thắc mắc đề 1- mong các bạn giúp

L

lache

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ở câu 7:
Câu 7: Có bao nhiêu chất có cùng công thức phân tử C3H7O2N (không kể peptit) tác dụng được với cả dung dịch HCl và NaOH ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
bài này tính ra k=1 thì có hai chất CH2=CH-COONH4 với HCOONH3CH=CH2 thì nếu viết như thế này thì k phải bằng 2 chứ??
Hai chất này CH2=CH-COONH4 ; HCOONH3CH=CH2 tác dụng với HCl ra sản phẩm như thế nào??

Câu 9: Hợp chất X có công thức C5H8O2 mạch thẳng. X vừa có phản ứng với Na, vừa có phản ứng tráng gương. Oxi hóa nhẹ X bằng CuO cho hợp chất tạp chức, còn hiđro hóa X lại cho chất đa chức. Đun X với H2SO4 đặc/170oC chỉ cho 1 anken duy nhất có đồng phần hình học. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2OHCH2CH2CH2CHO B. CH3CHOHCH2CH2CHO
C. CH3CH2CHOHCH2CHO D. CH3CH2CH2CHOHCHO
câu này ra đáp án D giúp tớ viết phản ứng tách nước tạo anken duy nhất của chất này với CH3CH2CH2CHOHCHO
 
H

hocmai.hoahoc

Gợi ý làm bài:

Câu 7:
* Em nên nêu rõ công thức tính k mà em áp dụng. Vì trong những trường hợp đặc biệt ví dụ như trong hợp chất muối amoni CH2=CH-COONH4 thì công thức tính k sẽ khác các công thức tính k thông thường.
* CH2=CH-COONH4 + HCl \Rightarrow CH2=CH-COOH + NH4Cl
* HCOONH3CH=CH2 + HCl \Rightarrow HCOOH + CH2=CHNH3Cl.
Câu 9:
D. CH3CH2CH2CHOHCHO \Rightarrow CH3CH2CH=CHCHO + H2O
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vukhacngoc

Có bao nhiêu chất có cùng công thức phân tử C3H7O2N (không kể peptit) tác dụng được với cả dung dịch HCl và NaOH

Đây là câu hỏi rất không chuẩn vì không đủ rõ ràng.

Nếu liệt kê thì chúng ta có thể có:

- C2H3COONH4, HCOO-NH3CH=CH3

- NH2-CH2-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH, CH3-NH-CH2-COOH

- H2N-CH2-COOCH3

- HCOOCH2-CH2-NH2 và HCOOCH2(NH2)-CH2
......

chưa kể đến hợp chất Amit (không xét đến trong chương trình)!
 
D

duy_vip_123

Đây là câu hỏi rất không chuẩn vì không đủ rõ ràng.

Nếu liệt kê thì chúng ta có thể có:

- C2H3COONH4, HCOO-NH3CH=CH3

- NH2-CH2-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH, CH3-NH-CH2-COOH

- H2N-CH2-COOCH3

- HCOOCH2-CH2-NH2 và HCOOCH2(NH2)-CH2
......

chưa kể đến hợp chất Amit (không xét đến trong chương trình)!
Thầy ơi k=1 thì làm sao có HCOO-NH3CH=CH3 được nhỉ ...:eek::eek:
mà để phân biệt aminoaxit ,este của aminoaxit, muối amoni của a.cacboxylic ta phải làm thế nào nhỉ :-SS:-SS:-SS
 
Top Bottom