Sử Box sử - CLB Tranh luận

Status
Không mở trả lời sau này.
T

trucphuong02

Cãi bướng Hình Lệ Cơ xét về khía cạnh tin học thì rất nhỏ và mờ, còn độ phân giải thấp (bị vỡ hạt) nên suy ra ảnh này được cắt một phần từ một ảnh khác trong một ảnh lớn.

Dạ rồi!! Em đã biết ạ!!! Em không rành về mấy cái này! Coi như nhường anh =)) Anh cãi nhau cũng ghê gớm lắm!! Nhưng cũng không đồng ý vs anh về cái bà Võ Tắc Thiên :p ____________________________
 
S

scientists



Dạ rồi!! Em đã biết ạ!!! Em không rành về mấy cái này! Coi như nhường anh =)) Anh cãi nhau cũng ghê gớm lắm!! Nhưng cũng không đồng ý vs anh về cái bà Võ Tắc Thiên :p ____________________________

Gì chứ cãi lộn thì anh dọn sạch kẻ thù tứ phương tám hướng... Em không nhường thì vẫn chết sắp lớp !!! :))

Có một sự thật là rất nhiều chi tiết trong các câu chuyện về Võ Tắc Thiên chỉ là lời kể truyền miệng của dân gian. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận và bàn cãi về tính xác thực của những câu chuyện này.

 
T

trucphuong02

Có một sự thật là rất nhiều chi tiết trong các câu chuyện về Võ Tắc Thiên chỉ là lời kể truyền miệng của dân gian. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận và bàn cãi về tính xác thực của những câu chuyện này.

Uả chứ không phải trong sử sách ghi hả anh!!! Dù gì thì cũng ác độc :p !! Em vẫn bất đồng ý kiến vs anh
 
M

manh550

Gì chứ cãi lộn thì anh dọn sạch kẻ thù tứ phương tám hướng... Em không nhường thì vẫn chết sắp lớp !!! :))

Có một sự thật là rất nhiều chi tiết trong các câu chuyện về Võ Tắc Thiên chỉ là lời kể truyền miệng của dân gian. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận và bàn cãi về tính xác thực của những câu chuyện này.


Uk, bào chữa đúng đó.Có chuyện là Võ Tắc Thiên đã ám ảnh vào tấm trí của người TQ rồi có dù CM bà hiền lành chắc cũng không thay đổi được=)). Mà trước khi chết bà còn răn dạy:
"Tàn nhẫn là thành công:eek:"
 
T

trucphuong02

Thôi đổi nhân vật!!
Nếu nói về tàn ác thì Vạn Trân Nhi cũng không thua kém!! Một câu chuyện nhỏ về bà ta
"Một hôm khi Quang Tôn rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ đang rửa tay cho mình trắng ngần gợi cảm, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buông lời khen đẹp. Mấy hôm sau, Lý Hoàng hậu sai người dâng vua một cái hộp nói đây là thứ vua rất yêu thích nên tiện thiếp lấy để dâng lên. Quang Tôn nghe nói cả mừng, vội mở ra xem thì ra trong đó là... đôi bàn tay của thị nữ hôm nọ vua khen đẹp đã bị chặt ra. Vua kinh hãi, sây xẩm cả mặt mày."

Ghê rợn_______________________________________
 
M

manh550

Thôi đổi nhân vật!!
Nếu nói về tàn ác thì Vạn Trân Nhi cũng không thua kém!! Một câu chuyện nhỏ về bà ta
"Một hôm khi Quang Tôn rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ đang rửa tay cho mình trắng ngần gợi cảm, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buông lời khen đẹp. Mấy hôm sau, Lý Hoàng hậu sai người dâng vua một cái hộp nói đây là thứ vua rất yêu thích nên tiện thiếp lấy để dâng lên. Quang Tôn nghe nói cả mừng, vội mở ra xem thì ra trong đó là... đôi bàn tay của thị nữ hôm nọ vua khen đẹp đã bị chặt ra. Vua kinh hãi, sây xẩm cả mặt mày."

Ghê rợn_______________________________________

Cái này ghê rợn lắm đâu, ở TQ có đầy không những ở TQ việt nam có đầy
VD:Vợ chặt chồng 37 nhát lúc nửa đêm rồi ngủ tiếp:eek:
....................................................................................
 
P

phamhuy20011801

Đề tài ms :3
------------------------------------------------
Ai là ng đàn bà ÁC nhất TRUNG HOA :
A. Lệ Cơ
B. Lã Hậu
C. Chiêu Tín
D. Võ Tắc Thiên
E. Van Trân Nhi
H. Giả Nam Phong
G. T`ư Hi thái hậu
K. Đát Kỉ
J. Tiệu Phi Yến
V. Độc Cô hoàng hậu
L. Lã Kim Oanh
M. Khánh Thiị
Như vậy còn thiếu nhưng thế là đủ rồi
Trung Hoa gì mà lắm bà chằn thế không biết
Rồi bắt đầu thaảo luận :D

Cho Chiêu Tín 1 phiếu :))

Chiêu Tín được mệnh danh là Quái vật trong triều Hán, vì bà ta luôn dùng các thủ đoạn tàn độc, man rợ mà dường như con người không thể làm để hành hạ các phi tần mà hoàng thượng Lưu Khứ sủng ái.

Chuyện kể lại, có hai phi tần Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vì hai người đàn bà này hoang dâm vô độ nên sau này ông quay ra sủng ái Chiêu Tín. Và vì vậy, Chiêu Tín được thể, quyết định trả thù hai người đàn bà kia.

Khi hai người đàn bà kia ra tay hãm hại Chiêu Tín thì bị phát hiện. Lúc này nhà vua Lưu Khứ cho người bắt hai ả tới điều tra, dùng hình phạt là rùi sắt nóng nướng chín thịt, đánh roi mây để phải khai ra. Và khi đã khai ra, thì ông ta dùng hình phạt dã man, dùng dao đâm chết và cho Chiêu Tín đâm chết một người.

Hai người đàn bà này bị thiêu cháy và đem đổ tro đi. Đó là hai người đàn bà từng được Lưu Khứ sủng ái nhưng cuối cùng lại nhận được kết cụ bi thảm như vậy.

Sau này, Chiêu Tín vì ghen tức với các phi tần khác, không muốn ai nhận được sự sủng ái của mình nên đã giết hại, vu oan, lập mưu hãm hại nhiều người, dùng những hình thức như móc mắt, rùi lửa nóng nung chín thịt, đâm vào vùng kín hay chặt tay chân, cắt lưỡi... Thậm chí bà ta còn cho những người khác chứng kiến để răn đe. @-)

=))
 
Last edited by a moderator:
S

scientists


Sao không ai nói đến bà chằn Đát Kỷ này hết vậy. Nhớ là Đát Kỷ chớ hổng phải "Đắc Kỷ" nhé mấy you !
Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật này chưa được công nhận. Ngoài các truyền thuyết dân gian, các nghiên cứu khoa học, các phát hiện từ di chỉ khảo cổ chưa tìm thấy những dấu tích về sự tồn tại của nhân vật Đát Kỷ. Hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa đều thống nhất phán đoán cơ bản Đát Kỷ chỉ là một nhân vật hư cấu được xây dựng trong dân gian và chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo, nhằm mục đích giảm nhẹ vai trò của Trụ Vương trong sự sụp đổ của nhà Thương và làm tiến trình thay thế của nhà Chu danh chính ngôn thuận.
vi-wikipedia - Thời Thương, người Trung Hoa chưa có tục chép sử, và hiện tại cũng chưa tìm thấy bất kỳ tài liệu đương thời nào ghi nhận sự tồn tại của Đát Kỷ. Tất cả các thông tin về Đắc Kỷ đều xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Mãi đến thời nhà Minh, tác phẩm tiểu thuyết dã sử Phong thần diễn nghĩa mới cung cấp những thông tin hệ thống về nhân vật này.
Theo Phong thần diễn nghĩa thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái. Tô Hộ có 2 người con. 1 là con trai trưởng Tô Toàn Trung, văn võ song toàn, dũng trí hơn người. 2 là Tô Đát Kỷ, 16 tuổi, 1 bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần: mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, môi đỏ thắm, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo.
Phong thần diễn nghĩa cũng cho rằng Đát Kỷ thực ra chỉ là người bình thường, nhưng trên đường dâng nạp cho Trụ Vương đã bị Hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa Nương Nương giao cho là làm cho Trụ Vương mê muội và nhà Thương sụp đổ, tạo điều kiện cho nhà Chu thu phục thiên hạ. Tuy nhiên, do thực hiện nhiệm vụ quá tàn ác và hại chết quá nhiều người, vì vậy đã bị Khương Tử Nha chém chết.
Trụ Vương và Đát Kỷ là 1 cặp được nhắc đến trong lịch sử Trung Quốc với sự phẫn nộ của nhiều người. Tương truyền, trong cung Trụ có 1 nơi dành riêng cho thú vui của vua Trụ. Vua Trụ, Đát Kỷ cùng các mỹ nhân thường xuyên vui chơi truy lạc tại đây. họ ra lệnh dùng roi đánh khắp người các con vật thật đau, để hằn lên vết đỏ, rướm máu, rồi mang nướng lên để thưởng thức, đem thịt treo thành rừng, gọi là nhục lâm. Nơi này được thiết kế với những hồ nhỏ, vua Trụ cho đổ rượu vào đầy hồ, gọi là tửu trì, rồi cùng Đắc Kỷ và các mỹ nhân xuống tắm rượu.
Trong nhiều truyền thuyết dân gian đều cho rằng Đát Kỷ là hồ ly tinh hóa thành, vì dược biết bà rậm lông chân. Tất cả đều mô tả bà có nhan sắc yêu kiều làm mê đắm lòng người, thuộc hàng đại mỹ nhân của Trung Hoa. Tuy nhiên, do là một yêu tinh và có nhiều hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm chết quá nhiều người, nên dân gian thường gọi bà là yêu cơ.

Có lần Đát Kỷ bất hòa với thân thuộc của vua là Tỷ Can, bắt ông này phải moi tim ra. Một vị quan giỏi xem tinh tượng, bói toán cũng vì bất hòa mà bị bà cho cột lưng vào cột nung đỏ, cháy cả lưng. Trụ Vương còn cho xây cung "Lộc Đài" vuông mỗi bên 3 dặm, cao ngàn thước, quy mô lớn chưa từng thấy, phải dùng đến hàng vạn thợ xây, xây 7 năm mới xong.

Những lần đi du ngoạn, Trụ Vương và Đát Kỷ cũng làm không ít điều ác nhân như: Một lần đi dạo thấy cảnh một cụ già và một em bé đi trong mưa tuyết, cụ già thì khỏe mạnh, còn em bé run rẩy vì lanh. Đát Kỷ nói cụ già dược sinh ra trong lúc cha mẹ còn trẻ nên ống chân có tủy, đứa trẻ kia sinh ra khi cha mẹ đã già nên chân không có ống tủy, vì thế mà lạnh. Trụ Vương không tin, ả liền cho người chặt chân cụ già và em bé ra xem rồi cùng cười ha hả, một lần khác thấy 1 sản phụ liền bắt mổ bụng ra xem trai hay gái.

"Bào lạc" lại là 1 phát minh của Đát Kỷ, Trụ Vương. Đó là 1 ống đồng dài, khi sử dụng mang ống đồng nhét đầy than đỏ bắc ngang qua hố lửa, bắt tội nhân cởi hết quần áo giày dép ra và chạy từ đầu này sang đầu kia của ống đồng. Quan thần trong triều bấy giờ bị tàn sát vô tội vạ.
Chu Vũ Vương Cơ Phát được sự phò tá của Khương Tử Nha đã đánh đổ nhà Thương. Trụ Vương mất nước bèn mặc áo dát ngọc leo lên "Lộc Đài" tự châm lửa thiêu. Đát Kỷ cũng tự thắt cổ chết.
Các sử gia đời sau thường cho rằng vì quá yêu Đát Kỷ, Trụ Vương đã làm nhiều điều thất đức, đi theo vết xe đổ của vua Kiệt nhà Hạ say đắm nàng Muội Hỷ đến nỗi làm hỏng chính sự và mất nước về tay nhà Chu. Sau này cuối thời Tây Chu lại có chuyện Chu U vương si mê nàng Bao Tự mà cũng lặp lại bi kịch như Trụ Vương làm mất nhà Tây Chu. Về sau, Đát Kỷ bị chính tay Khương Tử Nha giết chết (có nơi ghi là Đát Kỷ sau khi Trụ Vương mất nước đã thắt cổ tự tử).
"Phong thần diễn nghĩa" cũng cho rằng, Đát Kỷ thực ra chỉ là người bình thường, nhưng trên đường dâng nạp cho Trụ Vương đã bị hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa nương nương giao cho. Tuy nhiên, do quá tàn ác, vì vậy đã bị Khương Tử Nha chém chết.
Như vậy, xét về nét đẹp, Đát Kỷ cũng thuộc hàng đại mỹ nhân Trung Hoa nhưng không được coi trọng và kính nể như Tứ Đại Mỹ Nhân.
Cùng đọ sắc 7 phiên bản Đát Kỷ do các mĩ nữ :)) đóng trong các bộ phim truyền hình nhé :
d6.jpg

Nhân vật Đát Kỷ xuất hiện lần đầu trên màn ảnh Hoa ngữ vào năm 1964 và được thể hiện bởi Ảnh hậu LHP Châu Á Thái Bình Dương lần 4 - Lâm Đại. Không chỉ làm say đắm trái tim Trụ Vương bằng nhan sắc mà nàng Đát Kỷ do Lâm Đại thủ vai cũng đã khiến nhiều người phải mê mẩn và đi vào lòng khán giả một cách sâu sắc.

d7.jpg

Nàng Đát Kỷ của Phó Nghệ Vỹ trong Phong Thần Bảng (1990) có ánh mắt sắc sảo cùng vẻ đẹp mặn mà. Đến nay, Đát Kỷ cũng là vai diễn khó quên trên màn ảnh của Phó Nghệ Vỹ.

d8.jpg

Ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả là hình tượng nàng Tô Đát Kỷ vô cùng sexy mà Ôn Bích Hà đã thể hiện rất thành công trong phiên bản TVB.

d9.jpg

Nàng Tô Đát Kỷ của Ôn Bích Hà đã đi từ một cô gái ngây thơ, thánh thiện cho đến một người phụ nữ lẳng lơ và gợi dục. Đến nay khán giả vẫn khó lòng quên được đôi mắt sắc lạnh, bờ môi gợi cảm, những bước đi uyển chuyển của Tô Đát Kỷ - Ôn Bích Hà.

d10.jpg

Chỉ là nhân vật phụ trong phim Truyền thuyết Na Tra nhưng Đát Kỷ của La Hải Quỳnh vẫn khiến khán giả điêu đứng bởi sự quyến rũ và tinh ranh của mình. Nữ diễn viên sinh năm 1973 cũng chiếm được cảm tình của không ít khán giả khi tái hiện xuất sắc nhân vật Tô Đát Kỷ trên màn ảnh.

d11.jpg

Lâm Tâm Như cũng từng hóa thân vào nhân vật Đát Kỷ trong phim Phong Thần bảng: Võ vương phạt Trụ. Tuy nhiên hình tượng Đát Kỷ của Lâm Tâm Như lại được nhận xét là khá hiền lành và thánh thiện.

d12.jpg

Phiên bản Đát Kỷ của Phạm Băng Băng lại khiến khán giả khó quên bởi sự nham hiểm và độc ác.

d13.jpg

Trong phim Phong Thần bảng: Phụng minh kỳ sơn, nàng Đát Kỷ (Phạm Băng Băng) đã không từ mọi thủ đoạn để có được cái mình muốn, thậm chí là giết chết người mà cô yêu thương nhất.

d16.jpg

Nữ diễn viên Hoắc Tư Yến đã thể hiện một Đát Kỷ với những nét đột phá khi cho thấy sự lả lơi, ma mỵ và vẻ đẹp kiều diễm, ánh mắt hút hồn, nụ cười lẳng lơ, thân hình tròn đầy với khuôn ngực căng tràn... trong phim Truyền thuyết Thiên sư chung đạo chi mỹ lệ (2010). Phiên bản Đát Kỷ của Hoắc Tư Yến được nhận xét là không kém phần khêu gợi và quyến rũ so với phiên bản của Ôn Bích Hà.

d14.jpg

Phiên bản Đát Kỷ của Trương Hinh Dư trong Phong thần anh hùng bảng (2013) là một cô gái đáng thương khi bị ép phải tiến cung.

d15.jpg

Vì quá phẫn uất, Đát Kỷ đã định tự sát, nào ngờ bị hồ ly tinh chiếm thân xác khiến cuộc đời nàng trở thành một con người hoàn toàn mới. Đát Kỷ hợp sức với Cửu Đầu Trĩ Kê Tinh (Trịnh Diệc Đồng) và Tỳ Bà Tinh (Mạch Địch Na) nhiễu loạn dương gian, khiến Triều Ca sụp đổ.​
 
C

cabua266

:v
H lại mốn bầu Đát Kỉ :3
P/s" Tối qua xem phim Võ Tắc Thiên nên ko thảo luận cùng mn đc ...thông cảm :D
 
C

cabua266

Vấn đề tiếp theo cho ngày hôm nay :D
các bạn chắc biết vua Quang Trung hay có tên gọi là Nguyễn Huệ
Vậy có ai biết ông mất ra sao không ???
A. Tự tử
B. bị bệnh
C. Tai nạn
D. Bị ám sát
Ghê quá .....cái chết của ông vẫn còn là bí ẩn đó ?????
 
S

scientists

Vấn đề tiếp theo cho ngày hôm nay :D
các bạn chắc biết vua Quang Trung hay có tên gọi là Nguyễn Huệ
Vậy có ai biết ông mất ra sao không ???
A. Tự tử
B. bị bệnh
C. Tai nạn
D. Bị ám sát
Ghê quá .....cái chết của ông vẫn còn là bí ẩn đó ?????

Gì đâu mà ghê trời ? Về xem vài ba bộ horror film đi !!! :))

Chèn 2 hình vào bài thôi,ghét ba cái hình design tầm bậy tầm bạ !
Quangtrung.gif


Quang_Trung_statue_02.jpg~original

vi-wikipedia - Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết về cái chết của vua Quang Trung được đưa ra nhưng chưa giả thuyết nào có được chứng cứ xác thực, đủ sức thuyết phục.

Áo thêu của Càn Long
Theo Hoàng Lê nhất thống chí, khi Quang Trung giả sang Yên Kinh gặp Càn Long, được Càn Long tặng cho chiếc áo, có thêu 7 chữ:

Xa tâm chiết trục, đa điền thử
Nghĩa là:
Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng


Theo phép chiết tự, chữ "xa" và chữ "tâm" ghép lại thành chữ "Huệ" là tên của Nguyễn Huệ; "chuột" nghĩa là năm tý (Nhâm tý 1792). Ý của dòng chữ trên áo là Nguyễn Huệ sẽ chết vào năm Tý.

Giả thiết này ý nói rằng: Nguyễn Huệ chết do áo bị yểm bùa.

Thực ra Nguyễn Huệ bị bệnh mà chết

Bệnh
Sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn ghi giải thích cái chết của vua Quang Trung như sau:

"Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: "Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng..."

Sách Tây Sơn thực lục cũng có ghi "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi...". Và sau khi Quang Trung mất, vào tháng một năm Càn Long thứ 58 (1793), Quách Thế Huân cũng báo cáo với Càn Long: "Quang Trung đã chết vì bệnh".

Cũng một giả thuyết được truyền lại nhiều nhất là một buổi chiều thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng "huyễn vận", còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não.

Một giáo sĩ tên Longer, có mặt ở Đàng Ngoài vào những thời điểm này, đã viết trong một bức thư đề ngày 21 tháng 12 năm 1792 là vua Quang Trung chết vì bệnh, nhưng không rõ là bệnh gì.

Các nhà nghiên cứu về sau gạt bỏ các chi tiết mê tín trong Ngụy Tây liệt truyện thì họ cho rằng Quang Trung đã bị một cơn tăng huyết áp đột ngột.

Bác sĩ Bùi Minh Đức qua khảo cứu các nguồn tư liệu lịch sử, kết luận rằng Nguyễn Huệ "Xuất huyết não dưới màng nhện; nguyên nhân tử vong: do viêm phổi sặc".
 
S

scientists

Để mình post một bài nghiên cứu khoa học của một hội thảo khoa học. Đọc xong chắc chốt chủ đề được rồi. Đầy đủ quá mà ! :))

>> TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Nguyên nhân cái chết của Vua Quang Trung

Vua Quang Trung đã qua đời cách đây (2008) đúng 206 năm. Vua mất nhằm ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý, tức là vào ngày 16 tháng 9 năm 1792 dương lịch sau một thời gian bị “bạo bệnh”. Vua mất lúc mới 39 tuổi.
ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ CÁI CHẾT CỦA VUA QUANG TRUNG:
Phần lớn, các tài liệu lịch sử đều ghi là vua Quang Trung đã chết vì “bạo bệnh”. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện của Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi “huyễn vựng”. Tác giả Hoa Bằng thì cho rằng, vua Quang Trung chết vì bệnh “huyết vựng”.
Vua Quang Trung đã được xem là một vị anh hùng dân tộc nên trong quá khứ đã có nhiều người quan tâm đến cái chết đột ngột của vị anh hùng áo vải đó. Cũng vì thế nên đã có nhiều người đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau về cái chết của vị Vua này. Tuy nhiên, từ trước đến nay vẫn chưa có một khảo cứu nào căn cứ vào Y khoa hiện đại, phối hợp với các sự kiện đã được ghi trong lịch sử để có thể cho chúng ta biết một cách chắc chắn hơn về bệnh trạng cũng như về nguyên nhân tử vong của vua Quang Trung vào hồi đó.
Chúng tôi đã dựa trên các hiểu biết của nền Y học hiện đại và phối hợp với các tài liệu lịch sử giá trị của ngành Sử học Việt Nam còn lưu lại đến ngày nay để suy diễn bệnh tình của vua Quang Trung trước giờ lâm chung. Mục đích của chúng tôi là “Thử tái lập hồ sơ bệnh lý của vua Quang Trung Nguyễn Huệ từ khi xảy ra bạo bệnh cho đến ngày qua đời”.
THỬ TÁI LẬP HỒ SƠ BỆNH LÝ CỦA VUA QUANG TRUNG:
I/ BỆNH SỬ
A/ TƯ LIỆU CHỨNG MINH: Trước hết chúng tôi đưa ra vài tư liệu dính dáng đến khởi điểm bạo bệnh của Nhà Vua.
1/ Theo Đại Nam thực lục chính biên, Tập II, Đệ Nhất Kỷ 1 (Tổ phiên dịch Viện Sử học, Đào Duy Anh hiệu đính, tr. 159- 160): “...Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ chết. Nguyễn Huệ ngồi chơi buổi chiều, bỗng mơ thấy một ông già tóc bạc từ trên không xuống, mặc áo trắng, tay cầm gậy sắt, chỉ vào Huệ mà bảo rằng “Ông cha mày sống trên đất vua, đời làm dân vua, mày sao dám vô lễ xâm phạm lăng tẩm?”. Rồi đánh vào trán một cái. Huệ ngất ngã ra. Tả hữu đều sợ. Giờ lâu mới tỉnh. Huệ đem việc đó nói với Trung thư Trần Văn Kỷ. Nhân đó, ốm không dậy được, dặn con là Quang Toản (lại tên nữa là Trát) rằng “Ta sẽ chết đây! Thần kinh Phú Xuân không phải của mày có được. Nghệ An là đất của cha mẹ ta (Tổ tiên Huệ là người huyện Hưng Nguyên, khi Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế tiến lấy được bảy huyện Nghệ An, dời dân vào Qui Nhơn), đất ấy là nơi hiểm yếu có thể trông cậy được. Ta đắp thành dày để làm kế Tấn Dương ngày khác cho mày. Sau khi ta chết, mày nên về đó. Nếu có biến cố còn có thể giữ được”. Rồi Huệ chết”.
2/ Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, phần Ngụy Tây liệt truyện: “Một hôm về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm tối tăm, kế thấy một ông già đầu bạc mặc áo trắng từ trên trời xuống, tay cầm gậy sắt mắng rằng “Ông cha ngươi sống ở đất các chúa, đời đời làm dân của chúa, ngươi sao dám phạm đến lăng tẩm?” Rồi lấy gậy đánh vào trán, bất tỉnh nhân sự lâu lắm. Lúc tỉnh dậy, nhà vua đem chuyện ấy nói với quan Trung thư Trần Văn Kỷ. Từ đó bệnh chuyển nặng, mời quan Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về bàn bạc để dời đô ra đó. Thương nghị chưa xong thì Thế tổ ta (tức vua Gia Long) đã lấy lại được Gia Định, chiếm Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế chấn động. Quang Trung nghe được lo buồn, bệnh ngày càng kịch liệt”.
B/ BỆNH SỬ QUA CÁC TƯ LIỆU ĐÃ DẪN: Qua hai tài liệu trên, chúng ta có thể suy diễn được diễn tiến của bệnh trạng lúc khởi đầu như sau: “Bệnh nhân là một người nam, mới 39 tuổi. Bệnh nhân đang ngồi chơi buổi chiều, không vận dụng sức lực hay làm việc gì nặng nhọc, bỗng cảm thấy xây xẩm tối tăm, đầu đau như có ai cầm gậy sắt đánh vào trước trán và té xuống liền, hôn mê bất tỉnh. Sự việc xẩy ra rất đột ngột. Giờ lâu bệnh nhân mới tỉnh lại”.
II/ TRIỆU CHỨNG CĂN BỆNH
Xét theo bệnh sử, chúng ta có thể ngược dòng thời gian để suy nghiệm ra các triệu chứng của căn bệnh ban đầu của Vua Quang Trung. Chúng tôi đã có thể ghi nhận bảy yếu tố định bệnh quan trọng trong giai đoạn khởi đầu bệnh trạng của bệnh nhân là:
- 1/ “BỆNH NHÂN CÒN TRẺ”, chỉ mới 39 tuổi.
- 2/ “ĐAU ĐẦU DỮ DỘI, ĐỘT NGỘT”
- 3/ “HÔN MÊ NGẤT XỈU THÌNH LÌNH”
- 4/ “KHÔNG VẬN ĐỘNG SỨC LỰC” khi xảy ra biến cố
- 5/ “KHÔNG BỊ TỔN THƯƠNG TRÊN ĐẦU”, không bị va đập trên đầu trước đó
- 6/ “BỆNH NHÂN TỈNH LẠI: Bệnh nhân bị té xuống hôn mê bất tỉnh,”giờ lâu mới tỉnh”
- 7/ “BỆNH NHÂN KHÔNG BỊ HÔN MÊ DÀI NGÀY”
III/ ĐỊNH BỆNH PHÂN BIỆT
Dựa trên các yếu tố đó, chúng ta có thể suy diễn ra các điều khác để tìm bệnh. Chúng ta lấy triệu chứng “Bất tỉnh” là triệu chứng quan trọng nhất của căn bệnh để làm điểm khởi đầu của lý luận định bệnh của chúng ta.
Trong từ ngữ Y khoa, “Bất tỉnh mê man” được gọi bằng từ ngữ chung là “Loss of Consciousness”, gọi tắt là “L.O.C.”. Có khi người ta còn gọi là “Apoplexy” và “Apoplexy” là từ ngữ thường đi đôi với căn bệnh Xuất Huyết Não. Nếu bất tỉnh nhẹ, tỉnh lại ngay liền, thì gọi là “Syncope”, hôn mê nặng thì gọi là “Coma”.
Thông thường, khi bệnh sử có ghi “LOC” đột ngột mà trước đó không có dấu hiệu tổn thương nào trên Não Sọ thì Y khoa ngày nay thường nghĩ ngay đến “NGUYÊN NHÂN NÃO BỘ” và nhất là nghĩ ngay đến “TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO”, còn được gọi là “BỆNH ĐỘT QUỴ”.
- A/ NGHẼN ĐỘNG MẠCH thường bị “HÔN MÊ SÂU ĐẬM” và thường xảy ra cho người LỚN TUỔI, trên 50 tuổi. Triệu chứng khởi đầu cũng có thể thình lình nhưng “KHÔNG CÓ ĐAU ĐẦU”, không bị sốt. Bị yếu dần về thần kinh bắt đầu từ tay rồi lan ra các vùng khác, TĂNG LẦN từ từ từng bước một, từ vài giờ cho đến vài ngày (24 giờ - 72 giờ) và thường về một phía. Tay chân có thể bị yếu dần và bị Liệt Tay Liệt Chân ở phía đối diện và cả tê tay tê chân. Thường là do “Nghẹt Động Mạch Não Giữa”.
- B/ XUẤT HUYẾT TRONG NÃO BỘ: 14% các cas bị HÔN MÊ BẤT TỈNH mà không có tổn thương do Va Đập nào trước đó. Bệnh này thường do “BỂ ĐỘNG MẠCH” trong khối chính của Não tạo thành “Cục Máu” còn gọi là “Khối tụ máu” đè ép lên trên Não Bộ và gây nên các triệu chứng về Thần kinh Não bộ. Bệnh này thường xảy ra ở người CAO TUỔI.
- C/ XUẤT HUYẾT DƯỚI MÀNG NHỆN: thường do sự bể vỡ của các động mạch bị Nở Phình hoặc do các Tật Dị Dạng Động – Tĩnh Mạch Bẩm Sinh trong Não, dưới Màng Nhện. Bệnh này là “thường xảy ra ở “NGƯỜI TRẺ KHOẢNG 40 TUỔI” và xảy ra “BẤT THÌNH LÌNH”
IV/ ĐỊNH BỆNH
Xuyên qua triệu chứng của các bệnh về Xuất Huyết Mạch Máu Não trong trường hợp bị “BẤT TỈNH ĐỘT NGỘT” và so sánh với các triệu chứng khởi đầu của căn bệnh của Vua Quang Trung qua các tư liệu đã nêu ra, chúng ta thấy căn bệnh lúc ban đầu của Vua Quang Trung rất có thể là:
“BỆNH XUẤT HUYẾT NÃO DƯỚI MÀNG NHỆN”
(Subarachnoid Hemorrhage)
V/ DIỄN TIẾN BỆNH TRẠNG:
Căn bệnh “Xuất Huyết Não Dưới Màng Nhện” này của Nhà Vua, ngoài những triệu chứng chính ban đầu mà ta đã suy diễn ra được qua những tư liệu đã dẫn chứng, liệu còn có các triệu chứng phụ nào trên người Vua phù hợp với sự tiến triển của bệnh lý theo y khoa ngày nay hay không? Chúng ta thử đi tìm thêm các triệu chứng đó và cũng sẽ dùng các tư liệu sử học để chứng minh bằng cách theo dõi diễn tiến của căn bệnh ban đầu cho đến ngày Vua qua đời.
A/ Bài “Ai Tư Vãn” của Ngọc Hân Công Chúa làm vào lúc Nhà Vua qua đời đã cho ta thêm đôi chút ánh sáng về bệnh tật của Vua trong thời gian này:
“Từ nắng hạ mùa thu trái tiết,
Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên
Xiết bao kinh sợ lo phiền,
Miếu thần đã thỉnh, thuốc tiên lại cầu
Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước,
Phương pháp nào đổi được cùng chăng?
Qua bài “Ai Tư Vãn” này, ta có thể rút ra thêm được các kết luận sau đây liên quan đến bệnh trạng của Nhà Vua:
1/ “Từ nắng hạ mùa thu trái tiết”: Vua đau từ mùa hạ đến mùa thu mới mất.
Khoảng thời gian có lẽ là TRÊN HAI THÁNG từ lúc phát bệnh đến giờ lâm chung.
2/ “Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên”: Vua day trở trên giường bệnh. Y Khoa ngày nay gọi là “CHỨNG BỒN CHỒN”
Câu hỏi được nêu tiếp theo là những “dư chứng” nào khác còn hiện diện trên cơ thể con người của Nhà Vua sau cơn bạo bệnh?
B/ Đại Nam thực lục chính biên cho ta biết qua tình hình chung sau khi Vua ngã bệnh: “…Huệ ngất ngã ra. Tả hữu đều sợ. Giờ lâu mới tỉnh. Huệ đem việc đó nói với Trung thư Trần Văn Kỷ. NHÂN ĐÓ ỐM KHÔNG DẬY ĐƯỢC, dặn con là Quang Toản…”.
Qua câu này của Đại Nam thực lục chính biên thì sau khi bị cơn bệnh thình lình, Vua đã “KHÔNG THỂ NÀO ĐỨNG DẬY ĐƯỢC”. Nhà Vua đứng dậy không được có thể là do bệnh Liệt Bại Tay Chân, tức là bệnh “BÁN THÂN BẤT TOẠI” hay bị bệnh “CHÓNG MẶT QUAY CUỒNG”, và cũng có thể do cả hai bệnh chứng đó cùng xảy ra một lúc và đã làm cho Nhà Vua không thể nào đứng lên và bước đi ra ngoài được mà phải nằm suốt trên giường bệnh.
Nói tóm lại, theo dõi bệnh tật của Vua, chúng ta có thể nhận thấy những dư chứng của căn bệnh của Vua trong những ngày trước khi lâm chung có thể là:
- 1/ BẠI LIỆT NỬA NGƯỜI
- 2/ ÓI MỬA
- 3/ CHÓNG MẶT
- 4/ ĐAU ĐẦU
- 5/ CỨNG CỔ, ĐAU CỔ
- 6/ ĐỘNG KINH
- 7/ CO GIẬT
- 8/ CHỨNG BỒN CHỒN
- 9/ NUỐT KHÓ, NUỐT SẶC
- 10/ THỊ TRƯỜNG KHIẾM KHUYẾT
VI/ ĐIỀU TRỊ
Trong bài “AI TƯ VÃN” chính Ngọc Hân Công Chúa, vợ Vua Quang Trung, đã cho chúng ta biết là ngoài chuyện cầu khấn các đấng Thần Linh ở các Am Miếu linh thiêng để cầu nguyện cho Nhà Vua, Bà cũng đã phải bôn ba mời Thầy tìm thuốc khắp nơi để chữa cho Vua trong ngay sau cơn bạo bệnh hòng mong bệnh tình Nhà Vua thay đổi, trở lại lành mạnh như cũ.
Trong vấn đề chữa trị cho Nhà Vua, chúng tôi nghĩ là chứng bại liệt nửa thân khó lòng chữa chạy, bất cứ thầy thuốc nào, Đông hay Tây, cũng đều biết thế. Nếu có thể dùng thuốc để chữa chạy cho Nhà Vua là chữa chạy các chứng như: Ói Mửa, Chóng Mặt, Đau Đầu và Chứng động Kinh, Co Giật chẳng hạn. Ngay chuyện đút cho Vua ăn chắc các gia nhân lúc đó cũng đã phải rất cẩn thận, phải đút chậm chậm từ từ để khỏi gây ra “Chứng Sặc”. “Sặc” là một phản xạ tự nhiên của con người để tống bỏ ra ngoài các thức ăn đi lạc vào cuống phổi, không cho đồ ăn có thể vào phổi và gây ra “Viêm Phổi Sặc”.
CÒN NỮA
 
S

scientists

(tiếp theo)
VII/ TIÊN LƯỢNG BỆNH TRẠNG
Đại Nam thực lục chính biên và Đại Nam chính biên liệt truyện còn cho ta biết là sau khi bị bạo bệnh, Nhà Vua đã TRỐI TRĂN dặn dò Thái tử Quang Toản về đường hướng phải làm trong tương lai. Vua cũng cho vời Trung Thư Trần Văn Kỷ và cả Trấn Thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về Phú Xuân để bàn bạc chuyện dời đô ra Nghệ An. Theo Nguyễn Xuân Nghĩa (“Quang Trung thăng hà, Vì sao và Bao giờ”) thì Vua Quang Trung còn trối trăn căn dặn kỹ càng Trần Quang Diệu và triều đình: “Sau khi ta mất, phải trong một tháng lo chôn cất sơ sài cho xong việc mà thôi. Các ngươi phải phò Thái tử sớm ra Nghệ An để khống chế thiên hạ. Nếu không, bị quân Gia Định kéo ra, các ngươi không còn chỗ chôn đấy”. Trong “Lê Quý dật sử” mà nhiều người cho là của Bùi Dương Lịch viết vào thời Tây Sơn, còn cho thêm chi tiết khác “Tuân di lệnh của Vua cha, để tang ngắn ngày, ba tháng là thôi mặc áo tang, sai sứ sang báo tang với nhà Thanh”.
Như vậy ta có thể suy ra hai điều về tình trạng của hệ thống thần kinh của Vua:
1/ Nhà Vua còn đủ óc phê phán, suy tính đường lợi hại, trí thông minh của Vua vẫn còn tồn tại. Trung Tâm của thông minh, của Suy Nghĩ và Lý Luận là ở Vùng Trán. Như vậy Não Bộ Vùng Trán của Vua vẫn còn hoạt động.
2/ Nhà Vua vẫn còn năng khiếu Ngôn Ngữ để trối trăn, nói chuyện và bàn luận với quần thần. Như vậy, Trung Tâm về Ngôn Ngữ của Vua vẫn còn hoạt động. Trung tâm về Ngôn Ngữ thường ở bên phía TRÁI của người thuận dùng tay phải (95%) và như vậy ta có thể PHỎNG ĐOÁN phía Não bên TRÁI của Nhà Vua vẫn hoạt động bình thường.
3/ Và vì vậy, chúng ta có thể suy ra, phía bên chảy máu Não của Vua Quang Trung là phía PHẢI và từ đó, có thể suy ra thêm là Vua bị bệnh BÁN THÂN BẤT TOẠI BÊN TRÁI và tay chân phía bên PHẢI có thể đang hoạt động bình thường. Lý do là vì các dây thần kinh vận động tay chân từ Não Bộ bên TRÁI còn tốt phải chạy TRÉO QUA phía bên PHẢI khi chạy xuống phía dưới Tủy Sống. Nếu Nhà Vua muốn cầm tay các cận thần mà dặn dò trối trăn thì có thể Nhà Vua vào hồi đó đã phải dùng tay PHẢI để cầm tay của kẻ cận thần đó.
Cũng cần biết, theo thống kê ngày nay, thì TIÊN LƯỢNG về bệnh “Xuất Huyết Não dưới Màng Nhện” đã được đánh giá như sau: 30% chết ngay trong 30 ngày đầu, 30% các cas sẽ hồi phục với di chứng tàn tật nặng nhẹ khác nhau và 50% các cas sẽ chết (chết vì trận xuất huyết lần đầu hay do xuất huyết tái phát).
VIII/ CHỮA TRỊ BỆNH “XUẤT HUYẾT NÃO DƯỚI MÀNG NHỆN” TRONG Y KHOA NGÀY NAY
Điều trị cấp cứu của bệnh Tai Biến Mạch Máu Não cần phải nhanh chóng vì những hư hại của Não sẽ xảy ra trong vòng vài giờ sau khi bị tai biến. Ngoài cách sử dụng thuốc ra, trong vài trường hợp, ngày nay người ta phải dùng đến phẫu thuật để ngăn ngừa trước bệnh Tai Biến Mạch Máu Não, chẳng hạn như:
1/ Phẫu thuật động mạch cổ, cắt bỏ lớp trong động mạch trong bệnh Nghẽn Động Mạch.
2/ Vi phẫu động mạch nở phình hay tật mạch máu bẩm sinh trong bệnh “Xuất Huyết Dưới Màng Nhện”.
3/ Tái tạo thông máu bằng cách “phẫu thuật bắt cầu” ở chỗ mạch máu bị nghẽn trong bệnh Nghẽn Động Mạch…
IX/ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA VUA QUANG TRUNG:
Vua Quang Trung đã mất khoảng 2 tháng sau ngày bị “bạo bệnh” mặc dầu đã được triều thần hết sức chữa chạy. Vua đã mất ngày 16 tháng 9 năm 1792 (tức ngày 29 tháng 7 âm lịch).
A/ BỆNH TÁI PHÁT: Chứng “Xuất Huyết Dưới màng Nhện” cũng như mọi chứng “Xuất Huyết Trong Não” đều có thể tái phát. Thông thường các trường hợp tái phát thường dữ dội hơn, có thể đưa đến tử vong rất dễ dàng. Tuy nhiên, thông thường thì bệnh tái phát tức chảy máu lại trong vòng một vài tuần sau đó. Theo thống kê, 15% đến 20% bị tái lại trong 2 tuần sau. Ở đây, Nhà Vua đã qua được đến gần hai tháng nên nguyên nhân tử vong khó có thể là trường hợp tái phát xuất huyết của bệnh.
B/ VIÊM PHỔI SẶC: Một bệnh nhân khi bị tê liệt nửa người do bệnh “Xuất Huyết Não” hay “Xuất Huyết Dưới Màng Nhện” thường có kèm theo những triệu chứng hỗn loạn thần kinh của các chức năng NUỐT, hay chức năng THỞ v.v.. . Hỗn loạn của chức năng “NUỐT” thường dễ đưa đến “Sặc” và khi bị Sặc, thức ăn thường có thể “chạy lộn đường” vào Khí Quản. Do đó, hệ quả sẽ có thể là:
TẮC NGHẼN PHẾ QUẢN
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG PHỔI
Theo chúng tôi, sau khi bị bệnh “Xuất Huyết Não Dưới Màng Nhện” suốt hai tháng trời:
VUA QUANG TRUNG ĐÃ QUA ĐỜI VÌ BỆNH VIÊM PHỔI SẶC (ASPIRATION PHEUMONIA)
X/ KẾT LUẬN:
Dựa vào các hiểu biết của Y Khoa ngày nay phối hợp với các Tư liệu Sử Học có giá trị còn lưu lại, chúng tôi hy vọng là chúng ta đã có thể đi đến kết luận để có thể TRẢ LỜI HAI CÂU HỎI mà hằng bao thế hệ người Việt Nam đã đặt ra về “CÁI CHẾT CỦA VUA QUANG TRUNG”:
1/ BẠO BỆNH CỦA VUA QUANG TRUNG: XUẤT HUYẾT NÃO, DƯỚI MÀNG NHỆN
2/ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG CỦA VUA QUANG TRUNG: VIÊM PHỔI SẶC
Theo chúng tôi, hai câu trả lời trên là hai câu trả lời mà chúng ta ngày nay có thể suy diễn được từ các tư liệu Sử học còn lưu lại và với các hiểu biết của Y Khoa ngày nay (2008).
(Trích kỷ yếu hội thảo KH:
Tây Sơn - Thuận Hóa và anh hùng
dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung)
 
T

trucphuong02

Theo em thì vua Quang Trung chết vì bệnh!! Tai biến mạch máu não

Nguyễn Huệ ngồi chơi buổi chiều, bỗng mơ thấy một ông già tóc bạc từ trên không xuống, mặc áo trắng, tay cầm gậy sắt, chỉ vào Huệ mà bảo rằng “Ông cha mày sống trên đất vua, đời làm dân vua, mày sao dám vô lễ xâm phạm lăng tẩm?”. Rồi đánh vào trán một cái. Huệ ngất ngã ra. Tả hữu đều sợ. Giờ lâu mới tỉnh.

Theo em thì cái câu chuyện trên là hoang đường do các nhà sử gia của nhà Nguyễn bị ra để đề cao nhà Nguyễn mà thôi chứ không có thật!! . Còn câu chuyện thật sự chỉ là "ông đang ngồi làm việc thì bất thình lình bị xây xẩm mặt mày rồi ngã ra hôn mê, một hồi lâu được cấp cứu mới tỉnh lại. Sau đó bệnh càng ngày càng nặng"Xét triệu chứng của hiện tượng trên, ta có thể suy đoán Nguyễn Huệ bị bệnh cao huyết áp do làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều, dẫn đến tai biến mạch máu não.

Đối với căn bệnh tai biến mạch máu não này, trình độ y học thời bấy giờ đành phải bó tay, dù triều đình có các lương y tài giỏi bên cạnh như Nguyễn Gia Phan, Nguyễn Hoành (còn với nền y học của thời đại chúng ta, bệnh này nếu có thể cứu sống được cũng để lại di chứng nặng nề cho người bệnh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt nửa người…). Tóm lại, đây là một căn bệnh hiểm nghèo ngay cả với nền y học cuối thế kỷ XX.
GG
 
S

scientists

Sao không có vào tranh luận tiếp vậy ? Thôi thì mình "đánh phủ đầu" luôn. Để các bạn khỏi nêu các giả thuyết sai lầm.

GIẢ THUYẾT SAI LẦM VỀ VIỆC VUA QUANG TRUNG
BỊ NGỌC HÂN CÔNG CHÚA ÁM SÁT ĐỂ LẤY GIA LONG
Người đưa tin -Nói về Ngọc Hân, ca dao phổ biến ở Kinh đô Phú Xuân lúc bấy giờ có câu: "Số đâu có số lạ lùng/Con vua mà lấy hai chồng làm vua". Thực hư chuyện này thế nào?

Sở dĩ, có huyền thoại “người lấy hai vua” là do có sự nhầm lẫn giữa Ngọc Hân và Ngọc Bình. Nguyễn Ngọc Bình sinh năm 1783 là công chúa con vua Hiển tông nhà Hậu Lê, em ruột công chúa Lê Ngọc Hân.

Vào năm 1795, sau khi Thái sư Bùi Đắc Tuyên bị đánh đổ, thế lực ngoại thích không còn, Ngọc Hân có ý muốn hướng Quang Toản về Bắc Hà, nên làm mối em gái của mình cho Quang Toản. Năm đó, Ngọc Bình mới 12 tuổi. Ngọc Bình được phong làm Chính cung hoàng hậu, ở trong cung 6 năm trời nhưng chưa sinh con.

Tháng 5/1801, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua tôi Quang Toản bỏ chạy ra Bắc Hà, Ngọc Bình và một số cung nữ bị kẹt lại Phú Xuân. Thấy nàng là một người con gái trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha, Gia Long rất ưng ý. Mặc cho các cận thần nhà Nguyễn kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của vua nguỵ".

Tuy nhiên, Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả. Ngọc Bình được nạp làm phi và sau đó được phong làm Đệ tam cung Đức Phi (đứng thứ ba sau hai bà hoàng hậu là Thừa Thiên, mẹ hoàng tử Cảnh và Thuận Thiên, mẹ vua Minh Mạng).

Bà sinh được bốn người con (hai trai, hai gái). Hai hoàng tử là Quảng Oai công Nguyễn Phúc Quân (1809) và Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (1810); Hai công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn. Đức phi Ngọc Bình mất vào năm 1810, sau khi sinh hoàng tử Phúc Cự. Năm ấy bà mới 27 tuổi.

Sách Quốc sử di biên và một số tư liệu khác cho hay, chị em Ngọc Hân và Ngọc Bình có nhiều điểm tương đồng rất căn bản. Hai bà đều là công chúa con vua Hiển Tông nhà Hậu Lê, sinh trưởng ở ngoài Bắc; lớn lên hai bà đều lấy chồng là hoàng đế nhà Tây Sơn, nghĩa là cả hai bà đều là hoàng hậu Phú Xuân. Do đó, những câu chuyện truyền tụng về cuộc đời hai bà cứ đan kết vào nhau, theo không gian và thời gian mà dần dà thay đổi, để rồi lẫn lộn và cuối cùng, chuyện có thật về người này trở thành huyền thoại của người kia. Đó là lý do vì sao có tin đồn Ngọc Hân lấy vua Gia Long.

Mặt khác, việc Ngọc Hân lấy Gia Long không thể diễn ra vì Ngọc Hân đã từ trần hai năm trước khi Gia Long chiếm lại được Phú Xuân.

Sau ngày đại thắng, Quang Trung về Phú Xuân tiến phong Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng hậu. Ngọc Hân được hưởng những năm tháng tràn đầy hạnh phúc bên người chồng anh hùng. Bà sinh được hai người con, một gái là Nguyễn Thị Ngọc Bảo (SN 1788) và một trai là Nguyễn Quang Đức (SN 1790). Tuy nhiên, hạnh phúc đó không được bao lâu.

Tháng 9/1792, vua Quang Trung đột ngột từ trần. Mới 22 tuổi đầu, với hai đứa con thơ một lên 4 và một lên 2, Ngọc Hân trở thành goá bụa. Bà sống cô quạnh trong nỗi nhớ thương chồng. Tình cảm đau xót triền miên dần hút hết sinh lực của bà. Và thế là 7 năm sau (năm 1799), Ngọc Hân từ trần khi mới 29 tuổi đời. Hai năm sau (1801), Nguyễn Ánh tấn công vào Phú Xuân, vua tôi Quang Toản bỏ kinh thành chạy ra Bắc Hà. Hai con của Ngọc Hân còn thơ ấu đều bị bắt.

Rõ là, công chúa Lê Ngọc Hân đã mất dưới triều vua Cảnh Thịnh, nghĩa là trước khi kinh thành Phú Xuân thất thủ 16 tháng thì làm gì có câu chuyện bà phải lâm cảnh bôn ba lưu lạc sau khi nhà Tây Sơn mất ngôi, để rồi phải làm vợ của hoàng đế Gia Long.
 
T

trucphuong02

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, khi Quang Trung giả sang Yên Kinh gặp Càn Long, được Càn Long tặng cho chiếc áo, có thêu 7 chữ:

Xa tâm chiết trục, đa điền thử
Nghĩa là:
Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng


Theo phép chiết tự, chữ "xa" và chữ "tâm" ghép lại thành chữ "Huệ" là tên của Nguyễn Huệ; "chuột" nghĩa là năm tý (Nhâm tý 1792). Ý của dòng chữ trên áo là Nguyễn Huệ sẽ chết vào năm Tý.

Giả thiết này ý nói rằng: Nguyễn Huệ chết do áo bị yểm bùa.

Theo em thì không phải yểm bùa!! Một cái giả thiết khác ghi là cái áo bào đó có độc!!
Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: “… Vừa lúc ấy thì vua Quang Trung bị bệnh rồi mất. Hôm ấy nhằm ngày mùa thu, tháng 8 năm Nhâm Tý (1792), sau khi lên ngôi Hoàng đế được 5 năm. Trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, vua Thanh đã ban cho vua Quang Trung chiếc áo bào, trong có thêu bảy chữ bằng kim tuyến: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Bấy giờ không ai hiểu ra sao, thì ra đến lúc này mới nghiệm”.

Xa tâm chiết trục, đa điền thử” nghĩa đen là: bụng xe gãy trục, nhiêu chuột đồng. Chữ Xa và chữ tâm hợp lại thành chữ Huệ – tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý vua Quang Trung chết. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí gắn cái chết của Hoàng đế Quang Trung với chiếc áo bào vua Thanh tặng. Phải chăng người chép sử muốn kín đáo gửi gắm lại cho hậu thế một nghi án rằng: chính chiếc áo bào là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Quang Trung? Phải chăng triều đình Tây Sơn và vua Quang Trung đã mất cảnh giác với chiếc áo bào, có thể đã được tẩm một chất độc nào đấy? Và chính chất độc từ áo đã ngấm dần qua lỗ chân lông người mặc và gây nên cái chết của vua Quang Trung?
 
S

scientists

Vấn đề tiếp theo cho ngày hôm nay :D
các bạn chắc biết vua Quang Trung hay có tên gọi là Nguyễn Huệ
Vậy có ai biết ông mất ra sao không ???
A. Tự tử
B. bị bệnh
C. Tai nạn
D. Bị ám sát
Ghê quá .....cái chết của ông vẫn còn là bí ẩn đó ?????

A. Tự tử \Rightarrow Sai rồi
B. Bị bệnh \Rightarrow Có nhiều khả năng là đúng
C. Tai nạn \Rightarrow Sai trầm trọng
D. Bị ám sát \Rightarrow Càng không phải
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom