Sử Sử 7-Ôn kiểm tra HKII

vanluc123

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng tư 2017
60
36
61
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyên đã diễn ra như thế nào
- Cuộc sung đột Bắc-Nam
- Cuộc sung đột Trịnh-Nguyễn
2.Quang trung đã đặt nên tảng cho việc thống nhất nước nhà và xây dựng quốc gia như thế nào
- tây sơn đánh đổ chính quyền Nguyễn Trịnh Lê
- Tây sơn đánh ta cuộc xâm lược xiêm thanh
3 Nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao?
4 Tình Hình kinh tế,văn hóa ở thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX
a, về kinh tế
- nông nghiệp
- thủ công nghiệp
- thương nghiệp
b,văn hóa
- văn học nghệ thuật
- khoa học, kĩ thuật
5, kể tên,công lao của các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ TK X-XIX
6,thời tây sơn bước đầu xây dựng đất nước có những nét đặc sắc nào
7 nhà nguyễn đã có thay đổi gì về tên gọi và đơn vị hành chính của nước ta
@HMF Lịch sử @Hoàng Anh Minh @Phạm Thúy Hằng @Lăng Sóc
 

Lăng Sóc

Giải Ba "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
19 Tháng tư 2016
395
191
199
Hà Nội
1.Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyên đã diễn ra như thế nào
- Cuộc sung đột Bắc-Nam
- Cuộc sung đột Trịnh-Nguyễn
Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền:
- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy thoái. Vua quan triều đình ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều Lê chia phe, tranh giành quyền lực.
- Nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt. Mạc Đăng Dung lợi dụng xung đột, đã tiêu diệt phe đối lập, thâu tóm mọi quyền hành. Năm 1527, cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc - Bắc Triều. Năm 1533, Nguyễn Kim vào Thanh Hóa, lập người dòng dõi họ Lê lên ngôi vua, "phù Lê diệt Mạc" - Nam Triều. Hai thế lực phong kiến này đánh nhau liên miên. Vùng đất Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường, lang mạc điêu tàn, người già trẻ nhỏ đói khổ triền miên, người đi lính, nhân dân muôn phần cực khổ. Đến năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, chiến tranh chấm dứt.
- Đầu thế kỉ XVII, chiến tranh xung đột Trịnh - Nguyễn, Quảng Bình và Hà Tĩnh trở thành chiến trường ác liệt, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt đàng trong và đàng ngoài. Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho nhân dân và gây tổn hại lớn đến sự phát triển của đất nước.
--> Từ thế kỉ XVI nhà nước Phong kiến tập quyền dần suy yếu

Bạn kiểm tra lại nhé, có biết đâu nhầm lẫn.
 
  • Like
Reactions: vanluc123

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
3 Nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao?
Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyên Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Anh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với cá. địa phương.
Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.
a, về kinh tế
- nông nghiệp
- thủ công nghiệp
- thương nghiệp
a) Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.
+ ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,...
- Thủ công nghiệp: Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...
- Thương nghiệp: Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị.
b) Về văn hóa:
- Tôn giáo: Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.
- Chữ viết: Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.
- Văn học, nghệ thuật:
+ Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,...
+ Văn học dân gian có nhiều thể loại.
+ Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...
- Khoa học - kĩ thuật:
+ Chế tạo đồng hồ và kính thiên lí.
+ Chế tạo máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
+ Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
 
Top Bottom