cho cuộc sống mỗi chúng ta, đồng thời nó cũng tương hợp với tâm trạng náo nức chung của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân.
Tám câu thơ tiếp theo, tác giả gợi khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh. Trong ngày thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ – đi viếng mộ sửa sang quét tước phần mộ của người thân, hội đạp thanh – dẫm lên cỏ non ở trốn đồng quê:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”​
Cảnh chảy hội mùa xuân diễn ta tưng bừng náo nhiệt, trên các lẻo đường gần xa, những dòng người cuồn cuộn chảy hội. Có biết bao yến anh chảy hội trong niềm vui nô nức, bao tài tử, giai nhân dập dìu vai sánh sai nhịp bước.
“Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”​
Nguyễn Du tài tình khắc họa khung cảnh lễ hội mùa xuân bằng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, một loạt các từ láy, từ ghép và danh từ, động từ, tính từ xuất hiện. Các danh từ: ” chị em, yến anh tài tử gia nhân” diễn tả sự đông vui, nhiều người đến dự hội. Các động từ ” sắm sửa, dập dìu” gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội. Các tính từ “gần, xa, nô nức” làm rõ hơn tâm trạng của người đi dự hội. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng cách nói ẩn dụ ” yến anh”, hoán dụ ” ngựa xe, áo quần”. Tất cả đều làm sống dậy không khí lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt diễn ra trên mọi miền đất nước. trẻ trung và xinh đẹp, trang trọng và phong lưu. Ai đã từng đi hội Chùa Hương, hội Lim, hội Yên Tử… mới thấy hết được cái hay, cái đẹp, cái vui, cái tưng bừng tươi trẻ trong hội đạp thanh mà Nguyễn Du từng nói tới.
Đồng thời qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều tác giả khắc họa một nét đẹp truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa: Tết thanh minh người ta sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa quần áo mới vui hội đạp thanh mọi người rắc những con thoi vàng vó, đốt giấy tiền vàng để tưởng nhớ người đã khuất.
“Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”​
Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sáu câu thơ cuối bài là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về, cảnh đẹp nhưng thoáng buồn vì nhuốm màu tâm trạng của con người.
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”​
Cảnh vẫn mang cái thanh diu của mùa xuân. Ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ một dịp cầu nhỏ nhỏ bắt ngang, ta thấy mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về Tây, bước chân người thơ thẩn, tuy nhiên cái không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội không còn nữa tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
Cảnh mua xuân trong sáu câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có nét khác biệt bởi không gian và thời gian đã thay đổi nhưng điều quan trọng hơn cả là cảnh đã được nhìn qua tâm trạng của con người. Ngày tàn sao chẳng buồn, hội tàn sao chẳng buồn? một loạt từ láy tà tà, thơ thẩn thanh thanh, nao nao trong câu thơ “Nao nao dòng nước uốn quanh” cho thấy cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên, cảnh nhuốm màu tâm trạng con người.
Có thể nói sáu câu thơ cuối bài thơ là bức họa chiều xuân đẹp được nhìn qua tâm trạng con người, Nguyễn Du đã viết” tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”
Nói tóm lại bằng những từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình qua đoạn trích ” cảnh ngày xuân” Nguyễn Du đã gợi lên tư tưởng của người đọc một bức tranh thiên nhiên, cảnh lễ hội xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống cũng là một đoạn thơ miêu tả cảnh thiên nhiên thành công nhất của ông. Ông không những là một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc mà còn là một nhà họa sĩ ngôn từ tài tình. Qua đây chúng ta hãy biết cách yêu quý thiên nhiên và giữ gìn phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc” Uống nước nhớ nguồn”

Nguồn: thegioivanmau
 

Phạm Thị Thùy Trinh

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
466
313
76
20
Hà Tĩnh
Trường Trung Học Cơ Sở Cẩm Trung
Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du đúng không em? Cơ mà chị nghĩ phải sửa lại cái tiêu đề. Ai đời lại hỏi "Cảnh ngày xuân" mà tiêu đề lại là "Sang thu" cơ chứ :3
Bài tham khảo đây em.

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm ” Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. ” Truyện Kiều” là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đạo thành của nghệ thuật văn chương. Chỉ xét về bút pháp tả và gợi Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi. Điều nay được thể hiện qua đoạn trích ” cảnh ngày xuân” nằm ở phần I, ” gặp gỗ và đính ước” của Thúy Kiều. Có thể nói đây là một đoạn trích thành công nhất trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du.
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân với vẻ đẹp riêng: hữu tình, hữu sắc, hữu hương, lên thơ.
” Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”​
Bằng bút pháp chấm phá kết hợp với gợi tả, hai câu thơ đầu vừa gọi không gian, vừa gợi thời gian. Nhưng không gian ấy không tĩnh mà rất sống động bởi hình ảnh ” con én đưa thoi”. Trước hết đây là một hình ảnh tả thực, trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng chao đi chao lại giữa bầu trời trong sóng. Nhưng đồng thời nó còn là hình ảnh ẩn dụ, ngụ ý. Chỉ thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh. Mùa xuân có chín mươi ngày, mới đó thôi mà giờ đã sang tháng ba, gợi sự nuối tiếc trong lòng người. Sau đó hình ảnh ” con én đưa thoi” là thiều quang, thiều quang gợi lên cái mùa hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời. Đặc biệt bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân là ở hai câu thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa “​
Ở đây Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo câu thơ cổ của trung quốc ” cỏ thơm liền với trời xanh – trên cành lê có mấy bông hoa”, thay vì dùng từ cỏ thơm Nguyễn Du đã dùng từ ” cỏ non” để tô đậm màu sắc – màu xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Đó là gam màu nền của bức tranh xuân, trên thảm cỏ xanh ấy, điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng. Từ ” trắng” được đảo lên trước gây ấn tượng mạnh, tuy chỉ là một vài chấm trắng nhỏ nhưng lại là điểm nhấn nổi bật tỏa sáng trên toàn cảnh. Như vậy, màu sắc có sức hài hòa đến tuyệt mĩ. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng, thanh khiết. Chữ ” điểm” làm cho bức tranh xuân thêm sống động, có hồn chứ không tĩnh tại.
Cảnh ngày xuân là bức tranh hoa lệ mà Nguyễn Du để lại cho đời, to điểm cho cuộc sống mỗi chúng ta, đồng thời nó cũng tương hợp với tâm trạng náo nức chung của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân.
Tám câu thơ tiếp theo, tác giả gợi khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh. Trong ngày thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ – đi viếng mộ sửa sang quét tước phần mộ của người thân, hội đạp thanh – dẫm lên cỏ non ở trốn đồng quê:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”​
Cảnh chảy hội mùa xuân diễn ta tưng bừng náo nhiệt, trên các lẻo đường gần xa, những dòng người cuồn cuộn chảy hội. Có biết bao yến anh chảy hội trong niềm vui nô nức, bao tài tử, giai nhân dập dìu vai sánh sai nhịp bước.
“Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm”​
Nguyễn Du tài tình khắc họa khung cảnh lễ hội mùa xuân bằng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, một loạt các từ láy, từ ghép và danh từ, động từ, tính từ xuất hiện. Các danh từ: ” chị em, yến anh tài tử gia nhân” diễn tả sự đông vui, nhiều người đến dự hội. Các động từ ” sắm sửa, dập dìu” gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội. Các tính từ “gần, xa, nô nức” làm rõ hơn tâm trạng của người đi dự hội. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng cách nói ẩn dụ ” yến anh”, hoán dụ ” ngựa xe, áo quần”. Tất cả đều làm sống dậy không khí lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt diễn ra trên mọi miền đất nước. trẻ trung và xinh đẹp, trang trọng và phong lưu. Ai đã từng đi hội Chùa Hương, hội Lim, hội Yên Tử… mới thấy hết được cái hay, cái đẹp, cái vui, cái tưng bừng tươi trẻ trong hội đạp thanh mà Nguyễn Du từng nói tới.
Đồng thời qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều tác giả khắc họa một nét đẹp truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa: Tết thanh minh người ta sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa quần áo mới vui hội đạp thanh mọi người rắc những con thoi vàng vó, đốt giấy tiền vàng để tưởng nhớ người đã khuất.
“Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”​
Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sáu câu thơ cuối bài là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về, cảnh đẹp nhưng thoáng buồn vì nhuốm màu tâm trạng của con người.
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”​
Cảnh vẫn mang cái thanh diu của mùa xuân. Ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ một dịp cầu nhỏ nhỏ bắt ngang, ta thấy mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về Tây, bước chân người thơ thẩn, tuy nhiên cái không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội không còn nữa tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
Cảnh mua xuân trong sáu câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có nét khác biệt bởi không gian và thời gian đã thay đổi nhưng điều quan trọng hơn cả là cảnh đã được nhìn qua tâm trạng của con người. Ngày tàn sao chẳng buồn, hội tàn sao chẳng buồn? một loạt từ láy tà tà, thơ thẩn thanh thanh, nao nao trong câu thơ “Nao nao dòng nước uốn quanh” cho thấy cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên, cảnh nhuốm màu tâm trạng con người.
Có thể nói sáu câu thơ cuối bài thơ là bức họa chiều xuân đẹp được nhìn qua tâm trạng con người, Nguyễn Du đã viết” tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”
Nói tóm lại bằng những từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình qua đoạn trích ” cảnh ngày xuân” Nguyễn Du đã gợi lên tư tưởng của người đọc một bức tranh thiên nhiên, cảnh lễ hội xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống cũng là một đoạn thơ miêu tả cảnh thiên nhiên thành công nhất của ông. Ông không những là một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc mà còn là một nhà họa sĩ ngôn từ tài tình. Qua đây chúng ta hãy biết cách yêu quý thiên nhiên và giữ gìn phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc” Uống nước nhớ nguồn”

Nguồn: thegioivanmau
cảm ơn chị nha^^
:D lúc đầu e không định hỏi bài Cảnh ngày xuân cơ mà sau nghĩ lại mới sửa lại á chị :p
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom