Vật lí [Vật lí 12] Ôn tập thi HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
E

endinovodich12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

.

TỔNG KẾT HỌC KỲ I :khi (4):
Lời nói đầu : - Mình và các mol trong box lý 12 lập topic này cũng chỉ để phục vụ việc thi học kỳ là chính ; không biết trường của các bạn thi học kỳ theo hình thức nào ? . Nhưng trường mình lớp 12 thi tự luận 100% . Chính vì thế trong topic này có những bài tự luận . Mình sẽ đi theo thứ tự của chương chình chuẩn trước !
Phần I : - CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ HỌC (*) :khi (5):

A ; Lý Thuyết : :khi (59): - Trước tiên muốn làm bài tập thì phải có công thức ; các bạn có thể tham khảo ở mục này ( khá đầy đủ) :

diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=338572

- Ngoài ra các bạn phải xem lại sách giáo khoa vì sách giáo khoa là còn được gọi là quốc sách ; và quan trọng phải nhớ được phương trình dao động (x;v;a) của vật dao động
Thôi lý thuyết mình nói thế thôi ; vì mình nghĩ kiểm tra lý thuyết là kiểm tra sự cần cù của mỗi người

B; Bài tập : :khi (152):
Câu 1 :

Một vật dao động điều hoà ; ở vị trí nào thì vận tốc ; gia tốc ; lực phục hồi có độ lớn cực đại ? Cực tiểu ? Hãy cho biết các giá trị cực đại , cực tiểu này.

Câu 2 : Thế nào là dao động điều hoà ; dao động tắt dần ; dao động duy trì ; cộng hưởng ; lấy 2 ví dụ cho mỗi dao động ?

Câu 3 : Điều kiện để vật dao động diều hoà là gì ?

Câu 4 : - Nêu sự khác nhau giữa lực đàn hồi và lực phục hồi ( chỉ xét 2 con lắc : nằm ngang và thẳng đứng )

Nếu có sai xót mong mọi người đóng góp ý kiến !


- BÀI TẬP TÍNH TOÁN
Mình khởi động bằng câu cực kì đơn giản nhé :D:D

Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 12cm. Dao động này có biên độ:
A. 12cm
B. 24cm
C. 6cm
D. 3cm

Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 5 cm, chu kì 2s. Tại thời điểm t=0s, vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A.[TEX] x=5cos(2\pi.t - \frac{\pi}{2}[/TEX]
B. [TEX]x=5cos(2\pi.t + \frac{\pi}{2}[/TEX]
C. [TEX]x=5cos(\pi.t + \frac{\pi}{2}[/TEX]
D. [TEX]x=5cos(\pi.t - \frac{\pi}{2}[/TEX]

Câu 3: Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là 81cm và 64cm được treo ở trần một căn phòng. Khi các vật nhỏ của hai con lắc đang ở vị trí cân bằng, đồng thời truyền cho chúng các vận tốc cùng hướng sao cho hai con lắc dao động điều hòa với cùng biên độ góc, trong hai mặt phẳng song song với nhau. Gọi[TEX] \Delta t[/TEX] là khoảng thời gian ngắn nhất kể từ lúc truyền vận tốc đến lúc hai dây treo song song nhau. Giá trị [TEX]\Delta t[/TEX] gần giá trị nào nhất sau đây:
A. 2.36s
B. 8.12s
C. 0.45s
D. 7.20s

Các bạn làm trước bấy nhiêu đây nhé!!!
P/s:
- Các bạn lưu ý không spam.
- Khuyến khích cách làm bài theo phương hướng trắc nghiệm
Câu 4 * : Bài khó nè !

Mọi người cùng bàn luận về bài này nhé !

diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=332186
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Câu 1 dễ nhất,mình "chanh "làm trước ^_^
L=12cm =>A=L/2=6(cm) Đáp án C
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Cau 3: Do hai dây // nhau =>[TEX]\alpha1[/TEX]=[TEX]\alpha[/TEX]2
Với[TEX]\alpha1[/TEX]=[TEX]\alpha[/TEX]o(cos[TEX]\omega[/TEX]1-[TEX]\pi/2[/TEX])
Với[TEX]\alpha2[/TEX]=[TEX]\alpha[/TEX]o(cos[TEX]\omega[/TEX]2-[TEX]\pi/2[/TEX])
=> cos(10/9[TEX]\pi[/TEX]t-[TEX]\pi/2[/TEX])= cos(5/4[TEX]\pi[/TEX]t-[TEX]\pi/2[/TEX] )=>t=0,42s => chọn đáp án gần nhất là 0,45s
 
T

thuy.898

Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 5 cm, chu kì 2s. Tại thời điểm t=0s, vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A.
latex.php

B.
latex.php

C.
latex.php

D.
latex.php


T=2s=>[TEX]\omega[/TEX]=[TEX]\pi[/TEX]
Tại t=0 mà vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương=> [TEX]\varphi[/TEX]<0,phương trình đã cho theo dạng cos nên ta chon góc [TEX]\varphi[/TEX]=-[TEX]\pi/2[/TEX]===>đáp ánD
 
T

thuy.898

Câu 83(ĐH 2012): Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 6 cm, của N là 8 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10 cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có động năng bằng thế năng, tỉ số động năng của M và động năng của N là
A. 4/3 . B. 3/4 . C. 9/16 . D. 16/9 .
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Câu 15: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωF . Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng
A. 40 gam. B. 10 gam. C. 120 gam. D. 100 gam.
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Mình xin được góp ý với bạn i_am_challenger nhé: Mình cảm thấy bài viết của bạn chưa được hấp dẫn,chữ hơi nhỏ,bố cục hơi đơn giản và cũng không được sinh động .Nhưng mình vẫn mong topic này được nhiều bạn quan tâm ,Vậy i_am_challenger có thể làm cho topic này sinh động hơn đựơc không?

-Kèm theo hình vẽ(các bài tập về sóng cơ ,hay dòng điện xoay chiều chẳng han.....)
-Bài tập cũng nên đa dạng hơn(mình nghĩ các bài tập vừa sức sẽ thu hút được nhiều bạn....)

Mình nghĩ thế.'''^_'''':-??
 
I

i_am_challenger

Mình cảm ơn bạn vì đã cho mình lời khuyên. Mình là học sinh yếu văn nên bố cục mình cố thể không hấp dẫn, hài hòa. Vì thế mình muốn vốn kiến thức của mình sẽ bù đấp về khoảng đó. Bài tập theo mình nghĩ là mình làm xong một chương thì mình sẽ chuyển qua chương khác, chứ làm rải rác bài tập ở các chương theo mình sẽ làm cho các mem rối hơn, nên mình đã cho bài tập chương cơ trước. Khi nào tốt rồi thì mình sẽ chuyển qua vấn đề khác. :)&gt;-:)&gt;-
 
T

thuy.898

Mình cảm ơn bạn vì đã cho mình lời khuyên. Mình là học sinh yếu văn nên bố cục mình cố thể không hấp dẫn, hài hòa. Vì thế mình muốn vốn kiến thức của mình sẽ bù đấp về khoảng đó. Bài tập theo mình nghĩ là mình làm xong một chương thì mình sẽ chuyển qua chương khác, chứ làm rải rác bài tập ở các chương theo mình sẽ làm cho các mem rối hơn, nên mình đã cho bài tập chương cơ trước. Khi nào tốt rồi thì mình sẽ chuyển qua vấn đề khác. :)>-:)>-

Cái này khó đấy,phần dao động cơ học xong lâu rồi còn gì,?,Thế đặt vấn đề là có nhiều bạn đang học chương dòng điện xoay chiều(phần này khó đấy),có rất nhiều câu hỏi thì phải đợi bạn giải quyết hết bài tập dao động cơ ,xong chuyển sang sóng cơ học------>Xong mới đến dòng điện xoay chiều,hay những bạn đã làm tốt các bài tập phần dao động điều hoà rồi ,muốn chuyển qua phần khác thì phải đợi đến bao giờ???
 
K

king_wang.bbang

Cái này khó đấy,phần dao động cơ học xong lâu rồi còn gì,?,Thế đặt vấn đề là có nhiều bạn đang học chương dòng điện xoay chiều(phần này khó đấy),có rất nhiều câu hỏi thì phải đợi bạn giải quyết hết bài tập dao động cơ ,xong chuyển sang sóng cơ học------>Xong mới đến dòng điện xoay chiều,hay những bạn đã làm tốt các bài tập phần dao động điều hoà rồi ,muốn chuyển qua phần khác thì phải đợi đến bao giờ???

Theo mình thì cứ ôn từng chương đi, như thế sẽ logic hơn và nhớ dễ hơn, chứ cứ ôn mỗi cái 1 tí thì vụn vặt lắm. Với lại có gì không hiểu thì các bạn ý có thể tạo chủ đề khác liên quan đến phần đó, không nhất thiết phải post vào chủ đề ôn này. Hơn nữa không ai dám nói là mình đã vững phần dao động cả, bài tập chương khá đa dạng và đây cũng là chương nền tảng cho các chương sau
Đó là ý kiến của mình còn tính sao thì chủ topic tự quyết định nhé
 
I

i_am_challenger


Theo mình thì cứ ôn từng chương đi, như thế sẽ logic hơn và nhớ dễ hơn, chứ cứ ôn mỗi cái 1 tí thì vụn vặt lắm. Với lại có gì không hiểu thì các bạn ý có thể tạo chủ đề khác liên quan đến phần đó, không nhất thiết phải post vào chủ đề ôn này. Hơn nữa không ai dám nói là mình đã vững phần dao động cả, bài tập chương khá đa dạng và đây cũng là chương nền tảng cho các chương sau
Đó là ý kiến của mình còn tính sao thì chủ topic tự quyết định nhé

ý của bạn giống với ý mình đấy. bây giờ mình giải quyết các dạng bài tập khó và phổ biến thường gặp nhé. Câu nào không hiểu thì các bạn cứ hỏi và post lên để mọi người hướng dẫn làm cho tốt nhé. :)&gt;-
 
I

i_am_challenger

Và bây giờ chúng ta tiếp tục nào.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100g và lò xo có độ cứng 40N/m được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Vật nhỏ đang nằm yên ở vị trí cân bằng, tại t=0, tác dụng lực F=2N lên vật nhỏ cho con lắc dao động điều hòa đến thời điểm [tex]t=\frac{\pi}{3}s[/tex] thì ngừn tác dụng lực F. Dao động điều hòa của con lắc sau khi không còn lực F tác dụng có giá trị biên độ gần giá trị nào nhất sau đây:
A. 9cm
B. 7cm
C. 5cm
D. 11cm

Câu 6: Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động điều hòa với chu kì 0,2s và cơ năng là 0,18J (mốc thế năng tại vị trí cân bằng); lấy [tex]\pi^2=10[/tex]. Tại li độ [tex]3\sqrt{2}[/tex], tỉ số động năng và thế năng là:
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 7: Gọi M,N,I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O cố định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì OM=MN=NI=10cm. Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; lò xo giãn đều; khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N là 12cm. Lấy [tex]\pi^2=10[/tex]. Vật dao động với tần số là:
A. 2,9Hz
B. 2,5Hz
C. 3,5Hz
D. 1,7Hz
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Theo mình thì cứ ôn từng chương đi, như thế sẽ logic hơn và nhớ dễ hơn, chứ cứ ôn mỗi cái 1 tí thì vụn vặt lắm. Với lại có gì không hiểu thì các bạn ý có thể tạo chủ đề khác liên quan đến phần đó, không nhất thiết phải post vào chủ đề ôn này. Hơn nữa không ai dám nói là mình đã vững phần dao động cả, bài tập chương khá đa dạng và đây cũng là chương nền tảng cho các chương sau
Đó là ý kiến của mình còn tính sao thì chủ topic tự quyết định nhé

Thôi vậy cũng được,để mình sửa lại mấy bài cho đúng chủ đề nhé
 
T

thuy.898

Câu 5: Khi có ngoại lực F, vật dao động điều h.a xung quanh VTCB mới O
1 cách O một đoạn = A=F/k=0,05=5cm

[TEX]\omega[/TEX]=[TEX]\sqrt{k/m}[/TEX]=20(rad/s)=>[TEX]\varphi[/TEX]=[TEX]\omega[/TEX]t=20π/3=6π+2π/3





=> tại t đó vật đang cách

O1 một đoạn 2,5cm và đang hướng ra biên dương với tốc độ v=[TEX]\sqrt{3}/2[/TEX][TEX]\omega[/TEX] A= 50 [TEX]\sqrt{3}[/TEX]cm/ s

Khi ngắt lực vật lại có VTCB mới là O ban đầu khi đó li độ mới là x=7,5cm và v giữ nguyên= 50 [TEX]\sqrt{3}[/TEX]cm/ s
;[[TEX]\omega[/TEX]=20(rad/s)





Áp dụng công thức=> A=5[TEX]\sqrt{3}[/TEX] =8,66 lấy gần đúng nên chọn A
 
Last edited by a moderator:
T

thuy.898

Câu 6: Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động điều hòa với chu kì 0,2s và cơ năng là 0,18J (mốc thế năng tại vị trí cân bằng); lấy
latex.php
. Tại li độ
latex.php
, tỉ số động năng và thế năng là:

A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Giải: m=0,1g; T=0,2s => k=$T^2$/4[TEX]\pi^2[/TEX].m=0.01(N/m)
W=1/2k.$A^2$=0,18J=>A=6cm
Wd/Wt=(W-Wt)/Wt=($A^2-x^2$)/$x^2$=1 =>Chọn A
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

còn câu một câu thôi, bạn nào giải quyết đi chứ. Rồi có thể post câu hỏi khó để mình và các bạn khác giải nhé. hihi
 
K

king_wang.bbang


Bài 7:
Từ đề bài, ta tìm được chiều dài tự nhiên của lò xo: 3.10=30 (cm)
Khoảng cách giữa M và N lớn nhất khi lò xo dãn cực đại, nếu chọn chiều (+) hướng xuống ta suy ra lúc đó vật đang ở tại biên dương, khi đó chiều dài lò xo: 3.12=36 (cm)
Lò xo dãn ra 1 đoạn là: 36-30=6 (cm)
Đầu O của thanh chịu tác dụng của lực đàn hồi, theo giả thiết:
$\dfrac{{{F_{\max }}}}{{{F_{\min }}}} = \dfrac{{k(\Delta {l_0} + A)}}{{k(\Delta {l_0} - A)}} = 3$ với $\Delta {l_0}$ là vị trí lò xo không biến dạng (vì trường hợp này lực min không bằng 0 nên $\Delta {l_0} > A$)
Mà: $A + \Delta {l_0} = 6(cm)$
$ \to \left\{ \begin{array}{l}
\Delta {l_0} = 4(cm)\\
A = 2(cm)
\end{array} \right.$
Suy ra tần số:
[laTEX]f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta {l_0}}}} = 2,5(Hz)[/laTEX]
 
Last edited by a moderator:
H

hungpro849

Một vật dao động điều hóa với phương trình liên hệ a,v dạng $\dfrac{{{v^2}}}{{320}} + \dfrac{{{a^2}}}{{1,28}} = 1$
trong đó v(cm/s), a($m/{s^2}$). tại t=0 vật qua li độ -$\sqrt 6 $ và đang chuyển động nhanh dần. pt vận tốc là
đáp án của thầy là $v = 4\sqrt 2 \pi \sin \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)$
nhưng mình ra là $v = - 4\sqrt 2 \pi \sin \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)$[/QUOTE]
ai chỉ mình bài này với
 
K

king_wang.bbang

Một vật dao động điều hóa với phương trình liên hệ a,v dạng $\dfrac{{{v^2}}}{{320}} + \dfrac{{{a^2}}}{{1,28}} = 1$
trong đó v(cm/s), a($m/{s^2}$). tại t=0 vật qua li độ -$\sqrt 6 $ và đang chuyển động nhanh dần. pt vận tốc là
đáp án của thầy là $v = 4\sqrt 2 \pi \sin \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)$
nhưng mình ra là $v = - 4\sqrt 2 \pi \sin \left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)$
ai chỉ mình bài này với

Bài này đã sửa tại đây
 
P

phinzin

cho mạch điện xoay chiều AB gồm có R L C nối tiếp, trong đó R được mắc trên đoạn AM, L được mắc trên đoạn MD và C được mắc trên đoạn DB. R=200 ôm. L=2/pi H, C=(100*10^-6)/pi F. Uad=200 căn 2 cos100pit (V). Biểu thức điện áp tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch là..................................................
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom