bài tập hoá chọn lọc

A

acidnitric_hno3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hòa tan 10,4g một KL R trong dd HCl vừa đủ, thu được dd X có chứa RCl2 và V1 lit H2. Chia X làm 2 phần bằng nhau. P1 cho td với 1 lượng vừa đủ HNO3 đậm đặc, nóng thu được V2 lit khí NO2 và dd Z ( ion clorua k bị OXH). P2 cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng thu được V3 lít khí SO2 và dd T. Cô cạn dung dịch Z thu được 40g muối A duy nhất.Cô cạn T thu được 25g muối B duy nhất. Biết MA< 420, MB<520. Xác định R, A, B và tính V1, V2, V3. ( đktc)!!@@
Mời các bạn làm thử......tưởng khó mà hóa ra không đâu. 1 chi tiết nhỏ thôi là ra. Start.

lần sau đặt đúng quy định về tiêu đề nha bạn :D
 
Last edited by a moderator:
S

sot40doc

đề sao kì vậy bạn
Chia X làm 2 phần bằng nhau. P1 cho td với 1 lượng vừa đủ HNO3 đậm đặc, nóng thu được V2 lit khí NO2 và dd Z ( ion clorua k bị OXH). P2 cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng thu được V3 lít khí SO2 và dd T. Cô cạn dung dịch Z thu được 40g muối A duy nhất.Cô cạn T thu được 25g muối B duy nhất

cái này t đoán là HCl dư và cái muối trong dd khi cô cạn , HCl bay hơi đi mất
muối khi cô cạn chỉ còn là muối nitrat và sunfat có hoà trị cao
n SO4 = 0,20625
n NO3 = 0,56
hình như nó ko tương đương tỉ lệ 1 : 2 nhỉ

còn nếu Cl ko phản ứng thì trong hh sau cô cạn
có ít nhất 2 muối chứ nhỉ
 
T

truongchemist

Hòa tan 10,4g một KL R trong dd HCl vừa đủ, thu được dd X có chứa RCl2 và V1 lit H2. Chia X làm 2 phần bằng nhau. P1 cho td với 1 lượng vừa đủ HNO3 đậm đặc, nóng thu được V2 lit khí NO2 và dd Z ( ion clorua k bị OXH). P2 cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng thu được V3 lít khí SO2 và dd T. Cô cạn dung dịch Z thu được 40g muối A duy nhất.Cô cạn T thu được 25g muối B duy nhất. Biết MA< 420, MB<520. Xác định R, A, B và tính V1, V2, V3. ( đktc)!!@@
Mời các bạn làm thử......tưởng khó mà hóa ra không đâu. 1 chi tiết nhỏ thôi là ra. Start.

=> kim loại hóa trị thay đổi => R là Fe hoặc Cr
R + 2HCl -> RCl2 + H2
RCl2 + 4HNO3 -> R(NO3)3 + NO2 + 2HCl + H2O
2RCl2 + 4H2SO4 -> R2(SO4)3 + SO2 + 2H2O + 4HCl
Gọi 2x là số mol R có trong 10,4 gam
Khi cô cạn dung dịch Z, T ta có thể thu được muối khan hoặc muối ngậm nước .
Gọi R(NO3)3.nH2O và R2(SO4)3.mH2O là công thức của A, B với n, m >=0
Số mol R(NO3)3. nH2O là x mol, số mol NO2 = x mol
Số mol R2(SO4)3. mH2O là x/2 mol, số mol SO2 = x/2 mol
x = 34,80 /(186 + 18n) = 19,8/( 144 + 9m)
=> 178,20 n – 156,6 m = 664,2
MA < 400 => n < 11,9 (1)
MB < 520 => m < 11,8 (2)
(1)(2) => n = 9 , m = 6
=> x = 0.1 và MR = 52
=> R là Cr
A là Cr(NO3)3.9H2O
B là Cr2(SO4)3.6H2O
V1 = 4,48 lít
V2 = 2,24 lít
V3 = 1,12 lít

Đề này ra theo chủ quan của người ra đề.
Khi cô cạn dd chưa chắc là đã thu được muối nitrat hay muối sunfat. Nếu vậy phải xét thêm TH muối clorua.
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Mình xin gợi ý.

Mình xin gợi ý.
Bài này A, B là muối ngậm nước.
Truongchemist nói đúng là KL chỉ có thể là Fe, hoặc Cr mà chính xác nó là Cr...............
Giờ là lúc mọi người CM nó là Crom!
@Thân@
Đây là một bài hoá khá hay trong đề thi chọn học sinh giỏi, mời các bạn pro tham gia giải đáp!
 
N

namnguyen_94

1111

Hòa tan 10,4g một KL R trong dd HCl vừa đủ, thu được dd X có chứa RCl2 và V1 lit H2. Chia X làm 2 phần bằng nhau. P1 cho td với 1 lượng vừa đủ HNO3 đậm đặc, nóng thu được V2 lit khí NO2 và dd Z ( ion clorua k bị OXH). P2 cho tác dụng với 1 lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng thu được V3 lít khí SO2 và dd T. Cô cạn dung dịch Z thu được 40g muối A duy nhất.Cô cạn T thu được 25g muối B duy nhất. Biết MA< 420, MB<520. Xác định R, A, B và tính V1, V2, V3. ( đktc)!!@@
Mời các bạn làm thử......tưởng khó mà hóa ra không đâu. 1 chi tiết nhỏ thôi là ra. Start.

lần sau đặt đúng quy định về tiêu đề nha bạn :D

Ta có: khi cho RCl2 vào HNO3 hay H2SO4 có sản phẩm phụ ---> R có nhiều hoá trị(2,3..)
Giả sử [TEX]R^{2+}[/TEX] ---> [TEX]R^{3+}[/TEX]
+ nR = [tex]\frac{10,4}{R}[/tex] mol
Goi muối A là [TEX]R(NO3)_3.xH_2O[/TEX] có [tex]\frac{5,2}{R}[/tex] mol
----muối B là [TEX]R_2(SO4)_3.yH_2O[/TEX] có [tex]\frac{5,2}{2.R}[/tex] mol
---> M(A) = R + 186 + 18.x < 420
---> M(B) = 2R + 288 + 18.y < 520
--> M(A) + M(B) = 3R + 18.(x+y) < 466
----> x + y < [tex]\frac{466 - 3R}{18}[/tex] ( 1 )
Ta có: [tex]\frac{(R + 186 + 18x).5,2}{R}[/tex] = 40
---> 34,8R - 967,2 = 93,6x ( 2 )
+ [tex]\frac{(2R + 288 + 18y).5,2}{2.R}[/tex] = 25
---> 39,6R - 1497,6 = 93,6y ( 3 )
Lấy ( 2+3 ) ---> x + y = [tex]\frac{74,4.R - 2464,8}{93,6}[/tex] ( 4 )
Từ ( 1,4 ) ---> [tex]\frac{74,4.R - 2464,8}{93,6}[/tex] < [tex]\frac{466 - 3R}{18}[/tex]
---> R < 54,31
Do R đứng trước H2, M < 54,31 ----> R chỉ có thể là Cr
+Thay M = 52 vào (2) ---> x = 9 ( tm M < 420 )
+Thay M =52 vào (3) ----> y = 6 ( tm M < 520 )
----> Ct của muối A là [TEX]Cr(NO3)_3[/TEX].[TEX]9 H_2O[/TEX]
----> CT muối B là : [TEX]Cr_2(SO4)_3[/TEX].[TEX]6 H_2O[/TEX]
+ nCr = 0,2 mol ----> V1 = 4,48 lít
+1/2 nCr = nNO2 = 0,1 mol ---> V2 = 2,24 lít
+ 1/2 nCr = 2.nSO2 = 0,1 mol ---> V3 = 1,121 lít
Nhưng cho anh hỏi,tại sao biết có muối ngậm nước :confused::confused::confused:
 
S

sot40doc

bó tay vs mấy ông này
kim loại có hoá trị thay đổi thì thiếu j
Mn , Cr , Fe , Pb , Sn...
tôi đọc trong sách hoá
có nhiều KL nó thay đổi đc lắm
mà chắc tại đọc nhiều sách quá
->biết nhiều quá -> ko làm đc
 
N

namnguyen_94

!!!

bó tay vs mấy ông này
kim loại có hoá trị thay đổi thì thiếu j
Mn , Cr , Fe , Pb , Sn...
tôi đọc trong sách hoá
có nhiều KL nó thay đổi đc lắm
mà chắc tại đọc nhiều sách quá
->biết nhiều quá -> ko làm đc

Ukm tớ biết nhiều KL có nhiều hoá trị thay đổi nhưng tớ đã giới hạn M(R) < 54,31 rồi mà
+Trong dãy điện hoá,chỉ có Ni và Cr có M < 54 mà có hoá trị thay đổi ( thấy Ni ko phù hợp lên ko xét trường hợp R là Ni :D
+còn tuy Fe,Mn,Pd,Sn .. cũng có nhiều hoá trị thay đổi nhưng mà M ( của tất cả) > 54 :D
---> có thể loại được các chất đó :D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
T

truongchemist

bó tay vs mấy ông này
kim loại có hoá trị thay đổi thì thiếu j
Mn , Cr , Fe , Pb , Sn...
tôi đọc trong sách hoá
có nhiều KL nó thay đổi đc lắm
chắc tại đọc nhiều sách quá
->biết nhiều quá -> ko làm đc
Mn thì trong môi trường axit -> Mn2+ như trong HCl ko thể có NO2
Pb thì thụ động trong HCl -> loại
Sn td HNO3 chỉ hóa trị 2 thôi bạn. Sn(NO3)4 thì ở TH khác.
Tks!
Ukm tớ biết nhiều KL có nhiều hoá trị thay đổi nhưng tớ đã giới hạn M(R) < 54,31 rồi mà
+Trong dãy điện hoá,chỉ có Ni và Cr M < 54 mà có hoá trị thay đổi ( thấy Ni ko phù hợp lên ko xét trường hợp R là Ni :D
+còn tuy Fe,Mn,Pd,Sn .. cũng có nhiều hoá trị thay đổi nhưng mà M ( của tất cả) > 54 :D
---> có thể loại được các chất đó :D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
Bạn đã cho là hóa trị 3 rồi thì giải ra đưọc M = 52, đề đủ dữ kiện ko cần phải biện luận.
Tks!
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Nhưng cho anh hỏi,tại sao biết có muối ngậm nước :confused::confused::confused:
Đầu tiên em cũng không nghĩ đến TH muối ngậm nước đâu, nhưng để ý thấy đề cho "Biết MA< 420, MB<520" M hơi lớn..............nên em mới nghĩ ra muối ngậm nước rồi làm thử.........~~~~~~~~~~~~> Ra luôn!
Thks mọi người đã giải!!!!
Bài này nữa nhá! Hay không kém đâu!
A, B, C, D,E là các hợp chất của Na. Chất A tác dụng với B và C thu được 2 khí tương ứng X và Y. Cho D và E tác dụng với H2O thu được hai khí tương ứng là Z và T. Biết X, Y , Z, T là các khí thông dụng, trong điều kiện thích hợp chúng có thể tác dụng với nhau. Biết tỉ khối của X/Z= 2 , Của Y/T = 2
a) XĐ A, B, C, D, E, X, Y, Z, T.
b) Viết các PT xảy ra!

@ Thân@
 
S

sot40doc

A, B, C, D,E là các hợp chất của Na. Chất A tác dụng với B và C thu được 2 khí tương ứng X và Y. Cho D và E tác dụng với H2O thu được hai khí tương ứng là Z và T. Biết X, Y , Z, T là các khí thông dụng, trong điều kiện thích hợp chúng có thể tác dụng với nhau. Biết tỉ khối của X/Z= 2 , Của Y/T = 2
a) XĐ A, B, C, D, E, X, Y, Z, T.
b) Viết các PT xảy ra!

[TEX]A : NaHSO_4[/TEX]
[TEX]B : Na_2S or NaHS[/TEX]
[TEX]C : Na_2SO_3[/TEX]
[TEX]D : NaNH_2[/TEX]
[TEX]E : NaO_2[/TEX]
[TEX]X : H_2S (34)[/TEX]
[TEX]Z : NH_3 (17)[/TEX]
[TEX]Y : SO_2[/TEX]
[TEX]T : O_2[/TEX]
mình viết những cái pt ít gặp thôi nha :D
[TEX]NaNH_2 + H_2O = NaOH + NH_3[/TEX]
[TEX]4NaO_2 +6 H_2O = 4NaOH + O_2 + 4H_2O_2[/TEX]
 
A

acidnitric_hno3

[TEX]A : NaHSO_4[/TEX]
[TEX]B : Na_2S or NaHS[/TEX]
[TEX]C : Na_2SO_3[/TEX]
[TEX]D : NaNH_2[/TEX]
[TEX]E : NaO_2[/TEX]
[TEX]X : H_2S (34)[/TEX]
[TEX]Z : NH_3 (17)[/TEX]
[TEX]Y : SO_2[/TEX]
[TEX]T : O_2[/TEX]
mình viết những cái pt ít gặp thôi nha :D
[TEX]NaNH_2 + H_2O = NaOH + NH_3[/TEX]
[TEX]4NaO_2 +6 H_2O = 4NaOH + O_2 + 4H_2O_2[/TEX]
Chuẩn! Miễn chỉnh!@.@:D
Nhưng mà D là NaNH2 thì hơi....xa xôi: D là Na3N cũng được
Na3N + 3H2O ---> 3NaOH + NH3
@Thân@
 
A

acidnitric_hno3

Bài 3: (Luyện nhận biết hiện tượng và viết PT tí heng ):D
1. Nêu hiện tượng, viết PT hóa học để giải thích các thí nghiệm sau:
a, Hòa tan một mẩu K2Cr2O7 vào ống nghiệm đựng nước cất, sau đó thêm vài giọt Ba(OH)2 vào.
b, Trộn đều một ít bột nhôm và bột iốt trong bát sứ, nhỏ tiếp vào bát vài giọt nước.
c, Hòa tan một mẩu Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, sau đó thêm vào lượng dư dung dịch NaNO3
2. Cho các ống nghiệm đựng riêng rẽ các dung dịch : NaCl, AlCl3, Al2(SO4)3, Ni(NO3)2, CrCl2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnCl2. Dùng một hóa chất để nhận biết các dung dịch trên!
@ Thân@
 
T

truongchemist

[TEX]A : NaHSO_4[/TEX]
[TEX]B : Na_2S or NaHS[/TEX]
[TEX]C : Na_2SO_3[/TEX]
[TEX]D : NaNH_2[/TEX]
[TEX]E : NaO_2[/TEX]
[TEX]X : H_2S (34)[/TEX]
[TEX]Z : NH_3 (17)[/TEX]
[TEX]Y : SO_2[/TEX]
[TEX]T : O_2[/TEX]
mình viết những cái pt ít gặp thôi nha :D
[TEX]NaNH_2 + H_2O = NaOH + NH_3[/TEX]
[TEX]4NaO_2 +6 H_2O = 4NaOH + O_2 + 4H_2O_2[/TEX]
E: Na2O2 ko phải NaO2 bạn nhé.
2Na2O2 + 2H2O -> 4NaOH + O2
Thân!
 
Top Bottom