

Chào mọi người… Có lẽ, khi đọc những lời mình viết sau đây, các bạn sẽ không ít người bảo là mình lắm chuyện, thế này, thế kia… Nhưng, mình mong mọi người hãy dành chút thời gian để đọc và cho ý kiến…
Cách đây 1 vài giờ, mình có đọc 1 lời bình của 1 thành viên nói như sau: “Tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu về lịch sử ạ? Sao không miễn môn này đi ạ? Theo mik môn sử không quá quan trọng”
Có thể nói, sau khi đọc xong, mình cảm thấy khá buồn về suy nghĩ của bạn. Tuy nhiên, mình có thể hiểu được phần nào tâm trạng của bạn, bởi mình cũng như bạn, cũng là học sinh, cũng đang ngồi trên ghế nhà trường và cũng đã từng rất … ghét môn sử. Và mình biết, không chỉ có mình, bạn mà còn rất nhiều học sinh khác, đã, đang và rất ghét môn lịch sử.
Có thể với chúng ta, sử và một số môn xã hội, không được “hot” như các môn tự nhiên, bởi, đây đâu phải môn chính, không phải thi, học làm gì cho nó… mệt. Tại sao vậy? Lí do đơn giản là, Lịch sử quá dài dòng, học sử phải nhớ rất nhiều năm, và… sử không phải là môn thi, là môn quan trọng.
Phải. Đúng là như vậy. Bản thân mình cũng đã từng nghĩ như thế. Nhưng, ta dường như đã không biết, rằng ta khi đã tìm hiểu sâu vào một thứ gì đó, cho dù là thứ mình ghét nhất, thì chỉ cần mình tìm tới nó bằng cả sự say mê thì nó sẽ trở thành thứ mình thích nhất. Có thể ta không thích sử, nhưng ta có dám chắc là lúc nhỏ, ta không thích nghe bà và mẹ kể về những câu chuyện như “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Câu chuyện về các vua Hùng” hay “Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa”, “Sự tích Hồ Gươm” hay không? Xin thưa là, đó cũng là những câu chuyện nói về lịch sử đó.
Và, ai trong số chúng ta, có thể đủ tự tin đứng lên nói rằng, nếu 1 người nước ngoài hỏi về lịch sử Việt Nam, bạn có đủ tự tin kể cho người đó nghe về một, chỉ một nân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử cảu Việt Nam mà không cần dùng tới các phương tiện truyền thông hay sự giúp đỡ của người khác hay không? Các là không rồi nhỉ. Không ai trong chúng ta có đr tự tin cả, ngay cả mình cũng vậy.
Quay trở lại vấn đề chính nha! “Tại sao chúng ta phải tìm hiểu về lịch sử?” Tìm hiểu về lịch sử sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về cội nguồn đất nước, về xứ sở nơi bạn đang sống. Lịch sử là sự kết tinh giữa quá khứ và hiện tại. Không có quá khứ, sao có tương lai? Thử hỏi nếu một đất nước mà con dân của mình không biết chút gì về lịch sử, về cội nguồn của mình có thể sánh kịp với các cường quốc khác hay không? Thử hỏi, nếu một đất nước mà ai ai cũng chán ghét lịch sử thì sẽ mạnh hay suy?
Sử giúp ta hiểu về cội nguồn, về non sông, cho ta biết về những tấm gương sáng trong lịch sử một lòng vì nước vì dân. Sử đồng thời cũng phê phán lên những vị vua xấu, kẻ gian thần, kẻ bán nước vì quyền lợi của mình mà đã làm bao điều trái để thế hệ sau biết được mà nên lấy đó làm gương, không noi theo. Sử cũng giúp ta hiểu thêm về cội nguồn văn hóa của dân tộc mình, giúp ta hỏi đáp những câu hỏi về đất nước như: Tại sao trước đây ta lại có tục ăn trầu, nhuộm răng, rồi đến việc tại sao lại dùng chữ Hán, chữ Nôm…
Học Sử có khả năng làm nên đạo đức của con người. Và, quan trọng nhất là, học sử còn giúp ta giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc mình, tránh hòa trộn với bản sắc của dân tộc khác.
Các bạn đã đọc thông tin tuyển sinh lớp 10 từ năm 2019 - 2020 trở đi hay chưa? Trong đó, đã có đoạn: “Cụ thể, Phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 được đưa ra là chỉ thi tuyển Thi tuyển với 03 bài, gồm: 02 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn; 01 bài thi tổ hợp: Tổ hợp 1 (Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân) hoặc Tổ hợp 2 (Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Sở GDĐT công bố chọn bài thi tổ hợp vào cuối tháng 3 hàng năm.” Và, theo đây, thì chắc chắn sẽ có năm phải bốc trúng môn học Lịch Sử (tức là tổ hợp số 1). Vậy, ta có còn nghĩ, Sử là một môn không cần thiết nữa không?
Đứng trên cương vị là Chủ nhiệm CLUB Lịch sử, mình hi vọng những ý kiến này sẽ giúp được các bạn định hướng tốt hơn về cách nhìn nhận của mình về một môn học. Và, trước khi đưa ra bình phẩm về một môn học nào đó, ta nên suy xét lại thật kĩ ý kiến của mình về môn học đó, nên tìm ra cả điểm tốt của môn học thay vì chỉ cố đào bới sâu hơn vào khuyết điểm của nó. Không có môn học nào là hoàn hảo cả. Đây cũng là một cách để bạn nhìn nhận một con người.
Cách đây 1 vài giờ, mình có đọc 1 lời bình của 1 thành viên nói như sau: “Tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu về lịch sử ạ? Sao không miễn môn này đi ạ? Theo mik môn sử không quá quan trọng”
Có thể nói, sau khi đọc xong, mình cảm thấy khá buồn về suy nghĩ của bạn. Tuy nhiên, mình có thể hiểu được phần nào tâm trạng của bạn, bởi mình cũng như bạn, cũng là học sinh, cũng đang ngồi trên ghế nhà trường và cũng đã từng rất … ghét môn sử. Và mình biết, không chỉ có mình, bạn mà còn rất nhiều học sinh khác, đã, đang và rất ghét môn lịch sử.
Có thể với chúng ta, sử và một số môn xã hội, không được “hot” như các môn tự nhiên, bởi, đây đâu phải môn chính, không phải thi, học làm gì cho nó… mệt. Tại sao vậy? Lí do đơn giản là, Lịch sử quá dài dòng, học sử phải nhớ rất nhiều năm, và… sử không phải là môn thi, là môn quan trọng.
Phải. Đúng là như vậy. Bản thân mình cũng đã từng nghĩ như thế. Nhưng, ta dường như đã không biết, rằng ta khi đã tìm hiểu sâu vào một thứ gì đó, cho dù là thứ mình ghét nhất, thì chỉ cần mình tìm tới nó bằng cả sự say mê thì nó sẽ trở thành thứ mình thích nhất. Có thể ta không thích sử, nhưng ta có dám chắc là lúc nhỏ, ta không thích nghe bà và mẹ kể về những câu chuyện như “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Câu chuyện về các vua Hùng” hay “Thục An Dương Vương xây thành Cổ Loa”, “Sự tích Hồ Gươm” hay không? Xin thưa là, đó cũng là những câu chuyện nói về lịch sử đó.
Và, ai trong số chúng ta, có thể đủ tự tin đứng lên nói rằng, nếu 1 người nước ngoài hỏi về lịch sử Việt Nam, bạn có đủ tự tin kể cho người đó nghe về một, chỉ một nân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử cảu Việt Nam mà không cần dùng tới các phương tiện truyền thông hay sự giúp đỡ của người khác hay không? Các là không rồi nhỉ. Không ai trong chúng ta có đr tự tin cả, ngay cả mình cũng vậy.
Quay trở lại vấn đề chính nha! “Tại sao chúng ta phải tìm hiểu về lịch sử?” Tìm hiểu về lịch sử sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về cội nguồn đất nước, về xứ sở nơi bạn đang sống. Lịch sử là sự kết tinh giữa quá khứ và hiện tại. Không có quá khứ, sao có tương lai? Thử hỏi nếu một đất nước mà con dân của mình không biết chút gì về lịch sử, về cội nguồn của mình có thể sánh kịp với các cường quốc khác hay không? Thử hỏi, nếu một đất nước mà ai ai cũng chán ghét lịch sử thì sẽ mạnh hay suy?
Sử giúp ta hiểu về cội nguồn, về non sông, cho ta biết về những tấm gương sáng trong lịch sử một lòng vì nước vì dân. Sử đồng thời cũng phê phán lên những vị vua xấu, kẻ gian thần, kẻ bán nước vì quyền lợi của mình mà đã làm bao điều trái để thế hệ sau biết được mà nên lấy đó làm gương, không noi theo. Sử cũng giúp ta hiểu thêm về cội nguồn văn hóa của dân tộc mình, giúp ta hỏi đáp những câu hỏi về đất nước như: Tại sao trước đây ta lại có tục ăn trầu, nhuộm răng, rồi đến việc tại sao lại dùng chữ Hán, chữ Nôm…
Học Sử có khả năng làm nên đạo đức của con người. Và, quan trọng nhất là, học sử còn giúp ta giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc mình, tránh hòa trộn với bản sắc của dân tộc khác.
Các bạn đã đọc thông tin tuyển sinh lớp 10 từ năm 2019 - 2020 trở đi hay chưa? Trong đó, đã có đoạn: “Cụ thể, Phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 được đưa ra là chỉ thi tuyển Thi tuyển với 03 bài, gồm: 02 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn; 01 bài thi tổ hợp: Tổ hợp 1 (Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử và Giáo dục công dân) hoặc Tổ hợp 2 (Ngoại ngữ, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Sở GDĐT công bố chọn bài thi tổ hợp vào cuối tháng 3 hàng năm.” Và, theo đây, thì chắc chắn sẽ có năm phải bốc trúng môn học Lịch Sử (tức là tổ hợp số 1). Vậy, ta có còn nghĩ, Sử là một môn không cần thiết nữa không?
Đứng trên cương vị là Chủ nhiệm CLUB Lịch sử, mình hi vọng những ý kiến này sẽ giúp được các bạn định hướng tốt hơn về cách nhìn nhận của mình về một môn học. Và, trước khi đưa ra bình phẩm về một môn học nào đó, ta nên suy xét lại thật kĩ ý kiến của mình về môn học đó, nên tìm ra cả điểm tốt của môn học thay vì chỉ cố đào bới sâu hơn vào khuyết điểm của nó. Không có môn học nào là hoàn hảo cả. Đây cũng là một cách để bạn nhìn nhận một con người.