Sử Chiến tranh có xấu?

tieutukeke

Học sinh gương mẫu
Thành viên
10 Tháng sáu 2017
1,818
2,096
301
TP Hồ Chí Minh
Mầm non
Hơ hơ, làm gì có tốt hay xấu, chỉ có lợi hay ko có lợi thôi =))
Còn tốt xấu thì vô vàn lắm, với anh sĩ quan bên thắng trận lập nhiều chiến công và lành lặn trở về chẳng hạn, anh ta sẽ được nâng lon, gắn huân chương, tưởng thưởng đủ thứ =>tốt, nhưng giả sử cũng bên thắng trận, cũng cùng đơn vị với anh kia, 1 anh vừa ra trận đã ăn ngay 1 viên vào tim về nước 8 người khiêng thì chẳng tốt chút nào, hơ hơ.
Thậm chí ngay với anh thứ nhất, cha mẹ anh ta ở ngày suốt ngày lo lắng cho con ngoài mặt trận, sống chết lúc nào ko biết thì cuộc chiến với họ rõ ràng là ko tốt, họ thà con ở nhà an toàn còn hơn ra trận nguy hiểm mà vinh quang.
Vân vân và vân vân...
 

Nguyễn Hương Trà

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
18 Tháng tư 2017
3,551
3,764
621
21
Du học sinh
Foreign Trade University
Hơ hơ, làm gì có tốt hay xấu, chỉ có lợi hay ko có lợi thôi =))
Còn tốt xấu thì vô vàn lắm, với anh sĩ quan bên thắng trận lập nhiều chiến công và lành lặn trở về chẳng hạn, anh ta sẽ được nâng lon, gắn huân chương, tưởng thưởng đủ thứ =>tốt, nhưng giả sử cũng bên thắng trận, cũng cùng đơn vị với anh kia, 1 anh vừa ra trận đã ăn ngay 1 viên vào tim về nước 8 người khiêng thì chẳng tốt chút nào, hơ hơ.
Thậm chí ngay với anh thứ nhất, cha mẹ anh ta ở ngày suốt ngày lo lắng cho con ngoài mặt trận, sống chết lúc nào ko biết thì cuộc chiến với họ rõ ràng là ko tốt, họ thà con ở nhà an toàn còn hơn ra trận nguy hiểm mà vinh quang.
Vân vân và vân vân...
chiến tranh mà ở nhà thì cũng không an toàn đâu ạ
 

baogiang0304

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng tám 2016
929
1,004
136
22
Hà Nội
THPT Yên Hòa
Cuộc chiến tranh nào mang tính chất xâm lược vì mưu cầu đất đai, thị trường, kinh tế,mở rộng lãnh thổ, mưu cầu lợi ích cho 1 cá nhân hat 1 tập đoàn nhỏ đều là các cuộc chiến tranh phi nghĩa, cần phải bị dẹp bỏ.Còn các cuộc chiến tranh nào mang tính chất vì quyền con người, quyền của cả một cộng đồng ,dân tộc,giải phóng dân tộc đều là cuộc chiến tranh đã được ca ngợi ,ủng hộ.Nhưng xét về hướng nhìn khách quan mà nói, không có cuộc chiến tranh nào tốt đẹp cả vì có người dân nào, một dân tộc nào muốn bị chiến tranh giằng xé, phải chịu cảnh nước mất ,nhà cửa đổ nát, người thân hy sinh đâu.
VD:Chiến tranh Pháp - Việt (1858- 1954) : Việt Nam chống lại Pháp để giành lại lãnh thổ, quyền tự do, độc lập của 1 dân tộc là tốt. Còn thực dân Pháp xâm lược Viêt Nam chỉ vì đất đai,thị trường ,kinh tế thì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
P/s : Đây là ý kiến của cá nhân anh thôi nhé.
:rongcon5:rongcon35:rongcon36
 
  • Like
Reactions: vnjk

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Cá nhân chị thấy vấn đề nào cũng có hai mặt của nó cả...Vậy nên bảo nó tốt cũng chẳng tốt mà xấu cũng chẳng xấu đâu...
 
  • Like
Reactions: vnjk

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh tế, ngoại giao,...).
Nguyên nhân của chiến tranh thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo.
Nói tóm lại, chiến tranh là sự xung đột do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người. Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ căng thẳng cao độ thì chiến tranh xảy ra. Chỉ khi nào tồn tại hai bên đối nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ. Những hình thức chiến tranh đi từ hình thức thô thiển như chiến tranh vũ trang đến thể loại chiến tranh vi tế như sử dụng văn hóa để công kích.
Tính chất đặc trưng của các ý thức hệ là tìm cách đồng hóa các ý thức hệ còn lại để còn lại một thể duy nhất. Chiến tranh có thể xem như quá trình đồng hóa các hệ ý tưởng của các bên đối lập nhau. Chiến tranh leo thang là do sự đồng hóa này chưa dừng lại.
Hậu quả của chiến tranh không chỉ có sự hoang tàn mà còn có cả sự tiến bộ. Chiến tranh là thành phần không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của tất cả các sinh vật, đoàn thể, tổ chức hầu đạt được mục tiêu sống còn và phát triển.
Theo học thuyết chủ nghĩa Marx thì chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các giai cấp, các nhà nước, các lực lượng chính trị có địa vị, lợi ích đối lập nhau trong một nước hoặc giữa các nước nhằm đạt được mục đích chính trị nhất định.
Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh theo Marx thì gồm có:
  • Nguyên nhân chung: Là sự tác động giữa phương thức sản xuất bóc lột và những hiện tượng chính trị xã hội do phương thức sản xuất đó sinh ra dưới hình thức bạo lực vũ trang của giai cấp này đối với giai cấp khác.
  • Nguyên nhân đặc thù: Là sự tác động của những chính sách hiếu chiến, phản động của giai cấp thống trị, những kẻ cầm đầu nhà nước, tổ chức hoặc nhóm cực đoan.
  • Nguyên nhân đơn nhất: Là sự tác động có tính đột biến, tức thì từ những nhân tố cá biệt như cá tính bất thường của cá nhân cầm đầu tổ chức hoặc diễn biến không chuẩn xác của các thông tin, của phương tiện tiến hành chiến tranh,...trong những tình huống nhất định.
Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân chung là cơ bản, xuyên suốt của mọi cuộc chiến tranh trong lịch sử loài người.
Xét về bản chất thì chiến tranh thể hiện trên hai mặt cơ bản luôn có sự thống nhất với nhau: Mặt chính trị và mặt bạo lực vũ trang. Chính trị là mục đích, bạo lực vũ trang là phương thức, biện pháp để thực hiện mục đích chính trị. Mặt chính trị và mặt phương thức bạo lực vũ trang không tách rời nhau.
Vì bản chất của chiến tranh xuất phát từ chính trị và bạo lực vũ trang nên căn bản của sự nhìn nhận chiến tranh theo góc nhìn chính trị là có lợi hoặc không có lợi. Lợi ích trong chính trị theo học thuyết Marx - Lenin chính là sự đấu tranh giai cấp, nói cách khác chính là việc giành bình đẳng cho các giai cấp, thể hiện qua đó là các cuộc cách mạng. Còn không có lợi trong chính trị chính là mất đi giá trị lợi ích, nói cách khác chính là mất đi cục diện do mình làm chủ, trong chiến tranh thể hiện rõ qua việc thua trận mà điển hình là phát xít Đức trong hậu Thế Chiến đệ nhị.
Xét trên mặt vũ trang bạo lực, có thể nói chiến tranh hai mặt chủ yếu là xấu và tốt, nhưng tùy thuộc vào vị trí của mỗi người trong chiến tranh. Nói cho đúng thì nó tốt với một số giai cấp, bởi họ được hưởng lợi từ chiến tranh. Còn lại hiển nhiên chính là giai cấp không hưởng được lợi ích, phải chịu thiệt hại, nói cách khác đối với họ, đó chính là mặt xấu.
Nhưng tất cả cũng chỉ là học thuyết, nói cho đúng thì chiến tranh căn bản vẫn là đi ngược lại quy luật phát triển của tự nhiên, đưa các vật thể trở lại điểm xuất phát hoặc biến mất mãi mãi, hoặc gây hậu quả về sau. Do đó, cách giải quyết tư tưởng chống lại chiến tranh là chung tay hợp tác và giải quyết vấn đề trong hòa bình.
Còn một đoạn nữa mà bị rách rồi TwT...
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Bạn hãy đưa ra câu trả lời có xấu hay tốt về các cuộc chiến và lời giải thích
Không phải cuộc chiến tranh nào đều tốt..và không phải cuộc chiến tranh nào cũng xấu..
+ Chẳng hạn như: Việt Nam đứng lên để đấu tranh- nghĩa là lúc đó xảy chiến tranh..không phải là mục đích xấu mà là để bảo vệ nước..; Trung Quốc muốn mở rộng thuộc địa, bèn đem quân xâm lược VN..đối với họ thì là tốt- mở rộng lãnh thổ mà..nhưng với VN và các nước trên TG thì nó hoàn toàn là xấu..bởi TQ đã xâm phạm tới phạm vi lãnh thổ của các nước khác....
Đó là ý kiến cá nhân của mình..tham khảo nha!:D
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Chiến tranh bao gồm hai mặt, tốt và xấu.
Chiến tranh tốt chính là chiến tranh chính nghĩa, là cuộc chiến để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cuộc sống...
Còn xấu là chiến tranh phi nghĩa, là chiến tranh đi cướp đất, cướp của, giết người như hai cuộc chiến tranh thế giới chẳng hạn.
Tuy nhiên, dù ở góc độ nào, chiến tranh cũng cướp đi của con người hạnh phúc, hòa bình và thậm chí là cả sinh mạng họ. Điều đó là điều đáng chê trách.
 
  • Like
Reactions: vnjk

La Cẩm Tú

Học sinh
Thành viên
8 Tháng mười 2017
37
16
21
20
An Giang
Bản chất của chiến tranh là một thứ vô cùng xấu xa, vô cùng tồi tệ và kinh khủng, chiến tranh là đi ngược lại với tự nhiên và đi ngược lại với lý trí của con người. Mặc dù là vậy nhưng mọi người đừng hiểu lầm giữa chiến tranh và những người tham gia chiến tranh. Ai đời nào rời bỏ gia đình, quê hương và mạng sống để ra chiến trường ?? Họ bắt đầu từ lòng yêu nước, yêu dân tộc. Không quan trọng đó là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa, chỉ cần lợi cho đất nước của họ thì những con người dũng cảm ấy sẽ làm. Chốt lại, chiến tranh là xấu, chiến phí phải trả khi thua trận và tiền bỏ ra cho vũ khí hạt nhân có thể cứu rỗi hàng triệu người, nếu ai chịu khó kham khảo thì sẽ biết được số tiền ấy có thể xóa bỏ mù chữ cho toàn thế giới, mua lương thực,thuốc men,thức ăn.. xây dựng được không biết bao nhiêu bệnh viện, trường học.... Cũng giống như 1 định lý không thể chối bỏ được về sự tàn khốc mà chiến tranh mang lại.
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Chiến tranh xấu hay tốt thôi không nói đến, hãy nói đến việc chiến tranh là sự cần thiết. Chiến tranh sinh ra từ sự bất công giữa người với người, hay giữa các quần thể người với nhau. Không phải quần thể người nào cũng được ban cho đầy đủ điền kiện sống. Thường thì người phương Nam sẽ có điều kiện sống lý tưởng hơn , đầy đủ hơn... và ngược lại với người phương bắc, tuy nhiên cũng vì sống ở nơi khô cằn nên về thể lực người phương bắc sẽ hơn. Tất cả cũng chỉ là phát huy điểm mạnh thôi. Vả chăng chiến tranh và hòa bình là 2 mặt đối lập cùng tồn tại và phát triển cùng sự bất công, và cũng nhờ chiến tranh mà thế giới này mới có nhiều phát kiến và phát triển hơn .
 

0912746586

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười một 2018
210
102
61
20
Hà Nội
THCS Tiên Cát
mik nghĩ chiến tranh có mặt lợi và mặt hại nhưng chiến tranh xuất phát từ sự tham lam, tranh giành quyền lực của các nước cầm quyền.
chiến tranh nổ ra gây thiệt hại không biết bao nhiêu của cải, vật chất, cướp đi sinh mạng hàng vạn người vô tội nhưng chiến tranh không phải lúc nào cũng xấu chỉ có xâm chiếm nước khác, nội chiến nó mới vô nghĩa còn việc đứng lên chống xâm lược bảo vệ đất nước thì hoàn toàn có nghĩa
 
Top Bottom