Sử 10 Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
Theo các em, vua Nguyễn có đặt ra lệ "tứ bất" (không lập Hoàng hậu, không lập Thái tử, không lấy đỗ Trạng nguyên, không đặt chức Tể tướng) hay không ?
a. Có
b. Không
(nếu giải thích được thì quá tốt)

Theo mình là không vì người ta đã rút ra điều này khi nhìn vào lịch sử triều Nguyễn
- Không lấy đỗ trạng nguyên: Trải qua 39 khoa thi Hội (kể cả Ân khoa), dưới vương triều nhà Nguyễn, về văn lý chưa có thí sinh nào được vẹn mười phân điểm để vinh danh Trạng nguyên. Trong khi đó, Đệ Nhị danh và Đệ Tam danh cũng có một số người ghi tên bảng vàng, như Bảng nhãn Phạm Thanh, Thám hoa Nguyễn Văn Giao … Phải chăng tình trạng này dẫn đến hiểu nhầm cho rằng nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên?
- Không lập Hoàng hậu: Không lập Hoàng hậu khi vua còn tại vị (hoặc bà phi đó còn sống). Sử sách thường nói Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu ngay khi bước vào Hậu cung là một sự phá lệ của vua Bảo Đại. Đối chiếu với “Đại Nam thực lục” và “Đại Nam chính biên liệt truyện” do Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép: Bà Tống Thị Lan, tự là Liên, người quê Tống Sơn (Thanh Hoá) được Gia Long lập làm vương hậu năm 1796, đến năm 1806 thì được phong Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Bà Trần Thị Đang, tên huý là Kính, quê ở Văn Xá, Hương Trà, làm Thuận Thiên Cao Hoàng hậu – mẹ của vua Minh Mệnh sau này.
- Không phong Thái tử: Lịch sử triều Nguyễn vẫn có các Đông cung Thế tử như Nguyễn Phúc Cảnh – con của Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, bị bệnh đậu mùa mất năm 1801 hay Nguyễn Phúc Bảo Long – hoàng nam của bà Nam Phương và vua Bảo Đại. Dù đến năm 1802 triều Nguyễn mới chính thức thành lập và thời đại của Nam Phương Hoàng hậu đã chịu ảnh hưởng từ Tây phương nhưng không nên suy diễn đó là lí do tồn tại ngôi vị Hoàng thái tử. Đến khi đất nước tao loạn, chính thức nằm dưới ách thống trị của thực dân, rối ren đến mức “tứ nguyệt tam vương” (4 tháng thay 3 vua Dục Dức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc) thê thảm hơn vua phải chịu án lưu đày ở châu Phi nên nhà Nguyễn suốt thời gian dài không có Hoàng hậu hay Thái tử là điều dễ hiểu.
- Không đặt chức Tể tướng: Đúng là thời nhà Nguyễn không có chức Tể tướng trong bộ máy triều đình. Vị trí ấy được thay bằng Hội đồng Nội các và Viện Cơ mật. Thêm vào đó, từ thời Lê trung hưng đã không còn chức tể tướng nữa rồi.
 
Top Bottom