[Vật lí 12]LTĐH TRANG BỊ KIẾN THỨC MÙA THI 2014

H

hangthuthu

Cho mình thử làm nhé: ^_^


.A________B_________C
|................... |.....................|
|x1................|..x2..............|x3
.E...................|....................|
............................................|D


.

Theo đề bài x1,x 2,x3 cách đều nhau nên B là trung điểm của AC.
==> ACDE là hình thang,áp dụng công thức của đường trung bình
==> x1+ x3=2 .x2 =>x3=2.x2-x1=2.1,5cos(20πt) - 3cos(20πt + π/2) =3[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(20πt-π/4) (cái này bấm máy tính ,giải theo số phức)

Thế này có đúng không nhỉ?
bạn làm đúng đó,ngoài ra có thể xét các góc đồng vị bằng nhau cũng ra được biểu thức tương tự.
 
H

hoangtramhoc11b3

một sợi dây OB=21cm với đầu B tự do gây ra tại O một dao động ngang có tần số f v=2,8m/s sóng dừng có 8 bụng khi đó tần số dđ là ...
 
T

thuy.898

một sợi dây OB=21cm với đầu B tự do gây ra tại O một dao động ngang có tần số f v=2,8m/s sóng dừng có 8 bụng khi đó tần số dđ là ...

Mình giải thế này :
Dây cố định một đầu,một đầu tự do:
l=(2k-1)[TEX]\lambda[/TEX]/4( với số bụng bằng số nút=k)

thay k=8 vào biểu thức trên=> 21=(2.8-1).[TEX]\lambda[/TEX]/4 => [TEX]\lambda[/TEX]=5,6cm
=>f=v/[TEX]\lambda[/TEX]=280/5,6=50HZ

Kiểm tra lại xem đúng chưa nhé?
 
H

ha_nb_9x

Câu 1: Tại một phòng nghe nhạc, tại một vị trí: mức cường độ âm tạo ra từ nguồn là 75dB, mức cường độ âm phản xạ ở bức tường phía sau là 72dB. Tính cường độ âm toàn phần tại vị trí đó (bức tường không hấp thụ âm)
Câu 2: Trên 1 sợi dây căng ngang với 2 đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các điểm bụng hơặc nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15cm. Bước sóng trên dây có giá trị bằng bao nhiêu?
 
T

thuy.898

Câu 2: Trên 1 sợi dây căng ngang với 2 đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các điểm bụng hơặc nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì đều cách đều nhau 15cm. Bước sóng trên dây có giá trị bằng bao nhiêu?

Các điểm dao động cùng biên độ và gần nhau nhất (không xét các điểm bụng hoặc nút )thì đối xứng nhau qua điểm bụng hoặc điểm nút.Vẽ hình ra nhé ta sẽ nhìn ra được khoàng cách d=[TEX]\lambda/4[/TEX]
[TEX]\lambda/4[/TEX]=15=>[TEX]\lambda[/TEX]=60cm
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

Mình giải thế này :
Dây cố định một đầu,một đầu tự do:
l=(2k-1)[TEX]\lambda[/TEX]/4( với số bụng bằng số nút=k)

thay k=8 vào biểu thức trên=> 21=(2.8-1).[TEX]\lambda[/TEX]/4 => [TEX]\lambda[/TEX]=5,6cm
=>f=v/[TEX]\lambda[/TEX]=280/5,6=50HZ

Kiểm tra lại xem đúng chưa nhé?
mình cũng ra đáp số như này ;) .
 
H

hangthuthu

Câu 1: Tại một phòng nghe nhạc, tại một vị trí: mức cường độ âm tạo ra từ nguồn là 75dB, mức cường độ âm phản xạ ở bức tường phía sau là 72dB. Tính cường độ âm toàn phần tại vị trí đó (bức tường không hấp thụ âm)
cường độ âm toàn phần là:
$I=I_{ng}+I_{px}=10^{7,5}+10^{7,2}$
$L=10lg\left ( \frac{I}{I_{0}} \right )=196,764dB$
 
S

superlight

mn giải giúp mình với,giải thích kĩ hộ mình nhé
Bài 3:: Một con lắc lò xo đạt trên mặt phảng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ có khối lượng m. Ban đầu vật m được giữ ở vị trí để lò xo bị nén 9 cm. Vật M có khối lượng bằng một nửa khối lượng vật m nằm sát m. Thả nhẹ m để hai vật chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa hai vật m và M là
A. 9 cm. B. 4,5 cm. C. 4,19 cm. ` D. 18 cm.
 
S

superlight

Bài 4:Con lắc lò xo có độ cứng k = 200 N/m treo vật nặng khối lượng m1 = 1 kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 12,5 cm. Khi m1 xuống đến vị trí thấp nhất thì một vật nhỏ khối lượng m2 = 0,5 kg bay theo phương thẳng đứng tới cắm vào m1 với vận tốc 6 m/s. Xác định biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm.
A. 20 cm B. 24 cm C. 18 cm D. 22 cm
 
S

superlight

Bài 5:Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 100 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Trong cùng một điều kiện về lực cản của môi trường thì biểu thức ngoại lực điều hoà nào sau đây làm cho con lắc dao động cưỡng bức với biên độ lớn nhất ? (cho g = 10 m/s2)
A. F = Focos(2πt + π) N. B. F = Focos(20πt + π/2) N.
C. F = Focos(10πt) N. D. F = Focos(8πt) N.
 
S

superlight

Bài 6:Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 m. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm cao nhất là
A. 1,5 s B. 2,2 s C. 0,25 s D. 1,2 s
 
S

superlight

Bài 7:Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao sư nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s biên độ 5 cm, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 cm. Thời điểm đầu tiên để M đến điển N thấp hơn vị trí cân bằng 2 cm là
A. 1,53 s B. 2,23 s C. 1,83 s D. 1,23 s
 
S

superlight

Bài 8:Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O, dọc theo trục Ox với biên độ sóng không đổi, chu kì sóng T và bước sóng λ. Biết rằng tại thời điểm t = 0, phần tử tại O qua vị trí cân bằng theo chiều dương và tại thời điểm t=5T/6 phần tử tại điểm M cách O một đoạn d=λ/6 có li độ là –2 cm. Biên độ sóng là?
 
T

thuy.898

Bài 6:Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao su nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 m. Thời điểm đầu tiên để M đến điểm cao nhất là
A. 1,5 s B. 2,2 s C. 0,25 s D. 1,2 s
Mình giải thế này:
lúc t=0 đầu O bắt đầu dao động đi lên thì tại M điểm M vẫn chưa dao động,Vậy muốn M đến vị trí cao nhất thì sóng phải truyền từ O--->M sau đó từ M--->vị trí cao nhất
Vây t=[TEX]\frac{OM}{v}[/TEX]+[TEX]\frac{T}{4}[/TEX]=[TEX]\frac{1,4}{2}[/TEX]+0,5=1,2s
\Rightarrowđáp án D(may mà có đáp án để chọn^_^)
 
T

thuy.898

Bài 7:Lúc t = 0 đầu O của sợi dây cao sư nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với chu kỳ 2 s biên độ 5 cm, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một khoảng bằng 1,4 m. Thời điểm đầu tiên để M đến điển N thấp hơn vị trí cân bằng 2 cm là
A. 1,53 s B. 2,23 s C. 1,83 s D. 1,23 s

Tại t=0 đầu O bắt đầu dao động thì M chưa "nhúc nhích" muốn sóng truyền từ M đến N(N thấp hơn vTCB 2cm) thì sóng phải truyền từ O--->M--->VTCB----->N

Thời gian để sóng truyền từ O đến M là t1=[TEX]\frac{OM}{v}[/TEX]=[TEX]\frac{1,4}{2}[/TEX]=0,7s
Thới gian để từ M đến VTCB là t2= T/2=1s
Thời gian để M đi đến N thấp hơn VTCB 2cm là t3=acrsin([TEX]\frac{2}{5}[/TEX])/(2[TEX]\pi[/TEX]).T=0,13(lấy gần đúng,đây là công thức tínnh nhanh thời gian nhưng phải để ở đơn vị rad nhé)

Vậy t=0,7+0,13+1=1,83s \Rightarrowđáp án Cờ
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Bài 5:Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 100 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Trong cùng một điều kiện về lực cản của môi trường thì biểu thức ngoại lực điều hoà nào sau đây làm cho con lắc dao động cưỡng bức với biên độ lớn nhất ? (cho g = 10 m/s2)
A. F = Focos(2πt + π) N. B. F = Focos(20πt + π/2) N.
C. F = Focos(10πt) N. D. F = Focos(8πt) N.

[TEX]\omega[/TEX]=[TEX]\sqrt{k/m}[/TEX]=10[TEX]\pi[/TEX]

Mặt khác -1\leqcosx\leq1 =>cosx max=1 \Leftrightarrowx=k2[TEX]\pi[/TEX]thì F=$F_0$
Vậy chắc là đáp án C : F=$F_0$cos(10[TEX]\pi[/TEX]t)N
 
S

superlight

[TEX]\omega[/TEX]=[TEX]\sqrt{k/m}[/TEX]=10[TEX]\pi[/TEX]

Mặt khác -1\leqcosx\leq1 =>cosx max=1 \Leftrightarrowx=k2[TEX]\pi[/TEX]thì F=$F_0$
Vậy chắc là đáp án C : F=$F_0$cos(10[TEX]\pi[/TEX]t)N
cảm ơn bạn nhiều nha,hihi,nhưng mình có thắc mắc là nếu trong các đáp án ngta cho thêm 1 đáp án nữa cũng tần số góc bằng tần số riêng của hệ nhưng pha ban đầu khác đi thì chọn cái pha ban đầu bằng 0 hay khác 0?bạn giải thích giúp mình với
 
S

superlight

Bài 8:Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O, dọc theo trục Ox với biên độ sóng không đổi, chu kì sóng T và bước sóng λ. Biết rằng tại thời điểm t = 0, phần tử tại O qua vị trí cân bằng theo chiều dương và tại thời điểm t=5T/6 phần tử tại điểm M cách O một đoạn d=λ/6 có li độ là –2 cm. Biên độ sóng là?
Ko ai làm giúp tớ bài này à :( .
 
S

superlight

mn giải giúp mình mấy bài này với nhé,tks trước nha :D
Bài 1:Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=5cos\left ( 4\pi t-\frac{\pi }{3} \right )$ . Tìm thời gian để vật đi được quãng đường 45 cm, kể từ t = 0?
 
S

superlight

Bài 2:Một con chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kì 1s. Tại t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ. Tổng quãng đường đi được của vật trong khoảng thời gian t = 2,375 (s) kể từ thời điểm bắt đầu dao động là
A. S = 48 cm. B. S = 50 cm. C. S = 55,75 cm. D. S = 42 cm.
 
Top Bottom