Vật lí [Group LTĐH Lí] Luyện thi với Mục Tiêu 7-10 Điểm Đại Học 2014

H

hocmai.vatli

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Người hướng dẫn: hocmai.vatli - Giáo viên Vật lí tại Hocmai.vn

***Tuyển: đệ tử là những ai có mục tiêu thi đại học môn Vật lí từ 7-10 điểm; đã có kiến thức cơ bản.

***Nội dung học: Cung cấp và hướng dẫn học sinh giải quyết các khúc mắc trong lý thuyết cũng như các bài tập từ trung bình đến nâng cao trong từng chuyên đề.
Căn Cứ Đặc Điểm Cấu Trúc Đề Thi 2010-2013:
- Chuyên đề dao động cơ: khoảng 9-10 câu là chuyên đề chiếm nhiều điểm trong đề thi, dạng bài đa dạng. Những bài khó yêu cầu học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc về cơ học - vật lí 10.
- Chuyên đề sóng cơ: khoảng 5-6 câu, kiến thức không nhiều nhưng có nhiều dạng bài khó liên quan đến kiến thức về toán, đòi hỏi tư duy cao
- Chuyên đề điện xoay chiều: khoảng 11-12 câu, chiếm nhiều điểm nhất trong đề đề thi. Tuy nhiên nhiều câu khó, chủ yếu về tư duy biến đổi toán học trong bài toán vật lí
- Chuyên đề dao động điện từ: chiếm khoảng 4-5 câu, dạng bài ít hầu hết là câu hỏi dễ và trung bình, một số câu hỏi khó, lạ trong các năm liên quan đến vật lí
- Chuyên đề sóng ánh sáng: khoảng 6-7 câu, hầu hết là câu hỏi dễ, các câu hỏi khó hơn tập chung vào các bài toán trùng vân.
- Chuyên đề lượng tử ánh sáng: khoảng 6 câu, các bài tập hầu hết là dễ và trung bình, dạng bài ít
- Chuyên đề hạt nhân nguyên tử: khoảng 5-7 câu, các câu hỏi hầu hết là dễ và trung bình, dạng bài không nhiều.
Vì vậy, hướng đến mục tiêu là 7-10 đ lớp học sẽ tập trung vào 3 chuyên đề đầu, các chuyên đề sau chỉ tập trung một số câu khó.

***Yêu cầu đối với người học:
- Tự giác;
- Quyết tâm học.

***Học phí: miễn phí.

***Khai giảng: 20/3/2014.

Sau đây là mẫu đăng ký tham gia khoá học:
<code>- Nick diễn đàn
- E-mail
- Tên:
- Đang học lớp:
- Điểm môn Lí hiện tại:
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH:



</code>


Thành viên đăng kí PHẢI có trao đổi trong topic, tham gia giải bài, trao đổi, nêu ý kiến, vấn đề chưa hiểu hỏi ngay, hoặc có ý kiến khác - mới thì phản hồi ngay. 1 tuần không được dưới 3 bài viết. Nếu đăng kí mà ko đủ 3 bài viết sẽ bị loại khỏi nhóm.

Sau 1 tháng triển khai, Groups sẽ thành lập box và sét duyệt các thành viên thực sự có quyết tâm để hướng dẫn tiếp!
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

- Nick diễn đàn: i_am_challenger
- E-mail: anh_majmajchjc0em@yahoo.com.vn
- Tên thật: Nguyễn Minh Trí
- Tuổi: 18
- Lớp đang học: 12
- Lí do đăng kí học: Em thi vào trường điểm sàn cũng hơi cao nên cần 3 môn phải từ 8đ trở lên nên muốn tham gia lớp học để cũng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới!
 
H

hocmai.vatli

Bài vỡ lòng đầu tiên: ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
I. Lí Thuyết Phải Nhớ:
Công thức lượng giác
$\begin{array}{l}
\sin a = \cos \left( {a - \frac{\pi }{2}} \right) \\
\cos a = \sin \left( {a + \frac{\pi }{2}} \right) \\
- \sin a = \sin (a + \pi ) = c{\rm{os}}\left( {a + \frac{\pi }{2}} \right) \\
- \cos a = \cos (a + \pi ) = \sin \left( {a - \frac{\pi }{2}} \right) \\
\end{array}$​
1. Các Đại Lượng Dao Động trong Dao Động Điều Hoà.
1.1 Phương trình li độ: $x = {\rm{Acos}}(\omega t + \varphi )$
Chu kỳ, tần số dao động: $T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{1}{f}; \omega = \frac{{2\pi }}{T} = 2\pi f$
1.2 Phương trình vận tốc: $x = {\rm{Acos}}(\omega t + \varphi ) ; v = x' = - \omega A\sin (\omega t + \varphi ) = \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2}} \right)$
+ Quan hệ về pha: vận tốc nhanh pha hơn li độ góc π/2
+ Vận tốc là đại lượng véc tơ, v > 0 khi vật chuyển động theo chiều dương, v < 0 khi vật chuyển động theo chiều âm. Độ lớn của vận tốc được gọi là tốc độ.
+ Tại biên thì v = 0; tại VTCB thì tốc độ cực đại, v<sub>max</sub> = ωA.
+ Khi vật đi từ biên về vị trí cân bằng thì vật chuyển động nhanh dần, đi từ VTCB ra biên thì chuyển động chậm dần.
1.3 Phương trình gia tốc: $a = v' = x'' = {\omega ^2}A\cos \left( {\omega t + \varphi + \pi } \right) = - {\omega ^2}x$
+ Quan hệ về pha: gia tốc nhanh pha (hay ngược pha) với li độ góc π, suy ra nhanh pha hơn vận tốc góc π/2.
+ Gia tốc là đại lượng véc tơ, a > 0 khi vật có tọa độ âm, a < 0 khi vật có tọa độ dương. Hay véc tơ gia tốc luôn hướng về VTCB
+ Tại biên thì gia tốc có độ lớn cực đại, a<sub>max</sub> = ω<sup>2</sup>A; tại vị trí cân bằng thì a = 0.
§ Hệ thức liên hệ của x, v:
Do x và v vuông pha với nhau nên ta luôn có
${\left( {\frac{x}{{{x_{m{\rm{ax}}}}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{v}{{{v_{m{\rm{ax}}}}}}} \right)^2} = 1 hay \frac{{{x^2}}}{{{A^2}}} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}{A^2}}} = 1$ (1)
§ Hệ thức liên hệ của a, v:
Do a và v vuông pha với nhau nên ta luôn có
${\left( {\frac{v}{{{v_{m{\rm{ax}}}}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{a}{{{a_{m{\rm{ax}}}}}}} \right)^2} = 1 hay \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}{A^2}}} + \frac{{{a^2}}}{{{\omega ^4}{A^2}}} = 1$ (2)
2. Quãng Đường, Thời Gian trong Dao Động Điều Hoà
ŸQuãng đường vật đi được trong 1T là S = 4A ---> quãng đường vật đi được trong nT là S = n.4A
ŸQuãng đường vật đi được trong T/2 là S = 2A ---> quãng đường vật đi được trong nT/2 là S = n.2A
Bài toán 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ) cm. Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t<sub>1</sub> đến thời điểm t<sub>2</sub>
Ÿ Tìm chu kỳ dao động: $T = \frac{{2\pi }}{\omega }$
Ÿ Phân tích: $\Delta t = {t_2} - {t_1} = nT + \Delta t'\left( {\Delta t' < T} \right)$
Khi đó quãng đường vật đi được là $S = n.4A + S'$. Việc tính S¢ sử dụng sơ đồ vị trí - thời gian dao động.
Bài toán 2: Tìm quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất mà vật dao động trong khoảng thời gian ∆t cho trước.
Ÿ TH1: Δt < T/2
*** Quãng đường lớn nhất: ${S_{m{\rm{ax}}}} = 2A\sin \frac{{\Delta \varphi }}{2},\;\;\left( {\Delta \varphi = \omega .\Delta t = \frac{{2\pi }}{T}.\Delta t} \right).$
*** Quãng đường nhỏ nhất: ${S_{\min }} = 2A\left( {1 - c{\rm{os}}\frac{{\Delta \varphi }}{2}} \right),\;\;\left( {\Delta \varphi = \omega .\Delta t = \frac{{2\pi }}{T}.\Delta t} \right).$
Ÿ TH2: Δt > T/2
Ta phân tích $\Delta t = n.\frac{T}{2} + \Delta t',\quad \left( {\Delta t' < \frac{T}{2}} \right).$ Khi đó $S = n.2A + {S'_{m{\rm{ax}}}}$
***Quãng đường lớn nhất: ${S_{m{\rm{ax}}}} = n.2A + 2A\sin \frac{{\Delta \varphi '}}{2},\;\;\left( {\Delta \varphi ' = \omega .\Delta t' = \frac{{2\pi }}{T}.\Delta t'} \right).$
***Quãng đường nhỏ nhất: ${S_{\min }} = n.2A + 2A\left( {1 - c{\rm{os}}\frac{{\Delta \varphi '}}{2}} \right),\;\;\left( {\Delta \varphi ' = \omega .\Delta t' = \frac{{2\pi }}{T}.\Delta t'} \right).$
Tạm vậy đã nhỉ?

 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

II. Bài Tập Phải Làm:

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình $x = 4\cos \frac{{2\pi }}{3}t$ (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = -2 cm lần thứ 2014 tại thời điểm
A. 3020 s.

B. 6030 s.

C. 3016 s.

D. 6031 s.
Câu 2(ĐH-2010): Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ vị trí biên có li độ x = A đến vị trí x = -A/2, chất điểm có tốc độ trung bình là
A. 6A/T
B. 9A/T
C. 3A/T
D. 4A/T
Câu 3(ĐH-2010): Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s<sup>2</sup> là T/3. Lấy pi<sup>2</sup>=10. Tần số dao động của vật là:
A. 4 Hz.
B. 3 Hz.
C. 2 Hz.
D. 1 Hz.
Câu 4: Một vật dao động điều hòa với biên độ 4 cm. Biết rằng trong một chu kỳ dao động, khoảng thời mà tốc độ của vật không lớn hơn $16\pi \sqrt 3 $cm/s là T/3 Tính chu kỳ dao động của vật?
A. $\frac{1}{{2\sqrt 3 }}s$

B. $\frac{{\sqrt 3 }}{2}s$

C. $\frac{4}{{\sqrt 3 }}s$
D. $\frac{1}{{4\sqrt 3 }}s$
Câu 5(ĐH-2012): Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Gọi v<sub>TB</sub> là tốc độ trung bình của chất điểm trong một chu kì, v là tốc độ tức thời của chất điểm. Trong một chu kì, khoảng thời gian mà $v \ge \frac{\pi }{4}{v_{TB}}$ là
A. T/6

B. 2T/3

C.
T/3

D. T/2
Câu 6: Một chất điểm dao động điều hòa, tỉ số giữa quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất mà chất điểm đi được trong 1/4 chu kỳ là

A. $\sqrt 2 .$
B.
$2\sqrt 2 .$
C.
$\sqrt 2 + 1.$
D.
$\sqrt 2 + 2.$
Câu 7:Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong thời gian 31,4 s chất điểm thực hiện được 100 dao động toàn phần. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí có li độ 2 cm theo chiều âm với tốc độ là $40\sqrt 3 $ cm/s. Lấy p = 3,14. Phương trình dao động của chất điểm là
A. $x = 6\cos (20t - \frac{\pi }{6})(cm)$
B. $x = 4\cos (20t + \frac{\pi }{3})(cm)$

C. $x = 4\cos (20t - \frac{\pi }{3})(cm)$
D. $x = 6\cos (20t + \frac{\pi }{6})(cm)$
Câu 8: Một vật dao động điều hoà. M và N là 2 điểm trên quỹ đạo; I là trung điểm MN. Gia tốc vật đi qua M là 2 m/s2; qua N là 10m/s2. Hỏi gia tốc qua I là ?
A. 4m/s2

B.5m/s2
C.6m/s2.
D.7m/s2




 
Last edited by a moderator:
E

endinovodich12

Câu 1 :
Ta có :

$T=\frac{2\pi}{\omega} = \frac{2\pi}{\frac{2\pi}{2}} = 3s$
Vẽ đường tròn lượng giác ta có !
$2014 = 2012 + 2 = 1006T+\frac{T}{2}+\frac{T}{6} = 3020s$
 
E

endinovodich12

Câu 2 :

Vật đi từ A đến -A/2 thì theo vòng tròn nó quay được góc

- $\Delta \varphi = 120^0$
Vật đi được quãng đường S= 3A/2
\Leftrightarrow
$t=\frac{T}{3}$

\Rightarrow

$V_{tb}=S/t = 9A/2T$
 
Last edited by a moderator:
L

luanhoathang2012

Nick diễn đàn : luanhoathang2012
- E-mail : luanpbc2012@gmail.com
- Tên: nguyễn thanh luân
- Đang học lớp: 13
- Điểm môn Lí hiện tại: 5đ
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH: >=9đ
 
L

linhyenmob

- Nick diễn đàn: linhyenmob
- E-mail:lình8796@gmai.com
- Tên: : linh
- Đang học lớp: 12a2
- Điểm môn Lí hiện tại: 7
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH: 8
 
P

pelun271194

nịck diễn đàn: pelun271194
email: pelun271194@gmail.com
tên: phạm thị mỹ trinh
đang học lớp: 13
điểm môn lý diện tại: 6đ
mục tiêu lí trong kì thi tới: >=9đ
 
P

pelun271194

[TEX]\frac{x^2+5x}{x+1}[/TEX] cái nay e lam thu....vi xua jo e toan vao hoc roi thoat...gio e may mò xem hoc nhom roi cac kieu.....e cung chua tao chu de bao gio...mong moi nguoi giup e
 
H

hocmai.vatli

Câu 2 :

Vật đi từ A đến -A/2 thì theo vòng tròn nó quay được góc

- $\Delta \varphi = 60^0$
Vật đi được quãng đường S= A/2
\Leftrightarrow
$t=\frac{T}{6}$

\Rightarrow

$V_{tb}=S/t = 3A/T$
Em xem lại câu này và làm những câu còn lại!.....................................................................
 
L

luanhoathang2012

Câu 2 :

Vật đi từ A đến -A/2 thì theo vòng tròn nó quay được góc

- $\Delta \varphi = 60^0$
Vật đi được quãng đường S= A/2
\Leftrightarrow
$t=\frac{T}{6}$

\Rightarrow

$V_{tb}=S/t = 3A/T$

đáp án bị sai anh ơi....9A/2T mới đúng ak
Tốc độ trung bình=quãng đường/thời gian
S=3A/2 t=T/3
 
L

luanhoathang2012

Câu 3
gọi x* là vị trí vật độ lớn gia tốc = 100
t=khoảng TGian vật đi từ VTCB -->x*
=>4t=T/3 =>t=T/12
vậy x*=+-A/2
ta có w^2.A/2=100 =>w^2=40 =>w=2[tex]\sqrt{10}[/tex]=2pi
vậy f=1
 
Last edited by a moderator:
L

luanhoathang2012

câu 4 vị trí x=+-A/2 => v=Vmax[tex]\sqrt{3}[/tex] /2 <=> w.2.[tex]\sqrt{3} =16pi\sqrt{3}[/tex]
=> w=8pi =>T=1/4
câu 5
Vtb=4A/T =>v[tex]\geq [/tex]Vmax/2 => [tex]x\leq A\sqrt{3} /2 [/tex]=>t=2T/3

câu 6
tỉ số 1/[tex](\sqrt{2} -1 )[/tex]

câu 7
đề bài => w=20
mà chiều âm => v<0 => loại A,B
=> A = 4 => B

Cau8

giả sử w=1 =>xM=2 . xN=10 => xI= 6 vậy aI=6 chọn C
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Bài Tiếp Theo (Số 2): CON LẮC LÒ XO
Ÿ***Tần số góc, chu kỳ dao động, tần số dao động: $\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} $
Ÿ***Trong khoảng thời gian Δt vật thực hiện được N dao động thì $\Delta t = N.T \to T = \frac{{\Delta t}}{N}$

CON LẮC LÒ XO DAO ĐỘNG PHƯƠNG NGANG
Đặc điểm:
Ÿ***Tại VTCB lò xo không bị biến dạng .
Ÿ***Do tại VTCB lò xo không biến dạng, nên chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động lần lượt là $\left\{ \begin{array}{l}
{\ell _{\min }} = {\ell _o} + A \\
{\ell _{\min }} = {\ell _o} - A \\
\end{array} \right.$, trong đó ${\ell _o}$ là chiều dài tự nhiên của lò xo.
Ÿ***Lực đàn hồi tác dụng vào lò xo chính là lực hồi phục, có độ lớn F<sub>hp</sub> = k.|x|
Từ đó, lực hồi phục HAY lực đàn hồi cực đại là F<sub>hp.max</sub> = kA.

CON LẮC LÒ XO DAO ĐỘNG THẲNG ĐỨNG
Đặc điểm:
***Tại VTCB lò xo bị biến dạng dãn một đoạn $\Delta {\ell _o} = \frac{{mg}}{k} = \frac{{mg}}{{m{\omega ^2}}} = \frac{g}{{{\omega ^2}}} \to \omega = \sqrt {\frac{g}{{\Delta {\ell _o}}}} $
***Do tại VTCB lò xo bị biến dạng, nên chiều dài của lò xo tại VTCB được tính bởi ${\ell _{cb}} = {\ell _o} + \Delta {\ell _o}$.

***Từ đó, chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo là $\left\{ \begin{array}{l}

{\ell _{m{\rm{ax}}}} = {\ell _{cb}} + A = {\ell _o} + \Delta {\ell _o} + A \\
{\ell _{\min }} = {\ell _{cb}} - A = {\ell _o} + \Delta {\ell _o} - A \\
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
A = \frac{{{\ell _{m{\rm{ax}}}} - {\ell _{\min }}}}{2} \\
{\ell _{cb}} = \frac{{{\ell _{m{\rm{ax}}}} + {\ell _{\min }}}}{2} \\
\end{array} \right.$
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

[FONT=&quot]Bài Tập Vận Dụng:
[FONT=&quot]Câu 1: [/FONT][FONT=&quot]Một vật có khối lượng [/FONT][FONT=&quot]m<sub>1</sub> [/FONT][FONT=&quot]treo vào một lò xo độ cứng k thì chu kỳ dao động là T<sub>1</sub> = 1,2 s. Thay vật m<sub>1</sub> bằng vật m<sub>2</sub> thì chu kỳ dao động là T<sub>2</sub> = 1,5 s. Thay vật m<sub>2</sub> bằng $m = 2{m_1} + {m_2}$ là[/FONT]
A. 2,5 s.
B. 2,7 s.
C. 2,26 s.
D. 1,82 s.
Câu 2: Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 250g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ -40 cm/s đến $40\sqrt 3 $ cm/s là:
A. $\frac{\pi }{{40}}$s
B. $\frac{\pi }{{120}}$s
C. $\frac{\pi }{{20}}$s
D. $\frac{\pi }{{60}}$s
Câu 3: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5cm, ở thời điểm t+T/4vật có tốc độ 50cm/s. Giá trị của m bằng
A. 0,5 kg
B. 1,2 kg
C. 0,8 kg
D. 1,0 kg
Câu 4: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với cơ năng dao động là 1 J và lực đàn hồi cực đại là 10 N. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn $5\sqrt 3 $N là 0,1 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ của con lắc đi được trong 0,4 s là
A. 40 cm.
B. 60 cm.
C. 80 cm.
D. 115 cm
Câu 5: Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với phương trình $x = 8\sin \left( {20t + \frac{\pi }{2}} \right)cm.$ Lấy g = 10 m/s<sup>2</sup>. Biết chiều dài lớn nhất của lò xo là 92,5 cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là
A. 82 cm.
B. 84,5 cm.
C. 55 cm.
D. 61 cm.
Câu 6: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa với phương trình $x = 5\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm$. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 40 cm. Tính chiều dài của lò xo khi vật dao động được 2T/3, kể từ thời điểm t = 0, chọn chiều dương hướng xuống?
A. 43,5 cm
B. 51,25 cm
C. 43,75 cm
D. 46,25 cm
Câu 7: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa với phương trình $x = 5\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm$. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 40 cm. Tính chiều dài của lò xo khi vật dao động được 2T/3, kể từ thời điểm t = 0, chọn chiều dương hướng lên?
A. 43,5 cm
B. 51,25 cm
C. 43,75 cm
D. 46,25 cm
Câu 8: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa dọc theo quỹ đạo dài 12 cm Khi vật ở vị trí cao nhất, lò xo bị nén 2cm Lấy ${\pi ^2} \approx 10,$ $g \approx 10\;m/{s^2}.$ Chu kì dao động của con lắc bằng
A. 0,3 s
B. 0,4 s
C. 0,5 s
D. 0,6 s
Câu 9: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 80 g và lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu tiên được giữ cố định. Vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số 4,5 Hz. Trong quá trình dao động, lò xo ngắn nhất là 40 cm và dài nhất là 56 cm. Lấy g = 9,8 m/s<sup>2</sup>. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, t = 0 là lúc lò xo ngắn nhất. Phương trình dao động của vật có dạng:
[FONT=&quot]A. x = 8cos(9πt + π) cm. [/FONT]
B. x = 8cos(9πt) cm.
[FONT=&quot]C[/FONT][FONT=&quot]. x = 8$\sqrt 2 $cos(9πt + π) cm.[/FONT]
[FONT=&quot][FONT=&quot]D. x = 8[/FONT][/FONT][FONT=&quot][FONT=&quot][FONT=&quot]$\sqrt 2 $[/FONT]cos(9t) cm. [/FONT] [/FONT]
Câu 10: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s<sup>2</sup> và p<sup>2</sup> = 10. Thời gian ngắn nhất kẻ từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là
A. 4/15 s.
B. 7/30 s.
C. 3/10 s
D. 1/30 s.
Câu 11: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 (g) và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4 cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40π (cm/s) theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Coi vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm là
A. 0,2 s
B. 1/15 s
C. 1/10 s
D. 1/20 s





[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
Q

quocdung_hv

Nick diễn đàn : quocdung_hv
- E-mail : buidung289@gmail.com
- Tên: dũng
- Đang học lớp: 13
- Điểm môn Lí hiện tại: 6đ
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH: >=8đ
 
V

vipvipvip052

- Nick diễn đàn : vipvipvip052
- E-mail: vipvipvip279@gmail.com
- Tên: Nguyễn Giang
- Đang học lớp: 13
- Điểm môn Lí hiện tại: 7
- Mục tiêu điểm Lí trong kì thi ĐH: 9
 
Top Bottom