[Vật lý 11+12] Nhóm thảo luận - Starloves

S

starlove_maknae_kyuhyun

solution :

bài này các đỉnh đều là q nên qui tắc tổng hợp lực sẽ dễ hơn ( ý tớ là đều cộng vào )
gọi l là độ dài của cạnh lục giác ! và cậu cứ tổng hợp từng cặp với nhau sau đó cộng lại !
ở đây giả sử q1 -> q6 theo chiều kim đồng hồ thì tớ sẽ tổng hợp (q6,q4) ; (q1,q3) và tổng hợp hai lực vừa tính ta được một đường thẳng trùng với q2 !
tớ tính ra kết quả như sau , trong quá trình tính tớ hay tính nhầm có gì thông cảm nhé : ) hì hì

$\frac{15+4\sqrt{3}kq^2}{12l^2}$
 
T

thanhtruc3101

6a211a9fe494e2f90820480b78dff342_46889854.snapshot20120705135124.png

bài 11:
a. gọi O là điểm đặt của điện tích q
ta có:[TEX] \frac{E_A}{E_B}=\frac{K/q/}{OA^2}:\frac{K/q/}{OB^2}=\frac{OB^2}{OA^2}[/TEX]
=>[TEX] \frac{OB}{OA}=\sqrt[]{\frac{36}{9}}=2[/TEX]
cường độ điện trường tại M:[TEX] E_M=\frac{4K/q/}{9OA^2}[/TEX]
=>[TEX] \frac{E_M}{E_A}=\frac{4}{9}=> E_M=16 V/m[/TEX]

bài 12: a. có: [TEX]CA^2+CB^2=0,3^2+0,4^2=0,5^2=OB^2[/TEX]=> CAB là tam giác vuông
[TEX]E_A=\frac{9.10^9.4.10^8}{0,3^2}=4000 V/m[/TEX]
[TEX]E_B=3000 V/m[/TEX]
[TEX]E=\sqrt[]{E_A^2+E_B^2}=5000 V/m[/TEX]
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

Bài 4 : công của lực điện

công thức lý học :
công của lực điện : $ A_{MN}=qE\overline{M'N'}= W_M- W_N$ trong đó $ W_M, W_N $ lần lượt là thế năng của điện tích q tại hai điểm M và N
công thức tiếp theo là công thức liên hệ giữa hiệu điện thế và công : $A_{MN}=q(V_M-V_N)$
ta cũng có một công thức mới mà có thể chứng minh được : $ U_{MN}= V_M- V_M= \frac{A_{MN}}{q}$
Một công thức liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế : $E=\frac{U_{MN}}{\overline{M'N'}}= \frac{U}{d}$

Chú ý : Các bạn nên đọc kỹ lý thuyết sách giáo khoa lý 11 nâng cao để hiểu rõ các công thức này !
sau khi đọc xong các bạn làm hết bài tập sách giáo khoa và chọn ra những bài tập trong sách bài tập làm hết ! có bài nào thắc mắc các bạn gửi lên pic này để các bạn cùng thảo luận nhé ! sau khi tất cả đã làm hết bài tập mình sẽ post bài tập làm thêm ! thế nhé : chúng ta sẽ học cơ bản lên nâng cao để nắm chắc kiến thức sách vở !
 
H

heroineladung

Tớ post 3 bài, các cậu làm thử nhé!

%%- Bài 1: Bốn điện tích điểm q1, q2, q3, q4 đặt trong không khí lần lượt tại các đỉnh của một hình vuông ABCD, biết hợp lực tác dụng vào q4 ở D có phương AD thì giữa điện tích q2 và q3 liên hệ với nhau như thế nào?

[FONT=&quot]%%- Bài 2:
[FONT=&quot]Hãy tính công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q =10-8C theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh a=20cm trong một điện trường đều, có véc tơ cường độ điện trường [/FONT][TEX]\vec E // \vec BC[/TEX] [FONT=&quot]và có cường độ E= 3000V/m.

%%- Bài 3: [/FONT]Một hạt bụi có khối lượng m=1mg tích điện dương q =5.10-8C đang lơ lửng ở chình giữa hai tấm kim loại phẳng nằm ngang, tích điện trái dấu và cách nhau một khoảng d = 20cm. Cho g=10m/s2.
[/FONT]a) Xác định hiệu điện thế U giữa hai tấm kim loại phẳng.
b) Hạt bụi sẽ chuyển động như thế nào nếu ta đổi dấu hai bản kim loại. Tìm thời gian để hạt bụi chạm vào một bản kim loại.
 
Last edited by a moderator:
N

nkok23ngokxit_baby25




[FONT=&quot]%%- Bài 2: [/FONT][FONT=&quot]Hãy tính công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q =10-8C theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh a=20cm trong một điện trường đều, có véc tơ cường độ điện trường [/FONT][TEX]\vec{E} // \vec{BC}[/TEX] [FONT=&quot]và có cường độ E= 3000V/m.

[/FONT]

A = q.E.d
\Rightarrow [TEX]A_{AB} = q.E.AB.cos120^{\circ} = -3.10^{-6} J[/TEX]
[TEX]A_{BC} = q.E.BC = 6.10^{-6} J [/tex]
[tex]A_{CA} = q.E.AC.cos60^{\circ} = 3.10^{-6} J[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
S

starlove_maknae_kyuhyun

chào bạn !
sắp tới đây sẽ đưa ra quyết định mem nào là chính thức của starlove vậy nên ! tuần sau bắt đâu từ thứ 2 ( 23/7/2012) nhóm chúng tớ sẽ tuỷển mem bằng cách dựa vào sức hoạt động của các cậu trong các pic học tập của starlove bao gồm toán , lí ,hóa :
Lượng giác Starloves : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=233204
Hóa học Starloves : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2020512#post2020512
Vật lý Starloves: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2021359#post2021359

cuối tuần nhóm sẽ sét khả năng hoạt động và công bố mem chính thức , ở đây k phải trình độ mà là tính sôi nổi trong học tập và giúp đỡ lẫn nhau nhé các bạn !
Starlove thân !
 
S

starlove_maknae_kyuhyun

chào cá bạn ! hy vọng sẽ nhận được sự hoạt động nhiệt tình của các bạn ngày hôm nay ! ( đặc biệt là pic lý chúng ta cần rất nhiều cố gắng )
tớ xin post các cậu một tài liệu lý chương 1: Điện trường

nhóm mình sẽ lấy đó làm tài liệu cơ bản ( khi hoàn tất cấc bài tập đó chúng ta sẽ làm những bài tập nâng cao nhé , sẽ đi từ cơ bản lên nâng cao để kiễn thức luôn chắc ) . các bạn starlove đọc tài liệu đó có bài nào muốn hỏi thì post lên để pic cùng thảo luận và giúp đỡ !
 
H

heroineladung

:)
Các cậu có mở được file cậu Toàn gửi trên kia không?
Tớ down dc về máy rồi nhưng sao không mở dc nhỉ? Có thông báo hiện lên là file không tìm thấy. Các cậu có mở dc không?
;)

 
L

ljnhchj_5v

Bài 1: Bốn điện tích điểm q1, q2, q3, q4 đặt trong không khí lần lượt tại các đỉnh của một hình vuông ABCD, biết hợp lực tác dụng vào q4 ở D có phương AD thì giữa điện tích q2 và q3 liên hệ với nhau như thế nào?


- Để [TEX]F_4[/TEX] có phương AD thì [TEX]q_2[/TEX] và [TEX]q_3[/TEX] phải trái dấu nhau.
[TEX]F_4[/TEX] nằm theo phương AD nên [TEX]F_{23}[/TEX] cũng phải năm theo phương AD.
- Ta có:
[TEX]F_{23} = F_3 = F_2.cos45^o[/TEX]
\Rightarrow [TEX]F_2 = \sqrt{2}.F_3[/TEX]
\Rightarrow [TEX]\frac{k/q_2.q_4/}{2a^2} = \sqrt{2}.\frac{k/q_3.q_4}{a^2}[/TEX]
\Rightarrow [TEX]q_2 = 2\sqrt{2}q_3[/TEX]
- Vì [TEX]q_2[/TEX] và [TEX]q_3[/TEX] trái dấu nên [TEX]q_2 = -2\sqrt{2}q_3[/TEX]
 
S

scorpio_3010

Cần học nhóm lớp 11

Mình hiện năm nay lên lớp 11 ở Đà Nẵng ^^ Mình muốn lập một nhóm để cùng nhau học tập và trao đổi kiến thức với nhau. Mình dự định thi khối chính là A1 bên cạnh đó là D. mình muốn tìm các bạn có chung sở thích và định hướng để cùng nhau học tập ^^
Bạn nào thi A1 và D thì có thể tham gia với mình.
Mọi người ai muốn tham gia cho mình xin tên, trường, sở thích (thích môn học nào), và YH nha ^^
 
L

ljnhchj_5v

Mọi người ơi, mình post một ít lí thuyết nha, phần này gắn với lớp 9 nên cũng dễ hiểu!:)
1. Định luật Ohm cho đoạn mạch:
* Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
* Định luật Ohm:
[TEX]U = I.R[/TEX]
+ U: Hiệu ĐIện thế của nguồn
+ I: Dòng điện chạy qua mạch
+ R: Điện trở tương đương của mạch
* Tính chất và ghép điện trở
- Nối tiếp:
+ I qua các điện trở bằng nhau
+ [TEX]U = U_1 + U_2 +...[/TEX]
+ [TEX]R = R_1 + R_2 + ...[/TEX]
- Song song:
+ [TEX]I = I_1 + I_2 + ...[/TEX]
+ U các nhánh bằng nhau
+ [TEX]\frac{1}{R} = \frac{1}{R_{n1}} + \frac{1}{R_{n2}} + ...[/TEX]
. Đối với 2 dãy: [TEX]R = \frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}[/TEX]
. Đối với các dãy có [TEX]R_1 = R_2 = ... = r[/TEX]
\Rightarrow [TEX]R = \frac{r}{n}[/TEX] (n là số nhánh)

2. Định luật Jun - lenxơ:
- Nhiệt lượng tỏa ra:
[TEX]Q = R.I^2.t[/TEX]
- Công suất:
[TEX]P = R.I^2 = \frac{U^2}{R} = U.I[/TEX]

3. Vai trò của ampe kế, vôn kế:
- Ampe kế đo cường độ dòng điện qua nó
- Vôn kế đo hiệu điện thế 2 đầu màk nó cắm vào

4. Định luật Ohm mạch kín
- Nguồn điện là dụng cụ dùng để duy trì dòng điện cho mạch ngoài. Đại lượng đặc trưng cho nguồn là suất điện động và điện trở trong.
+ Suất điện động là đại lượng đo bằng thương số giữa công của lực lạ và đại lượng dịch chuyển qua nguồn.
. Suất điện động: [TEX]E = \frac{A_l}{q}[/TEX]
+ Công suất cung cấp của nguồn:
[TEX]P_n = E.I[/TEX]
- Mạch kín:
+ Công suất tiêu thụ mạch ngoài:
[TEX]P = R_n.I^2 [/TEX]
+ Công suất tỏa nhiệt của nguồn:
[TEX]P_r = r.I^2[/TEX]

- Ta có: [TEX]E.I = R_n.I^2 + r.I^2[/TEX]
\Rightarrow [TEX]I = \frac{E}{R_n + r}[/TEX] ( Định luật Ohm mạch kín)
 
B

banmaixanh2996

mình vẫn chưa hiểu bài này các bạn giảng giúp

hai quả cầu nhỏ giống nhau tích điên dương q1=q2=q, ban đầu nằm tại 2 điểm A,B cách nhau 1 khoảng AB=a. Phải đặt 1 quả cầu nhỏ khác có điện tích q3 băng bao nhiêu và tại đâu để cả 3 quả cầu nằm cân băng
 
N

nkok23ngokxit_baby25

cho mạch như hình vẽ $C_1 = 4\mu F, C_2 = 1\mu F, C_3 = 6\mu F, C_4 = 4\mu F$
ban đầu các tụ chưa tích điện sau đó nối 2 đầu AB với nguồn $U_{AB} = 100V$
a) tính hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N
b) sau đó người ta nối M và N = 1 dây dẫn, Tính số e chuyển qua dây MN

làm luôn dùm mình với nhá chiều nay mình cần rồi
 
N

nkok23ngokxit_baby25

mình vẫn chưa hiểu bài này các bạn giảng giúp

hai quả cầu nhỏ giống nhau tích điên dương q1=q2=q, ban đầu nằm tại 2 điểm A,B cách nhau 1 khoảng AB=a. Phải đặt 1 quả cầu nhỏ khác có điện tích q3 băng bao nhiêu và tại đâu để cả 3 quả cầu nằm cân băng
vì $q_1$ & $q_2$ cùng dấu nên $q_3$ nằm trong $q_1$ & $q_2$
$q_3$ cân bằng
\Rightarrow $\left\{\begin{matrix}r_{13} + r_{23} = r_{12}&\\\frac{|q_1|}{r_{13}^2} = \frac{|q_2|}{r_{23}^2}&\end{matrix}\right.$
\Rightarrow $r_{12} = r_{23} = \frac{a}{2}$
xét $q_1$ cân bằng
\Rightarrow $\frac{|q_1|}{r_{12}^2} = \frac{|q_3|}{r_{13}^2}$
\Rightarrow $q_3 = ..............$
 
T

tamtam96

cho mạch như hình vẽ $C_1 = 4\mu F, C_2 = 1\mu F, C_3 = 6\mu F, C_4 = 4\mu F$
ban đầu các tụ chưa tích điện sau đó nối 2 đầu AB với nguồn $U_{AB} = 100V$
a) tính hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N
b) sau đó người ta nối M và N = 1 dây dẫn, Tính số e chuyển qua dây MN

làm luôn dùm mình với nhá chiều nay mình cần rồi
bạn tìm [TEX]Cb=\frac{C1.C2}{C1+C2}+\frac{C3.C4}{C3+C4}[/TEX]
Ub=100 ==>Qb=Cb.Ub=320
(C1ntC2)//(C3ntC4)
==>Q1+Q4=320
C1U1+C4.U4=320
C1=C4=4\mu F
Umn=U1+U2=80(V)

còn phần b,t chưa nghĩ ra.hihi.bạn xem thế nào nha.t chưa chắc lắm
 
Last edited by a moderator:
N

nkok23ngokxit_baby25

đề kiểm tra chương I của tụi mình nè mn cùng làm nhá :)

Câu 1:
a) cho 2 điện tích điểm $q_1 = 18\mu C$ & $q_2 = 9\mu C$ lần lượt tại 2 điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 6cm. Tính lực tương tác giữa 2 điện tích và biểu diễn lực.
b) cho điện tích điểm Q đặt trong môi trường điện môi $\varepsilon = 2 $có điện trường tại điểm M cách Q 1 đoạn $r=\sqrt{3}2 cm $, có độ lớn $ E= 20.10^6 V/m$ và có chiều hướng về. Tìm Q và biểu diễn.

Câu 2 :
cho 2 điện tích điểm $q_1 = 18\mu C$ & $q_2 = -12\mu C$ đặt lần lượt tại 2 điểm A và B trong chân không cách nhau AB =6cm.
a) xác định điện trường tổng hợp tại M biết \Delta ABm đều
b) tìm vị trí N sao cho điện trường tại đó tổng hợp = 0

Câu 3 :
Một hạt bụi có $m= 15.10^{-14} kg , q=5,10^{-18} C$, nằm lơ lửng chính giữa 2 tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu, Hai tấm kim loại cách nhau 8cm. lấy $g=10\frac{m}{s^2}$
a) hỏi hiệu điện thế đặt vào 2 tấm đó
b) nếu giảm hiệu điện thế 1 lượng là 10 V thì sau bao lâ u bụ chaml đất

Câu 4:
một quả cầu có $m=30g, q = -0,6\mu C$ được treo vào 1 sợi chỉ cách điện l = 40cm. Đưa quả cầu thứ 2 mang điện tích $q_2$ lại gần thì quả cầu thì quả 1 lệch khỏi vị trí ban đầu, dây treo hợp với phương thẳng đứng 1 góc $\alpha = 60^o$. Khi đó 2 quả cầu nằm trên cùng 1 mặt phẳng ngang và cách nhau 10cm.
a) Tìm độ lớn $q_2$
b) tìm lực căng của dây treo
c) sau đó người ta cất $q_2$ đi, tìm vận tốc của quả cầu khi nó qua vị trí cân bằng.
còn câu 5 phải vẽ hình hôm sau mk post lên nhé:)
 
A

a7pk

Mấy bạn tư vấn hộ mình với. Thầy dạy thêm của mình, mình học thầy đó từ Hè lên lớp 10 đến h vẫn còn học. thầy bảo thấy mình học được, thầy gợi ý mình học vượt chương trình 12. Tức là vừa học 11 và học thêm chương trình 12 nữa tầm khoảng tháng 9 năm sau là xong chương trình 12 và lúc đó chỉ cần làm bài tập ôn thi đại học nữa. Theo các bạn thì mình có nên học vượt không? hay chỉ tập trung học 11 cho xong? Ba mẹ mình thì không phản đối gì về chuyện học vượt đó cả.
 
N

nkok23ngokxit_baby25

Mấy bạn tư vấn hộ mình với. Thầy dạy thêm của mình, mình học thầy đó từ Hè lên lớp 10 đến h vẫn còn học. thầy bảo thấy mình học được, thầy gợi ý mình học vượt chương trình 12. Tức là vừa học 11 và học thêm chương trình 12 nữa tầm khoảng tháng 9 năm sau là xong chương trình 12 và lúc đó chỉ cần làm bài tập ôn thi đại học nữa. Theo các bạn thì mình có nên học vượt không? hay chỉ tập trung học 11 cho xong? Ba mẹ mình thì không phản đối gì về chuyện học vượt đó cả.

ừm học vượt chương trình cũng k sao

vì phần lý lớp 12 thì k liên quan lắm tới lớp 11

bạn có thể vừa học lý lớp 11 vừa học luôn 12

với lại đề thi đại học thì đa phần rơi vào lớp 12 ( theo mình là thế :D)
__________________
chúc bạn học tốt nhá :)
 
H

haojej

Giải hộ nè.


vì $q_1$ & $q_2$ cùng dấu nên $q_3$ nằm trong $q_1$ & $q_2$
$q_3$ cân bằng
\Rightarrow $\left\{\begin{matrix}r_{13} + r_{23} = r_{12}&\\\frac{|q_1|}{r_{13}^2} = \frac{|q_2|}{r_{23}^2}&\end{matrix}\right.$
\Rightarrow $r_{12} = r_{23} = \frac{a}{2}$
xét $q_1$ cân bằng
\Rightarrow $\frac{|q_1|}{r_{12}^2} = \frac{|q_3|}{r_{13}^2}$
\Rightarrow $q_3 = ..............$

Ta có :
U-MN=U-AN - U-AM
=40-20=20V
U-AN = 40v bởi vì bằng U tổng nhân C ở mạch trên và nhân với C1.
 
H

haojej

Góp vui cho Pic 1 bài lý khó:
1. Tụ phẳng không khí, diện tích mỗi bản S, khoảng cách 2 bản d, tích điện đến hiệu điện thế U rồi ngắt khỏi nguồn. Các bản tụ đặt thẳng đứng. Đổ điện môi có hằng số điện môi epxilon vào ngập nửa tụ điện.
a, Tính điện dung của tụ.
b,Tính E trong khoảng giữa 2 bản không khí và điện môi.
c,Tính mật độ điện tích ở mỗi phần trên mặt bản
d, Tính độ biến thiên năng lượng của tụ.
 
Top Bottom