Vật lí 8 TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P1)

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,575
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

JFBQ00137070104B TOPIC ÔN TẬP VẬT LÍ 8 (PHẦN 1) JFBQ00137070104B
Mục đích:
  • Giúp các bạn đã học xong Lớp 8 ôn tập lại kiến thức Vật lí 8 để tránh tình trạng mất gốc:D
  • Giúp các bạn học sinh năm nay chuẩn bị lên lớp 8 tiếp cận trước với Vật lí 8 để vào năm học không bỡ ngỡ:cool:
A, LÝ THUYẾT:
I, Cơ học :

CHUYÊN ĐỀ 1: TOÁN CHUYỂN ĐỘNG
1) Vận tốc là 1 đại lượng vec-tơ:
a) Thế nào là 1 đại lượng vec-tơ:
Một đại lượng vec-tơ là 1 đại lượng có độ lớn, có phương và chiều
b) Vận tốc là 1 đại lượng vec-tơ:

-Vận tốc là 1 đại lượng vec-tơ vì nó có độ lớn, phương và chiều là phương ,chiều chuyển động của vật.
- Vận tốc được xác định bằng công thức:

[tex]v=\frac{s}{t}[/tex]
Trong đó: v: vận tốc ( km/h, m/s)
s: quãng đường ( km,m)
t: thời gian (h,s)

2) Một số điều cần nhớ trong chuyển động tương đối:
a) Chuyển động đều:

[tex]v=\frac{s}{t}[/tex]
b) Chuyển động không đều:
[tex]Vtb=\frac{S1+S2+...}{t1+t2+...}[/tex]
Chú ý: Vận tốc của chuyển động không đều có thể thay đổi theo quãng đường đi
c) Công thức cộng vận tốc:

-Khi 2 vật chuyển động cùng chiều :​
[tex]v=|v1-v2|[/tex]​
-Khi 2 vật chuyển động ngược chiều:​
[tex]v=v1+v2[/tex]​
d)Thời gian xuất phát đến khi gặp nhau của chuyển động:
- Nếu 2 vật chuyển động cùng phương, cùng chiều, xuất phát cùng lúc từ 2 điểm khác nhau thì thời gian xuất phát đến khi gặp nhau:

[tex]t=\frac{S1-S2}{v1-v2}[/tex] (h)
-Nếu 2 vật chuyển động cùng phương, ngược chiều chiều, xuất phát cùng lúc từ 2 điểm khác nhau thì thời gian xuất phát đến khi gặp nhau:
[tex]t=\frac{S1+S2}{v1+v2} (h)[/tex]
3) Bài toán 2 vật gặp nhau:
- Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều thì khi gặp nhau, tổng quãng đường 2 vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu của 2 vật:

[tex]S=S1+S2[/tex]
-Nếu 2 vật chuyển động cùng chiều thì khi gặp nhau, hiệu quãng đường 2 vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu của 2 vật:
[tex]S=S1-S2[/tex]
4) Chuyển động của tàu ,xe:
Gọi: [tex]Vxt[/tex] là vận tốc của xe và của tàu
[tex]Vx,Vt[/tex] là vận tốc của xe, của tàu
- Khi xe và tàu đi cùng phương, ngược chiều:
[tex]Vxt=Vx+Vt[/tex]
-Khi xe và tàu đi cùng phương, cùng chiều:
[tex]Vxt =Vx-Vt (Vx>Vt)[/tex]
hoặc [tex]Vxt=Vt-Vx (Vt>Vx)[/tex]
5) Chuyển động của thuyền , cano trên sông( biển,..):
Gọi:[tex]Vt,Vn[/tex] lần lượt là vận tốc của thuyền và nước
[tex]V1,V2[/tex] lần lượt là vận tốc thực của thuyền khi xuôi dòng và ngược dòng
-Xét khi thuyền đi xuôi dòng:

[tex]V1=Vt+Vn[/tex]
-Xét khi thuyền đi ngươc dòng:
[tex]V2=Vt-Vn[/tex]
-Xét khi thuyền tắt máy:
[tex]Vt=Vn[/tex] :cool:
CHUYÊN ĐỀ 2: KHỐI LƯỢNG - ÁP SUẤT - LỰC ĐẨY AC-SI-MÉT
1) Áp suất:
a)Áp suất chất rắn
-Có giá trị bằng áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép
Công thức tính: [tex]p=\frac{F}{s}(N/m^{2};Pa)[/tex]
b) Áp suất chất lỏng:

Công thức tính: [tex]p=d.h(N/m^{2};Pa)[/tex]
Trong đó: [tex]p[/tex]: áp suất chất lỏng
[tex]d[/tex]: Trọng lượng riêng chất lỏng [tex](N/m^{3})[/tex]
[tex]h[/tex] : Chiều cao cột chất lỏng (m)
2) Định luật Paxcan:
Áp suất tác dụng lên chất lỏng (hay chất khí) đựng trong bình kín được chất lỏng( hay chất khí) truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
3)Máy ép dùng chất lỏng:

Công thức:
[tex]\frac{F}{f}=\frac{S}{s}[/tex]
Trong đó: F: là lực tác dụng lên pít-tông lớn
f: là lực tác dụng lên pít-tông nhỏ
4) Bình thông nhau:

upload_2018-8-8_9-24-28.png
-Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên , mực chất lỏng ở 2 nhánh luôn bằng nhau
- Bình thông nhau chứa 2 chất lỏng khác nhau đứng yên, mực mặt thoáng của 2 nhánh không bằng nhưng các điểm trên cùng 1 mặt phẳng ngang có áp suất bằng nhau
5) Lực đẩy Ác-si-mét:
upload_2018-8-8_9-31-25.png
-Công thức tính lực đẩy Ác -si-mét:
[tex]Fa=d.V[/tex]
Trong đó: d: Trọng lượng riêng chất lỏng ([tex]N/m^{3}[/tex])
V: Thể tích vật chiếm chỗ trong chất lỏng ([tex]m^{3}[/tex])
Fa:Lực đẩy Ác-si-mét (N)
-Điều kiện vật chìm,nổi:

  • Khi P=Fa :Vật lơ lửng trong chất lỏng
  • Khi P>Fa: Vật chìm
  • Khi P<Fa: Vật nổi
  • Khi vật đứng yên trong chất lỏng: P = Fa :)

-------------------------
Xem thêm:
TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P2)
TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P3)
 
Last edited:
Top Bottom