Địa 12 Topic ôn thi tốt nghiệp

V

volongkhung

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:Mex10::Mex10::Mex10::Mex10::Mex10:
Với mục đích chia sẻ kiến thức, kĩ năng về môn Địa Lí chuẩn bị cho hai kì thi quan trong sắp tới là tốt nghiệp và đại học hôm nay mình sẽ lập 1 topic với tên gọi như trên
Mọi người có thể tham gia trả lời và đưa câu hỏi để cùng nhau thảo luận nhưng phải tuân thủ nhưng quy định của diễn đàn nói chung và box Địa nói riêng.
Sẽ có nhiều câu hỏi nâng cao với mục đích đòi hỏi sự tư duy từ mọi người, vậy nên đây cũng có thể là tập tài liệu quan trọng giúp các bạn chuẩn bị hành trang cho kì thi học sinh giỏi sắp tới.
Mong mọi người ủng hộ để box phát triển nha !!!
Tham khảo các tài liệu tại Đây


Để pic này thêm sôi động hơn mình sẽ thêm đổi 1 số điều khoàn sau :
+ không chỉ có những câu hỏi khó mà xem vào đó cũng sẽ có những câu hỏi dễ để mọi người có thể trả lời được
+ ai trả lời đúng sẽ được thanks
+nếu đáp án copy ở đâu phải ghi rõ nguồng gốc nếu không del không cần nhắc nhở
chúc các bạn học tốt
có gì liên lạc với mình nha " boboiboydiatran

 
Last edited by a moderator:
V

volongkhung

Một câu hỏi khá đơn giản để chúng ta bắt đầu nha, hy vọng đầu xuôi, đuôi lọt, hihi
1, Dựa vào atlat giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ nước ta đa dạng ???
 
H

hstp_c3

Tại sao ở các cánh đồng giữa núi khi trồng cây lương thực sẽ trở thành đăc sản:
VD: gạo ĐIỆN BIÊN , gạo SƠN LA....
.... ai giup minh kai
 
P

phanhoanggood


1, Dựa vào atlat giải thích tại sao đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ nước ta đa dạng ???

- Sự hình thành đất trong miền chịu tác động của nhiều nhân tố : đá mẹ, khí hậu,
sinh vật, địa hình, con người,...
- Trong lãnh thổ miền, tác động của các nhân tố hình thành đất khác nhau.
+ Đá mẹ : có nhiều loại khác nhau (đá vôi, đá phiến, trầm tích khác,…), hình
thành các loại đất khác nhau.
+ Khí hậu : nhiệt đới, cận nhiệt, tác động khác nhau đến sự hình thành đất.
+ Sinh vật : có các thảm thực vật khác nhau (dẫn chứng), tác động đến quá trình
hình thành đất khác nhau.
+ Địa hình : đa dạng (dẫn chứng), từ đó hình thành các loại đất khác nhau.
+ Con người : hoạt động của con người làm thay đổi tính chất đất

Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi duyên hải
Nam Trung Bộ??
 
V

volongkhung


Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ngòi duyên hải
Nam Trung Bộ??
* Đặc điểm của chế độ nước:
Có hai mùa nước:
- Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8
- Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12: Lũ lên rất nhanh và đột ngột
* Nhân tố ảnh hưởng :
- Khí hậu: Có hai mùa khô và mưa: mùa mưa lệch về thu đông từ tháng 9 tới tháng 12
- Do các sông ngắn, dốc, mưa lớn, bão, lớp phủ rừng bị phá hủy nhiều
Câu 3: Hãy nêu sự thay đổi của chế độ nhiệt theo vĩ độ ???
 
P

phanhoanggood


Câu 3: Hãy nêu sự thay đổi của chế độ nhiệt theo vĩ độ ???

- Nhiệt độ trung bình năm càng vào phía nam (về phía vĩ độ thấp) càng tăng ,do góc nhập xạ tăng và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (chủ
yếu).
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 tương đối đồng nhất trong cả nước ; riêng ở đồng
bằng ven biển Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ cao hơn .
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp hẳn ở phía bắc và tăng từ bắc vào nam.

Câu 4: Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
 
L

lolem_theki_xxi


Câu 3: Hãy nêu sự thay đổi của chế độ nhiệt theo vĩ độ ???
Trả lời :

+ Vùng núi Đông Bắc : hướng vòng cung của các dãy núi hút mạnh và đón gió nhận trực tiếp khối khí ( gió mùa ĐB ) từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm và là vùng có mùa đông lạnh rõ rệt nhất cả nước .

+ Vùng núi Tây Bắc : khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB . Mùa đông khô , ít có mưa phùn . Vào mùa hạ gió mùa TN bị các khối núi – cao nguyên nằm ở phía Nam (như cao nguyên Mộc Châu ) ngăn cản . Luồng gió này chỉ luồn theo các thung lũng sông vào vùng Tây Bắc , nên mùa mưa ở đây thường đến muộn và kết thúc sớm . Phần phía Nam của vùng ( thung lũng sông mã , Yên Châu ..) còn chịu ảnh hưởng của gió phơn TN khô nóng . Ở đây có cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô .

Vùng Tây Bắc có khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao, phần phía bắc và đông bắc của vùng tập trung nhiều khối núi cao trên 2000 m , nhiều đỉnh núi vượt 3000 m , xuất hiện đai rừng ôn đới trên núi cao .

câu hỏi :Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến chế độ mưa ở nước ta?

(Sử dụng atlat trang 7,9,10).
 
Last edited by a moderator:
H

huyquoc_hx

Trả lời : + Vùng núi Đông Bắc : hướng vòng cung của các dãy núi hút mạnh và đón gió nhận trực tiếp

mình thấy bạn bị lạc đề rùi. câu hỏi là bạn hãy nêu sự thay đổi của chế độ nhiệt theo vĩ độ? thì chúng ta phải trình bày theo vĩ độ từ bắc vào nam và dc phân chia bởi vĩ tuyến 16 là ranh giới giữa 2 miền nam bắc.
 
H

hstp_c3

mình nhờ 1 câu hỏi nha .
tại sao mùa mưa của duyên hải miền trung không kết thúc vào tháng 4 mà lại kết thúc vào tháng 12.....
vì gió tín phong bắc bán cầu ảnh hưởng tới vùng trùng thời gian gió mùa đông bắc hoat động ở miền bắc...
giúp mình nhanh nha, thank nhiu
P/S: ak. khi trả lời các bạn gửi qua thứ giùm mình lun nha!!!!!!!!!!
 
V

volongkhung


Câu 4: Giải thích tại sao có sự khác nhau về loài thực vật ở miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
- Miền bắc và đông bắc bắc bộ: trong rừng có các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra có các loài cận nhiệt đới và ôn đới
- Miền nam trung bộ và trung bộ: các loài nhiệt đới và xích đạo chiếm ưu thế
* Giải thích:
- Miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, có sự di cư các loài từ Hoa Nam xuống.
- Miền nam trung bộ, nam bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa, các loài thực vật nguồn gốc Mã Lai, Indônexia, Ấn Độ, Himalaia.
Tiếp nhé :
Câu 5: Trình bày và giải thích sự phân bố các thảm thực vật ở nước ta ???
 
B

boboiboydiatran

Mình thấy rằng câu hỏi trên đưa ra lâu rồi mà chưa có câu trả lời nên mình sẽ đưa ra câu mới
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
 
B

boboiboydiatran

Vị trí địa lí:
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
- Vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương.
- Nằm gần các con đường giao thông quốc tế quan trọng.
- Hệ tọa độ:
Điểm cực Tọa độ Địa giới hành chính
Bắc 23 độ 23’B Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Nam 8 độ 34’B Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Tây 102 độ 09’Đ Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Đông 109 độ 24’Đ Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và chế độ gió mùa châu Á.
- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7, thuận lợi cho thống nhất quản lí đất nước, thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
b) Phạm vi lãnh thổ:
- Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
+ Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Có đường biên giới chung với Trung Quốc (hơn 1400km); Lào (gần 2100km); Campuchia (hơn 1100km).
+ Vùng biển: Các nước tiếp giáp. Có diện tích trên 1 triệu km2 thuộc Biển Đông, bao gồm:
* Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
* Lãnh hải là vùng thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, cách đều đường cơ sở 12 hải lí.
* Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các nước ven biển rộng 12 hải lí.
* Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay của nước ngoài vẫn đi lại theo công ước quốc tế. Vùng này có chiều rộng 200 hải lí.
* Thềm lục địa là phần ngầm dưới đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu 200m hoặc hơn nữa Nhà nước ta có toàn quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
+ Vùng trời: là khoảng không gian giới hạn về độ cao bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam; trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài lãnh hải và không gian của các đảo.
 
B

boboiboydiatran

: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế.

đáp án

Thế mạnh và hạn chế thiên nhiên khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
a) Khu vực đồi núi
- Thế mạnh
+ Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và các khoáng sản ngoại sinh. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.
* Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
* Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.
* Ở vùng cao có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đối.
* Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.
+ Nguồn thủy năng: các con sông có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch: miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch như thăm quan, nghỉ dưỡng,… nhất là du lịch sinh thải.
- Các mặt hạn chế
+ Nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, trượt lở đất,…)
+ Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.
+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại… thường xảy ra gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.
b) Khu vực đồng bằng:
- Các thế mạnh:
+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, thủy sản.
+ Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại.
- Các hạn chế:
Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lụt, hạn hán gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
 
Last edited by a moderator:
B

boboiboydiatran

Câu 1: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên Việt Nam.
Câu 2: Cho biết những vấn đề cần đặt ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.
Đáp án

Câu 1: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a) Đến khí hậu:
- Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: Các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát bằng phẳng, các cồn cát, đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô…
- Các hệ sinh thái vùng ven biển giàu có và đa dạng.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh vật cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn,… và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất phong phú và đa dạng.
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu, khí.
+ Hai bể dầu lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long hiện đang được khai thác.
+ Các bề dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể.
+ Ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu khí khác hiện đang được thăm dò.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta cho thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một vài sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý để sản xuất pha lê.
- Tài nguyên hải sản.
- Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ.
- Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 1000 loài tôm, khoảng vài chục mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.
- Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
- Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta.
d) Thiên tai:
- Bão: mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta và là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với dân cư vùng ven biển nước ta.
- Sạt lở bờ biển: hiện tượng sạt lở bờ biển, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở ven biển miền Trung.
Câu 2: Những vấn đề đặt ra trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta
- Sử dụng hợp lí nguồn thiên nhiên biển.
- Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
- Phòng chống thiên tai trên Biển Đông.
 
B

boboiboydiatran

Câu 1. Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Nêu các đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm.
__________
Câu 1. Khái niệm về đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm:
1. Khái niệm:
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước.
2. Đặc trưng:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.
________________________________________________________________
Câu 1. Chứng minh rằng vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên.
Câu 2. Trình bày hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.
____________
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên.
1. Nước ta có vùng biển rộng lớn:
- Diện tích vùng biển nước ta khoảng 1 triệu km2 thuộc Biển Đông.
- Chiều dài đường bờ biển là 3260 km.
- Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
2. Tiềm năng to lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
a) Nguồn lợi sinh vật biển:
- Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ là các vùng biển nông.
- Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối trung bình 30-33%.
- Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kihn tế cao như cá, tôm, cua biển,… Trên các đảo ven bờ còn có tổ yến có giá trị xuất khẩu.
- Nước ta có nhiều ngư trường trọng điểm.
b) Tài nguyên khoáng sản:
- Biển nước ta là nguồn muối vô tận, hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.
- Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp như: oxxit titan ở ven biển Duyên hải miền Trung, cát trắng ở các đảo Quảng Ninh, Khánh Hòa, là nguyên liệu quý cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
- Vùng thềm lục địa tích tụ nhiều dầu khí.
c) Giao thông vận tải biển:
- Nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương.
- Dọc bờ biển có nhiều vịnh, vũng kín thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu.
- Có nhiều cửa sông lớn thuận lợi cho xây dựng cảng.
d) Du lịch biển - đảo:
- Nhiều bãi tắm đẹp, nước trong xanh, khí hậu trong lành thuận lợi cho du lịch an dưỡng, hoạt động thể thao dưới nước.
Câu 2. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.
1. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta:
a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Có những vùng đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
- Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
b) Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo:
- Vân Đồn và Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).
- Cát Hải và Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
- Cồn Cỏ (Quảng Trị).
- Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
- Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)
- Trường Sa (Khánh Hòa).
- Phú Quý (Bình Thuận).
- Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng tàu)
- Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo:
a) Về kinh tế - xã hội
- Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…
- Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…
- Giao thông vận tải biển.
- Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
b) Về an ninh quốc phòng:
- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
 
H

happy.swan

1396514455_de-2-dia-ly.jpg


Chia sẻ 1 trong số nhiều đề thi thử trên mạng.

Từ đề trên thì có thể thấy bài biểu đồ rất dễ ăn điểm nhưng cũng rất dễ mất điểm vì mắc một số lỗi nhỏ rất nhỏ. Để hạn chế những lỗi vẽ biểu đồ thì cần phải nắm rõ đặc điểm từng loại biểu đồ để xác định dạng biểu đồ và sự chú ý từng tiểu tiết khi vẽ để vẽ nhanh hơn và chính xác, đẹp.

Nếu đề thi yêu cầu rõ ràng: Em hãy vẽ biểu đồ tròn, cột, miền… thì làm đúng như yêu cầu của đề. Trường hợp đề không yêu cầu rõ cột, tròn hay đường… ta cần quan sát số năm và 5 từ nhóm được gợi ýtrong đề bài. Sau đây là bảng ghi nhớ giúp các em biết cách chọn đúng biểu đồ phải vẽ.

Lưu ý: Có 5 cụm từ khóa phải nhớ được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 có 2 từ là cơ cấu đi với tỉ trọng. Nhóm 2 có 3 từ đi với nhau là: Tăng trưởng, phát triển, biến động. Và lưu ý về số năm trong bảng số liệu, ta chia 2 trường hợp về năm:

Trường hợp I: Dưới hay bằng 3 năm (bảng số liệu có 1, hay 2 hay 3 năm): Nếu bài có từ “cơ cấu” hay “tỉ trọng” thì ta vẽ biểu đồ tròn. Nếu bài không có từ “cơ cấu”, cũng không có “tỉ trọng” thì ta vẽ cột.
Trường hợp II: Trên 3 năm (từ 4 đến 20 năm). Nếu bài có từ “cơ cấu” hay ‘tỉ trọng” thì ta vẽ biểu đồ miền: Nếu bài không có từ “cơ cấu”, cũng không có “tỉ trọng”, ta xét thêm có 1 trong 3 từ “tăng trưởng”, “phát triển”, “biến động” không? Nếu có ta vẽ biểu đồ đường. Còn nếu không có 5 từ trên ta vẽ biểu đồ cột. Có thể tóm lại bằng bảng ghi nhớ sau:

Số năm|Từ khoá trong đề| Biểu đồ
<3 hoặc = 3 năm| cơ cấu hoặc tỉ trọng | tròn
nt| không có cơ cấu hoặc tỉ trọng| cột
nt| có từ cơ cấu hay tỉ trọng | miền
>3 năm| - Không có cơ cấu, có từ “tăng trưởng” hay “phát triển” hay “biến động” | Đường
nt| - Không có 5 nhóm từ trên
| cột

Ngoài ra còn có trường hợp đặc biệt đó là bài có 2 đơn vị (xem SGK trang 119 và 142, hay Atlat trang 17 và 25).

a/ hai đơn vị và có 1, 2 năm → vẽ cột

b/ hai đơn vị và có 4 năm trở lên → vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.

Sau khi vẽ xong biểu đồ, TS cần đưa ra nhận xét dựa trên bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ. TS có thể làm theo những cách sau đây:

Trước hết là theo hàng ngang: Tăng hay giảm? liên tục hay không liên tục? và tăng hay giảm bao nhiêu (% thì làm toán trừ, số liệu tuyệt đối thì làm toán trừ hay toán chia cũng được nhưng nhớ phải có số liệu dẫn chứng).

Ví dụ: Từ năm 1990-2005: GDP theo ngành kinh tế có thay đổi: Tỉ trọng ngành nông, lâm ngư nghiệp giảm liên tục, giảm 21,5%. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng liên tục, tăng 18,7%. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng không liên tục và tăng 2,8%.

Theo hàng dọc: TS nên xếp theo thứ hạng nhất, nhì, ba…Không làm theo từng năm mà nên gom lại nhiều năm giống nhau cho gọn. Từnăm 1990-1998: Nông lâm ngư nghiệp dẫn đầu (hay cao nhất cũng được) [lưu ý: chỉ ghi hạng nhất thôi]. Từ 1999-2002: Dịch vụ dẫn đầu. Năm 2005:Công nghiệp - xây dựng lên đầu. Kết luận:Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông lâm ngư nghiệp qua dịch vụ, qua công nghiệp - xây dựng. Nước ta đang trên đà đi lên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lưu ý: Khi nhận xét biểu đồ tròn, biểu đồ miền hoặc số liệu tính bằng phần trăm (%), TS phải ghi thêm chữ “tỉ trọng” cho mỗi yếu tố (như ví dụ trên) mới đúng yêu cầu của đề. Nếu thiếu 2 chữ “tỉ trọng”, TS coi như bị mất điểm phần nhận xét.

Nếu các năm có thay đổi thứ hạng thì TS chỉ ghi hạng nhất thôi (như ví dụ ở trên). Tuy nhiên nếu không có sự thay đổi thì ta ghi hạng nhất vẫn là ngành nông nghiệp… và ghi thêm hạng nhì, hạng ba, hạng chót cho các ngành khác.

Trích Viẹt Bao . vn
 
Top Bottom