Những câu hỏi của bạn rất hay và rất nhiều bạn hay bị nhầm lẫn vì thầy cô trên lớp thường chỉ dạy là phải dùng nó như thế này như thế nọ hoặc nếu có giải thích thì chỉ giải thích nó một cách hời hợt. Sau đây mình xin trả lời cho bạn nhé !
Theo như thầy Nguyên "hình" - thầy giáo đang giảng dạy mình đã dạy mình và mình nhớ (mình nói sai thì bạn nào chỉnh sửa cũng được, đừng nói thầy mình thế nọ thế kia, vì mình nhớ sai không phải là lỗi tại ai khác ngoài mình):
*tạm gọi đường cần tìm là (d)
sở dĩ các bài toán này xét với trường hợp // trục tung là X-Xo=0 vì đường này là đường đặc biệt, không có hệ số góc.
như bạn biết đấy, nếu gọi @ là góc giữa đường (d) cần tìm với chiều dương trục hoành thì hệ số góc sẽ là k=tan @
mà tan @ =Sin @/cos@ , trong trường hợp (d) //Ôy thì cos @=0, k hoàn toàn không xác định => ở bài bạn hỏi giả thiết không thỏa mãn nên loại
còn về (d)//Ox, cos @=1, sin @=0 --> tan@ = 0 hoàn toàn xác định nên ta không cần phải xét.
*câu hỏi thêm của bạn : thầy chỉ nói thường thì ở những bài viết phương trình liên quan đến khoảng cách thì nếu tìm được 1 đường thì phải xét thêm trường hợp X-Xo=0; còn nếu tìm được 2 đường thì việc xét thêm chỉ cho "Oai" thôi, nếu không tin tưởng nữa thì bạn có thể ngồi vẽ hình ra sẽ thấy

Tất cả chỉ có vậy, mọi điều luôn có tính tương đôi nên bạn đừng quá gò bó mình vào các dạng bài tập ! Học dạng là tốt nhưng hãy linh hoạt với từng bài toán để trong phòng thi bạn là người chèo chống con thuyền vượt thác chứ không phải là con cá mắc câu bị lôi theo con thuyền ấy nhé !
Chúc bạn học tốt và thi có kết quả cao ^^