[Hóa 8] đề thi học sinh giỏi cấp huyện

  • Thread starter conan_trinhtham
  • Ngày gửi
  • Replies 6
  • Views 21,128

C

conan_trinhtham

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 3.53 g hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Al, Mg bằng dung dịch thì thu dc 2.352 l khí ở dktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu dc m (g) muối khan. Tìm m.
Bài 2: Dẫn hỗn hợp khí A gồm khí và có tỷ khối hơi so với khí H2 là 9.66 qua ống sứ chứa nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu dc 16.8 (g) Fe. Tính thể tích từng khí ở đktc trong hỗn hợp A.
Bài 3: a) Hỗn hợp A gồm và có tỷ khối hơi đối với không khí là 2. Tính % về thể tích và khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đó.
b) Trộn 11.2 g Fe với 5,6 g lưu huỳnh rồi đem nung nóng trong môi trường không khí có khí oxi. Khi phản ứng hoàn toàn người ta thu dc những chất nào? Tính khối lượng mỗi chất đó.
Bài 4: Đốt chày hoàn toàn 14,8 g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Fe cần 3,36 l khí oxi ( đktc). Tính khối lượng chất rắn thu dc theo 2 cách.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 3g các bon trong bình kín chứa khí oxi. Xác định thể tích khí oxi trong bình ở đktc để sau phản ứng trong bình có:
a) một chất khí duy nhấtb) Hỗn hộp 2 chất khí có thể tích bằng nhau
b) hỗn hợp 2 chất khí có thể tích bằng nhau.
(*)
Câu 1 (2 điểm): Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 52.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
a. Tính số hạt mỗi lại của nguyên tử X
b. Cho biết số electron tron mỗi lớp của nguyên tử X
c. Tìm nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC
d. Tính khối lượng bằng gam của X, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là 1,9926 x 10-23 và C= 12 đvC
Giải:
a). Gọi số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là p,e,n
Theo đề ta có: p + e +n = 52 (1)
p + e = n + 16 (2)
Lấy (2) thế vào (1):
=> n + n + 16 = 52
=> 2n + 16 = 52
=> n = (52-16) :2 = 18
Từ (1) => p + e = 52 – 28 = 34
Mà số p=số e => 2p = 34
=> p = e= 34 : 2 = 17
Vậy số hạt proton, electron và nơtron lần lượt là 17,17 và 18
b) X là nguyên tố Clo: Lớp1 có 2e
Lớp 2 có 8e
Lớp 3 có 7e
c) Nguyên tử khối của X là :
17 x 1,013 + 18 x 1,013 ≈ 35,5
d) Khối lượng tính bằng gam của 1 đvC là: (1,9926 x 10¬¬-23 ) : 12 = 0,16605 x 10-23 (g)
Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử X là : 0,16605x 10-23 x 35,5 = 5,89 x 10-23 (g)

Câu 2 (1,5 điểm): Lập phương trình hóa học cuả các phương trình phản ứng sau:
a. Al + NH4ClO4 ¬¬→ Al2O3 + AlCl3 + NO + H2O
b. HCl + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
c. CxHyOz + O2 → CO2 + H2O
Giải:
a. 3Al + 3NH4ClO4 → Al2O3 + AlCl3 + 3NO + 6H2O
b. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
c. CxHyOz + ( x+ y/4 – z/2 )O2 → xCO2 + (y/2) H2O

Câu 3 (2 điểm):
a. Khí A chứa 80% cacbon và 20% hidro; 1 lít khí A (đktc)nặng 1,34gam. Xác định công thức hóa học của A?
b. Đốt một hợp chất trong khí Y sinh ra khí Cacbonic, hơi nước và khí Nitơ. Cho biết nguyên tố nào bắt buộc có trong thành phần của Y? Nguyên tố nào có thể có, có thể không trong thành phần của Y? Giải thích?
Giải:
a. 22,4 lít khí A (1 mol) khí A nặng: 1,34 x 22,4= 30 (g)
Khối lươngj của mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A là:
- mC = (80x 30) :100 = 24 (g)
- mH = 30 – 24= 6 (g)
Số mol của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là :
- nC = 24 : 12 = 2 (mol)
- nH = 6 : 1 = 6 (mol)
Vậy công thức hóa học của A là : C2H6
b. Nguyên tố bắt buộc phải có trong thành phần của Y là C,H,N vì ở sản phẩm sinh ra có các nguyên tố này nên ở chất tham gia phản ứng phải có có nguyên tố C,H,N
Nguyên tố có thể có, có thể không trong thành phần của Y là O vì ở sản phẩm có O nhưng ở chất tham gia phản ứng cũng tác dụng với khí Oxi khi đốt nên Khí Y có thể có hoặc không có O.
Câu 4 ( 2,5 điểm) :
a. Tính khối lượng Al2S3 tạo thành khi trộn 5,4g Al với 12 g S rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết sau phản ứng tạo ra 1 sản phẩm suy nhất.
b. Có một hỗn hợp khí gồm 15g NO và 2,2 g Hidro
b1. tính khối lượng của 1 mol hỗn hợp khí trên
b2. hỗn hợp khí trên nặng hay nhẹ hơn khí Metan: CH4 bao nhiêu lần
Giải:
a. nAl = 5,4 : 27 = 0,2 (mol)
nS = 12 : 32 = 0,375 (mol)
2Al + 3S → Al2S3
2mol 3mol 1mol
0,2mol 0,375mol ?
Có tỉ lệ : (0,2 / 2 ) < ( 0,375/ 3) nên S thừa sau phản ứng. Vậy Al2S3 được tính theo Al
Số mol Al2S3: 0,2 x1 :2 = 0,1(mol)
Vậy khối lượng Al2S3 tạo thành là : 0,1 x 150 = 15 (g)
b.nNO = 15 : 34 = 0,441 (mol)
nH2 = 2,2 : 2 = 1,1 (mol)
nhh = 0,441 + 1,1 = 1,541 (mol)
Mhh = ( 15 + 2,2) : 1,541 = 11,16 (g/mol)
dhh/ CH4 = 11,16 : 16 = 0,6975 (lần)
Vậy hỗn hợp nhẹ hơn khí metan 0,6975 lần

Câu 5 ( 2điểm): Dùng khí CO để khử hoàn toàn 80g hỗn hợp 2 chất rắn gồm Fe2O3 và CuO, thu được hỗn hợp 2 kim loại và 57,2 gam khí cacbonic theo sơ đồ phản ứng sau:
Fe2O3 + CO → Fe + CO2
CuO + CO → Cu + CO2
a. Tính thể tích của khí CO cần dùng và khối lượng hỗn hợp 2 kim loại thu được sau phản ứng ( thể tích các khí được đo ở đktc)
b. Tích phần trăm khối lượng Fe2O3 và CuO có trong hỗn hợp ban đầu
Giải:
nCO2 = 57,2 : 44= 1,3 (mol)
Gọi x,y lần lượt là số mol của Fe2O3 và CuO
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
x mol 3x mol 2xmol
CuO + CO → Cu + CO2
ymol ymol ymol
Ta có : 160x + 80y = 80
3x + y = 1,3
160x + 80y = 80 (1)
240x + 80y = 104 (2)
Lấy (2) trừ (1): 80x = 24 => x = 24 : 80 = 0,3
Từ (1) => y = (80 – 160 x 0,30) : 80 = 0,4
Có : PT1: nCO = 3nFe2O3 = 3x= 3x 0,3 = 0,9 mol
PT2: nCO = nCuO = y= 0,4 mol
Thể tích của khí CO : VCO = (0,9 + 0,4 ) x 22,4 = 29,12 (lít)
Có: PT1: nFe = 2nFe2O3 = 2x = 2x 0,3 = 0,6 (mol)
PT2: nCu= nCuO = y= 0,4 mol
Vậy khối lượng 2 kim loại thu được sau phản ứng là : mhh = (0,6 x 56 )+ ( 0,4 x 64) = 59,2 (gam)
b.Có: nFe2O3 = x = 0,3 mol
nCuO = y= 0,4 mol
mFe2O3 = 0,3 x 160 = 48 (g)
mCuO = 0,4 x 80 = 32 (g)
% mFe2O3 = (48x100% ): (48 + 32) = 60 %
%mCuO = 100% - 60% = 40%
(*)(*)(*)
 
Last edited by a moderator:
H

hoangthuck5

câu 1: đốt cháy hết 0,05 mol chất hữu cơ A phải cần 3,36l oxi (đktc) sau phản ưng thu được 2,7 g H2O và 4, 4 g CO2 .
xác định CTPT và CTCT của A?

câu 2: cho 5 d d riêng biệt Na2CO3 ; HCl ; BaCl2 ; H2SO4 ; NaCl ; kí hiệu ngẫu nhiên A; B; C; D; E ,xác định lọ nào chứa chât gì
 
H

hienzu

câu 1: đốt cháy hết 0,05 mol chất hữu cơ A phải cần 3,36l oxi (đktc) sau phản ưng thu được 2,7 g H2O và 4, 4 g CO2 .
xác định CTPT và CTCT của A?

nH2O=0,15
nCO2=0,1
n O2=0,15

Gọi chất cần tìm có CT là :[TEX]C_{x}H_{y}O_{z}[/TEX]

[TEX]{C}_{x}{H}_{y}{O}_{z}+\frac{2x+\frac{y}{2}-z}{2}{O}_{2}\rightarrow x{CO}_{2}+\frac{y}{2}{H}_{2}O[/TEX]
0,05.............0,15................0,1.............0,15

Theo PTHH
\Rightarrow x=2, y=6

Bảo toàn nguyên tố Oxi ,ta có
0,05.z+0,15.2=0,1.2+0,15

\Rightarrow z=1

[TEX]\Rightarrow C_{2}H_{6}O[/TEX]
 
H

hoangthuck5

câu 1 thực hiện nung a gam KCl3 và KMnO4 để thu khí Oxi . sau khi pư sảy ra hoàn toàn thì thấy khối lương các chất còn lại sau pư bằng nhau.
a, tính tỉ lệ a/b
b, tính tỉ lệ thể tích Oxi tạo thành của hai pư
câu 2 tính tỉ lệ thể tích d d HCl 18,25% (D=1,2g/mol) và thể tích d d HCl 13% (D=1,123g/mol) để pha thành d d HCl 4,5M
câu 3 xác đinh ptpư của các chất ứng với các chữ cái trong ngoặc và viết các ptpư thực hiện sơ đồ pư sau:

A + B - C + D + E
D + E + Fe - B + X
C + BaCl2 - Y + BaSO4
Z + Y - T + A
T + F - FeCl3
câu 4 dẫn từ từ 8.96 lít H2 (đktc) qua m gam FexOy nung nóng , sau pư được 7,2 g H2O và hhợp A gồm hai chất rắn nặng 28,4 g ( sau pư xảy ra hoàn toàn )
a, tìm giá trị m
b, lập công thức ptử của oxít sắt , biết trong A sắt đơn chất chiếm 59, 155%
 
H

hoangthuck5

câu 1 xác định công thức hóa học của A,B,C viết phương trình hóa học và hoàn thành chuổi biến hóa sau : ghi rõ điều kiện phản ứng : cho biết tên kim loại pứ đó
KMnO4 - A - Fe3O4 - B - H2SO4 - C - NH3
 
D

duchai2016

3Fe + KMn04 ---> Fe3O4 + KMn
Fe3O4 + H2S ----> 3Fe + H2S04
3H2S04 + N2 -----> 2NH3 + 3S04
 
Top Bottom