[Vật lí 12]LTĐH TRANG BỊ KIẾN THỨC MÙA THI 2014

P

phinzin1

!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bài 5. Con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A =10cm. Biết trong 1 chu kì T, khoảng thời gian để vật nhỏ con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 8m/s^2 là T/3. Lấy pi^2=10. Tần số dao động của vật là?
tham khảo bài này nhé....................................................................................
(lưu ý đổi đơn vị)


Bài viết không được chèn link của các trang web học tập khác bạn nhé
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtramhoc11b3

Bài 5 nhận thấy trong một chu kì có 4 khoảng thời gian bằng nhau để vật chuyển động qua lại giữa vị trí cân bằng và vị trí x hoăc x suy ra 4t=T/3 >> t=T/12 khỏng thời gian t=T/12 cho phép vật đi từ vị trí cân bằng đến ví A/2 x=A/2=5 cm
a=W^2*x =W^2*5 suy ra W=căn800/5 >> W=4pi >> f=2hz bạn nào có cách khác hay hơn thì bảo anh em trong box LÝ nhé....thank you,.....:D:D:):)
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Thực ra là sưu tập mấy bài hay hay đưa lên cho anh em luyện thôi chứ ta cần gì học lí 12 nữa đâu mà tham khảo.

Những bài này tìm thì đều có đó. Trong diễn đàn mình cũng có. Nhưng mà mọi người tự suy nghĩ đi thì hay hơn. Bạn trên làm ra đúng kết quả rồi.



Bài 6: Một cllx gồm vật nhỏ 0,02kg và lx có k=1N/m. Vật được đặt trên giá đỡ nằm ngang, dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát giữa vạt và giá là 0,1. Ban đầu, giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi thả nhẹ dể nó dao động tắt dần. Lấy g=10m/s^2, tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong quá trình dao động là?
 
P

phinzin1

tham khảo bài này nhé....................................................................................
(lưu ý đổi đơn vị)
diễn đàn này gì cũng hay nhưng chỉ có mỗi cái quy định "không được chèn link của diễn đàn học tập khác" là chẳng hay gì cả, có cái quy định này cứ như bảo "Việt Nam không được Mở Cửa. quay về thời bao cấp" :)|:)|:)|:)|
 
H

hoangtramhoc11b3

sạo dạo này box Lý vắng thể nhỉ ai có bài tập hay thì đăng lên cho anh em trong box cùng giải với chứ
 
H

hangthuthu

Bài 7: [FONT=&quot]Một con lắc đơn có chiều dài 0,5 m treo ở trên trần một ô tô đang xuống dốc nghiêng với phương ngang một góc 30 độ. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động điêu hòa của con lắc đơn khi ô tô xuống dốc không ma sát là[/FONT]
[FONT=&quot]A.[/FONT][FONT=&quot] 1,51 s. [/FONT][FONT=&quot] B. 2,03 s. C. 1,97 s. D. 2,18 s.[/FONT]

p/s:bài này có cách khá hay,mn làm thử xem nhé:)
 
H

hangthuthu

Bài 8:Hai con lắc đơn giống hệt nhau, sợi dây mảnh dài bằng kim loại, vật nặng có khối lượng riêng D. Con lắc thứ nhất dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là To, con lắc thứ hai dao động trong bình chứa một chất khí có khối lượng riêng rất nhỏ $\rho $ = eD. Hai con lắc đơn bắt đầu dao động cùng một thời điểm t = 0, đến thời điểm t0 thì con lắc thứ nhất thực hiện được hơn con lắc thứ hai đúng 1 dao động. Chọn phương án đúng.
A. eto = 4To
B.2eto = To
C. eto = To
D. eto = 2To
 
Last edited by a moderator:
C

conech123

Bài 7: [FONT=&quot]Một con lắc đơn có chiều dài 0,5 m treo ở trên trần một ô tô đang xuống dốc nghiêng với phương ngang một góc 30 độ. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động điêu hòa của con lắc đơn khi ô tô xuống dốc không ma sát là[/FONT]
[FONT=&quot]A.[/FONT][FONT=&quot] 1,51 s. [/FONT][FONT=&quot] B. 2,03 s. C. 1,97 s. D. 2,18 s.[/FONT]

p/s:bài này có cách khá hay,mn làm thử xem nhé:)

Đầu tiên là tìm góc lệch của con lắc so với phương thẳng đứng.

Sau đó là tính lực căng dây hay gia tốc biểu kiến theo phương trục dây. (Người ta gọi là gia tốc biểu kiến như mà chả thích khái niệm này chút nào).

Có gia tốc biểu kiến rồi thay vào công thức tính chu kì.


Cách này là cách truyền thống, không biết có cách nào hay hơn? ;))
 
H

hangthuthu

Đầu tiên là tìm góc lệch của con lắc so với phương thẳng đứng.

Sau đó là tính lực căng dây hay gia tốc biểu kiến theo phương trục dây. (Người ta gọi là gia tốc biểu kiến như mà chả thích khái niệm này chút nào).

Có gia tốc biểu kiến rồi thay vào công thức tính chu kì.


Cách này là cách truyền thống, không biết có cách nào hay hơn? ;))
Còn 1 cách hay phết,mình mới phát hiện đc,các bạn suy nghĩ thêm coi;)
 
O

ocluoc13

các bạn giúp mình bài này với
câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Gọi M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7 (trong đó M4 trùng O) là bảy điểm liên tiếp trên đường thẳng qua O và cứ sau 0,05 s thì chất điểm lại qua các điểm trên. Biết tốc độ của chất điêm khi đi qua M4 là cm/s. Biên độ dao động A có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 4 cm B. 6 cm C. cm D. 5 cm.
câu 2: Hai nguồn song kết hợp A và B dao động theo phương trình và . Điêm M cách các nguồn A, B lần lượt 25 cm và 15 cm có biên độ dao động cực đại. Biết rằng, giữa M và trung trực của AB có 3 cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng?
A. 214,3 cm/s B. 150 cm/s C. 183,4 cm/s D. 229,4 cm/s
câu 3: Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 100 (g), lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Trong cùng một điều kiện về lực cản của môi trường thì biểu thức ngoại lực điều hoà nào sau đây làm cho con lắc dao động cưỡng bức với biên độ lớn nhất ? (cho g = 10 m/s2)
A. F = Focos(2πt + π) N. B. F = Focos(20πt + π/2) N.
C. F = Focos(10πt) N. D. F = Focos(8πt) N.
 
P

phuongsociu13

mọi người thảo luận bài này nhé.hi
Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1 s trong vùng không có điện trường, quả lắc có khối lượng m = 10 g bằng kim loại mang điện tích q = 10-5 C. Con lắc được đem treo trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, đặt thẳng đứng, hiệu điện thế giữa hai bản bằng 400 V. Kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách d = 10 cm gữa chúng. Gọi α là góc hợp bởi con lắc với mặt phẳng thẳng đứng khi con lắc ở vị trí cân bằng. giá tri góc α là
A. 26034. B. 21048'. C. 16042'. D. 11019'.
 
T

thuy.898

các bạn giúp mình bài này với
câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Gọi M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7 (trong đó M4 trùng O) là bảy điểm liên tiếp trên đường thẳng qua O và cứ sau 0,05 s thì chất điểm lại qua các điểm trên. Biết tốc độ của chất điêm khi đi qua M4 là cm/s. Biên độ dao động A có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 4 cm B. 6 cm C. cm D. 5 cm.

Bạn vẽ trục thời gian ra nhé thì thấy các điêm r tương ứng như sau :
$M_1$ =-A $M_2$=-A[TEX]\sqrt{3}/2[/TEX] $M_3$=-A/2 $M_4$=O
$M_5$=A/2 $M_6$=A[TEX]\sqrt{3}/2[/TEX] và $M_7$=A

Các khoảng thời gian giữa các diểm t(M1--->M2)=t(M2-->M3)=t(M3--->M5)=t(M5--->M6)=t(M6---M7)=T/12===>T=0,06.12=0,03s
vmax=20[TEX]\pi[/TEX](cm/s) [TEX]\omega[/TEX]=2[TEX]\pi[/TEX]/T=10[TEX]\pi[/TEX]/3
=>A=vmax/[TEX]\omega[/TEX]=6cm
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

câu 2: Hai nguồn song kết hợp A và B dao động theo phương trình và . Điêm M cách các nguồn A, B lần lượt 25 cm và 15 cm có biên độ dao động cực đại. Biết rằng, giữa M và trung trực của AB có 3 cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng?
A. 214,3 cm/s B. 150 cm/s C. 183,4 cm/s D. 229,4 cm/s

Câu này mình nghĩ thiếu đề bài ( có thể thiếu f; cũng chưa cho biết A,B dao động cùng pha hay ngược pha)
M cách A,B lần lượt là 25cm và 15cm ,giữa M và trung trực của A,B có 3 đường cực đại khác =>MA-MB=4[TEX]\lambda[/TEX] ( nếu như A,B cùng pha=> thì đường trung trực là đường cực đại;M cũng dao động với biên độ cực đại; giữa M và đường trung trực còn 3 cực đại khác) =>[TEX]\lambda[/TEX]=10/4=2,5cm
 
Last edited by a moderator:
P

phinzin

câu 2: Hai nguồn song kết hợp A và B dao động theo phương trình và . Điêm M cách các nguồn A, B lần lượt 25 cm và 15 cm có biên độ dao động cực đại. Biết rằng, giữa M và trung trực của AB có 3 cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng?
A. 214,3 cm/s B. 150 cm/s C. 183,4 cm/s D. 229,4 cm/s

Câu này mình nghĩ thiếu đề bài ( có thể thiếu f; cũng chưa cho biết A,B dao động cùng pha hay ngược pha)
M cách A,B lần lượt là 25cm và 15cm ,giữa M và trung trực của A,B có 3 đường cực đại khác =>MA-MB=5[TEX]\lambda[/TEX] ( nếu như A,B cùng pha=> thì đường trung trực là đường cực đại;M cũng dao động với biên độ cực đại; giữa M và đường trung trực còn 3 cực đại khác) =>[TEX]\lambda[/TEX]=10/4=2,5cm
câu 2: Hai nguồn song kết hợp A và B dao động theo phương trình.............???
thiếu rùi bạn hiền@-)@-)@-)@-)@-)
 
H

hangthuthu

Bài này cũng tương đối hay này,mn làm thử coi :)
Bài 9:
Ba con lắc lò xo 1, 2, 3 đặt thẳng đứng cách đều nhau theo thứ tự 1, 2, 3. Ở vị trí cân bằng ba vật có cùng độ cao. Con lắc thứ nhất dao động có phương trình x1 = 3cos(20πt + π/2) (cm), con lắc thứ hai dao động có phương trình x2 = 1,5cos(20πt) (cm). Hỏi con lắc thứ ba dao động có phương trình nào thì ba vật luôn luôn nằm trên một đường thẳng?
 
H

hangthuthu

Bài 7: [FONT=&quot]Một con lắc đơn có chiều dài 0,5 m treo ở trên trần một ô tô đang xuống dốc nghiêng với phương ngang một góc 30 độ. Lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động điêu hòa của con lắc đơn khi ô tô xuống dốc không ma sát là[/FONT]
[FONT=&quot]A.[/FONT][FONT=&quot] 1,51 s. [/FONT][FONT=&quot] B. 2,03 s. C. 1,97 s. D. 2,18 s.[/FONT]
cách làm nhanh của bài này đây nhé :D
do đề bài ko đề cập đến lực nào khác nên coi như xe xuống dốc chỉ chịu tác dụng của trọng lực và phản lực của mặt dốc.
Gia tốc của xe là:a=gsinα=5
Xét trong hệ quy chiếu gắn với oto thì con lắc chịu td của lực quán tính với vecto gia tốc a’ tương ứng ngược chiều cùng độ lớn với vecto gia tốc của oto.do đó,vecto a’ tạo với vecto g góc 120 độ.
Gia tốc tổng hợp:
$\overrightarrow{g'}=\overrightarrow{g}+ \overrightarrow{a'}$
Áp dụng định lí hàm số cos cho tam giác là nửa hình bình hành tạo bởi 3 vecto trên,góc đối diện với vecto g’ là góc 60 độ.
$g'=\sqrt{g^{2}+a'^{2}-2.g.a'.cos60}=\sqrt{75}$

Từ đó tính đc chu kì mới:$T’=2\pi \sqrt{\frac{l}{g'}}=1,509s$
 
Last edited by a moderator:
H

hangthuthu

Bài 8:Hai con lắc đơn giống hệt nhau, sợi dây mảnh dài bằng kim loại, vật nặng có khối lượng riêng D. Con lắc thứ nhất dao động nhỏ trong bình chân không thì chu kì dao động là To, con lắc thứ hai dao động trong bình chứa một chất khí có khối lượng riêng rất nhỏ $\rho $ = eD. Hai con lắc đơn bắt đầu dao động cùng một thời điểm t = 0, đến thời điểm t0 thì con lắc thứ nhất thực hiện được hơn con lắc thứ hai đúng 1 dao động. Chọn phương án đúng.
A. eto = 4To
B.2eto = To
C. eto = To
D. eto = 2To
ko bạn nào giải bài này à?bài này hay mà;) .
 
H

hangthuthu

các bạn giúp mình bài này với
câu 2: Hai nguồn song kết hợp A và B dao động theo phương trình và . Điêm M cách các nguồn A, B lần lượt 25 cm và 15 cm có biên độ dao động cực đại. Biết rằng, giữa M và trung trực của AB có 3 cực đại khác. Tính tốc độ truyền sóng?
A. 214,3 cm/s B. 150 cm/s C. 183,4 cm/s D. 229,4 cm/s
câu này đề thiếu rồi .
 
T

thuy.898

Bài này cũng tương đối hay này,mn làm thử coi :)
Bài 9:
Ba con lắc lò xo 1, 2, 3 đặt thẳng đứng cách đều nhau theo thứ tự 1, 2, 3. Ở vị trí cân bằng ba vật có cùng độ cao. Con lắc thứ nhất dao động có phương trình x1 = 3cos(20πt + π/2) (cm), con lắc thứ hai dao động có phương trình x2 = 1,5cos(20πt) (cm). Hỏi con lắc thứ ba dao động có phương trình nào thì ba vật luôn luôn nằm trên một đường thẳng?

Cho mình thử làm nhé: ^_^


.A________B_________C
|................... |.....................|
|x1................|..x2..............|x3
.E...................|....................|
............................................|D


.

Theo đề bài x1,x 2,x3 cách đều nhau nên B là trung điểm của AC.
==> ACDE là hình thang,áp dụng công thức của đường trung bình
==> x1+ x3=2 .x2 =>x3=2.x2-x1=2.1,5cos(20πt) - 3cos(20πt + π/2) =3[TEX]\sqrt{2}[/TEX]cos(20πt-π/4) (cái này bấm máy tính ,giải theo số phức)

Thế này có đúng không nhỉ?
 
Top Bottom