Phương pháp
Khi sử dụng phương pháp hoá học để tách hoặc tinh chế hoá chất vô cơ cần lưu ý các điều kiện sau:
1. Phản ứng để tách riêng hoá chất ra khỏi hỗn hợp phải có đủ 3 điều kiện:
- Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp (thường là chất muốn tách).
- Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng ra khỏi hỗn hợp như: kết tủa, tạo 2 dung dịch không tan vào nhau.
- Từ sản phẩm tạo thành để tái tạo lại chất bạn đầu.
2. Các dạng bài tập tách thường gặp
a, Tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp (tinh thể chất)
Ví dụ: Bằng phương pháp hoá học, tách Ag ra khỏi hỗn hợp Cu; Fe; Ag
b, Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
Ví dụ: Bằng phương pháp hoá học tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm: Cu, Fe, Ag.
3. Phương pháp làm bài tập tách chất
a, Phương pháp loại bỏ: phương pháp này dùng để tách một chất ra khỏi hỗn hợp khi chất cần tách khó hoặc không tham gia phản ứng hoá học.
+, Sơ đồ tổng quát: có hỗn hợp A, B. Ta muốn tách A:
(
Sơ đồ trên cho thấy: Khi có hỗn hợp A, B. Muốn tách A, ta cho hỗn hợp trên tác dụng với chất X, đảm bảo chỉ có X phản ứng với B tạo XB, còn lại thu được A).
b, Phương pháp tái tạo: Dùng để tách các chất dễ tham gia các phản ứng hoá học với một chất trong khi các chất khác trong hỗn hợp không phản ứng.
+, Sơ đồ tổng quát: Có hỗn hợp X, Y. Ta muốn tách Y
(
Sơ đồ trên cho thấy: Khi có hỗn hợp X, Y, muốn tách Y ta cho hỗn hợp trên phản ứng với chất A, đảm bảo chỉ có Y phản ứng với A tạo ra YA, từ YA ta lại tái tạo lại được Y).