Hàn mạc tử

O

ooookuroba

Thứ nhất, trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo, tròn đầy. Hình ảnh vầng trăng đã trở thành một thi liệu, văn liệu để các nhà nghệ sĩ khai thác vẻ hoàn mĩ của nó.

Hình ảnh vầng trăng khiến người ta liên tưởng đến sự sum vầy, sự viên mãn, hạnh phúc... Mà riêng đối với Hàn Mặc Tử, ông dường như mất hoàn toàn quyền có được những thứ tưởng chừng đơn giản ấy. Bởi vì ngay thời gian này (1936 - 1940) ông phải đối mặt với bốn bức tường vô hồn, trơ trọi tại nơi trại phong Quy Hòa, cách biệt hẳn hòi với thế giới bên ngoài.

Thứ hai (thuộc về phạm trù tâm linh), đối với những người bị phong, mỗi khi trăng lên là cơn bệnh lại đột biến và tái phát dữ dội. Nó mang đến một cảm giác ghê rợn, khổ sở cho bệnh nhân. Vì thế, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh khó có thể phai mờ trong tâm trí Hàn Mặc Tử.
 
F

freakie_fuckie

Thứ nhất, trăng trong thơ vốn là một vẻ đẹp trong trẻo, tròn đầy. Hình ảnh vầng trăng đã trở thành một thi liệu, văn liệu để các nhà nghệ sĩ khai thác vẻ hoàn mĩ của nó.

Hình ảnh vầng trăng khiến người ta liên tưởng đến sự sum vầy, sự viên mãn, hạnh phúc... Mà riêng đối với Hàn Mặc Tử, ông dường như mất hoàn toàn quyền có được những thứ tưởng chừng đơn giản ấy. Bởi vì ngay thời gian này (1936 - 1940) ông phải đối mặt với bốn bức tường vô hồn, trơ trọi tại nơi trại phong Quy Hòa, cách biệt hẳn hòi với thế giới bên ngoài.

Thứ hai (thuộc về phạm trù tâm linh), đối với những người bị phong, mỗi khi trăng lên là cơn bệnh lại đột biến và tái phát dữ dội. Nó mang đến một cảm giác ghê rợn, khổ sở cho bệnh nhân. Vì thế, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh khó có thể phai mờ trong tâm trí Hàn Mặc Tử.

Ờ ờ ờ, có Hàn Mạc Tử ở đây hỏi luôn ạ :"< thắc mắc quá lâu

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc tử ạ, có nhiều tài liệu sử dụng cả 2 tên này :"<

Trăng trong thơ HMT kinh dị với biến hóa khôn lường, như lời bác ookuroba (;))) nói trăng ám ảnh HMT trong những ngày ở trại phong Quy Hòa, trăng là khổ sở là ghê rợn
Thế mà HMT, trong một tài liệu nào đó em vừa mới đọc :">~ lại có viết câu này



ông đã sợ mất đi ánh trăng huyền ảo “ những ánh trăng sẽ tan ra bọt mất”. Ông thảng thốt tiếc nuối:”- Không ! không chị ơi ! rồi ánh trăng đêm nay sẽ tan đi , ta sẽ buồn và nhớ tiếc. Em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm thôi...... “

kỳ lạ với lại khó hiểu gớm lên :|

Dù sao thì cũng như Hoài Thanh nói , thơ của Hàn đã vượt qua cõi nhân gian, nhân gian không quyền phán xét ~ cái hồn thơ quá ư phức tạp của Hàn trong trăng là bí ẩn khó đưa ra những giải mã rõ ràng ..~
 
T

thuyhoa17


Ờ ờ ờ, có Hàn Mạc Tử ở đây hỏi luôn ạ :"< thắc mắc quá lâu

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc tử ạ, có nhiều tài liệu sử dụng cả 2 tên này :"<

Bút danh cuối cùng của ông là Hàn Mặc Tử.

Trước đó thì ông lấy tên Hàn Mạc Tử, nhưng sau đó, được sự gợi ý từ người bạn thân của mình là Quách Tấn, ông thêm dấu ở chữ "Mạc" thành chữ "Mặc". Dấu "á" mà ông thêm có hình dạng như mặt trăng, nó cũng có liên quan nhiều đến chủ đề "trăng" này.

Trăng trong thơ HMT kinh dị với biến hóa khôn lường, như lời bác ookuroba (;))) nói trăng ám ảnh HMT trong những ngày ở trại phong Quy Hòa, trăng là khổ sở là ghê rợn
Thế mà HMT, trong một tài liệu nào đó em vừa mới đọc :">~ lại có viết câu này
"ông đã sợ mất đi ánh trăng huyền ảo “ những ánh trăng sẽ tan ra bọt mất”. Ông thảng thốt tiếc nuối:”- Không ! không chị ơi ! rồi ánh trăng đêm nay sẽ tan đi , ta sẽ buồn và nhớ tiếc. Em muốn bay thẳng lên trời để tìm ánh sáng muôn năm thôi...... “ "

Anh Nguyên :-\"
 
O

ooookuroba

@freaky: Chính vì trăng là nỗi ám ảnh, ghê sợ đối với ông, nên nó mới trở thành một thi liệu, một hình tượng, một biểu tượng đắc địa trong từng bài thơ của Hàn Mặc Tử. Vì cái hình ảnh trăng ấy đã đều đặn xuất hiện gần như là liên tiếp trong quãng đời của ông (Cho dù đó là trăng khuyết, hay là trăng tròn - hình ảnh cực mãn của Cái Đẹp). Cho nên, dù ghê rợn là thế, dù đớn đau về mặc thể xác là thế, nhưng trong nỗi cô đơn khi phải đối mặt với 4 bức tường cách ly thì còn người bạn tri âm tri kỷ nào khác ngoài trăng? Thử hình dung nếu như ánh trăng, hình trăng, bóng trăng mất đi, thì HMT sẽ mãi chìm vào tuyệt vọng và đơn độc, cũng sẽ không có những vầng thơ như "Trăng giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi" hay là "Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ" như hôm nay,...

@ bổ sung cho chị thiensu:
+ Hàn Mạc Tử (bút danh trước)
Hàn: Lạnh
Mạc: Tấm rèm
---> Chàng rèm lạnh
+ Về sau Quách Tấn khuyên ông nên thêm một vầng trăng khuyết vào bút danh của mình ---> Hàn Mặc Tử.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom