Địa [Địa 6] Thảo luận địa 6

P

poro_poro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hiện nay, người quản lí hội sẽ là mình, Scientist !

Đây là pic post từng chuyên đề để các bạn tìm hiểu sâu về Thiên Văn và tham gia thảo luận.

Chỉ Vũ Trụ và Dải Thiên Hà được quyền post bài ở đây thôi nhé! ;)


Chuyên đề I : Một số khái niệm sơ khai trong Thiên Văn.

Khái niệm 1: Vũ trụ là toàn bộ hệ thống không-thời gian trong đó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ vật chất và năng lượng. Ở thang vĩ mô Vũ trụ bao gồm tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh v.v..., trong đó có Trái đất. Ở thang vi mô Vũ trụ bao gồm tất cả các nguyên tử và các hạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất.

Khoa học nghiên cứu vũ trụ trong tổng thể của nó gọi là vũ trụ học, một lĩnh vực kết hợp giữa vật lý và thiên văn. Vũ trụ học, về cuối thế kỷ 20, được phân làm hai nhánh chính là thực nghiệm và lý thuyết. Các nhà vũ trụ học thực nghiệm đã gần như từ bỏ hy vọng có thể quan sát được toàn bộ vũ trụ; trong khi đó, các nhà vũ trụ học lý thuyết vẫn phát triển các mô hình cho toàn bộ vũ trụ, bất chấp khả năng các lý thuyết này sẽ không có đủ bằng chứng thực nghiệm để kiểm chứng.

Các lý giải về những quan sát thiên văn đương thời cho thấy tuổi của Vũ trụ là 13.75 ±0.17 tỷ năm, và đường kính thực sự của phần Vũ trụ quan sát được hiện nay ít nhất là 93 tỷ năm ánh sáng hay 8.80×1026 met. Việc hai thiên hà có thể rời xa nhau một khoảng bằng 93 tỷ năm ánh sáng chỉ sau 14 tỷ năm dường như là một điều nghịch lý không thể xảy ra, vì theo Thuyết tương đối hẹp không một đối tượng vật chất nào có thể được gia tốc để chuyển động với vận tốc vượt quá vận tốc ánh sáng. Tuy nhiên, theo Thuyết thương đối rộng, không gian có thể giãn nở mà không gặp phải một giới hạn nội tại nào về tốc độ, và như vậy hai thiên hà có thể rời xa nhau nhanh hơn tốc độ ánh sáng khi không gian giữa chúng bị giãn ra.
Do giới hạn của vận tốc truyền ánh sáng mà chúng ta chỉ có thể quan sát một phần nhỏ của vũ trụ, được gọi là "Vũ trụ nhìn thấy" hay "Vũ trụ quan sát được". Đa số các nhà thiên văn dùng từ "Vũ trụ" khi nói đến "Vũ trụ quan sát được". Lý do là các hiện tượng vật lý nằm ngoài khoảng vũ trụ quan sát được không có tác động gì đến chúng ta và không có giá trị khoa học. Vì không thể quan sát được không gian bên ngoài giới hạn của vận tốc ánh sáng (hay bất kỳ dạng lan truyền tương tác nào), chúng ta cũng không thể kết luận được là Vũ trụ trong tổng thể của nó là vô hạn hay hữu hạn, vì cả hai khả năng này đều có thể xảy ra (Vũ trụ có thể là hữu hạn nhưng không có một biên giới cụ thể nào).


Các mốc chính trong lịch sử khám phá vũ trụ của loài người:

• Thế kỷ 4 TCN, Aristarchus có vẻ như là người đầu tiên hiểu được về hệ thống hành tinh và hệ nhật tâm. Khám phá này đối lập với quan niệm về thế giới của Aristotle. Ông cũng đã tính được khá chính xác khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
• Thế kỷ 3 TCN, Eratosthenes cũng đã tính được chu vi Trái Đất tại xích đạo chỉ sai khác khoảng 650 km (sai số 1,5%).
• Thế kỷ 2 TCN, Hipparchus tính lại khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, thống kê 1500 ngôi sao, tính gần đúng chu kỳ tuế sai của trục Trái Đất.
Những kiến thức này được người Ả Rập học lại. Khi người Ả Rập mở rộng ảnh hưởng, quyển sách Almagest của Claudius Ptolemaeus với mô hình vũ trụ địa tâm được truyền bá.
Cuộc cách mạng Copernic đã đảo lộn lại quan niệm địa tâm:
• Nicolaus Copernicus khám phá lại hệ nhật tâm.
• Isaac Newton và Johannes Kepler xác định chuyển động của các hành tinh, dựa vào các định luật Newton và khám phá về lực hấp dẫn, được kiểm chứng bởi quan sát thiên văn.
• Giordano Bruno áp dụng mô hình hệ Mặt Trời cho tất cả các ngôi sao khác, mở rộng vũ trụ ra vô cùng.


Các tiến bộ về kỹ thuật quan sát thiên văn trong thế kỷ 20 đã mở ra một loạt khám phá về các vật thể kỳ lạ trong vũ trụ (như các sao trong giai đoạn phát triển khác nhau), về cấu trúc vĩ mô của vũ trụ (gồm các sao tụ tập trong các thiên hà và các nhóm thiên hà), và đặc biệt là xu thế giãn nở của vũ trụ, quan sát bởi Edwin Hubble.
Quan sát về sự giãn nở của vũ trụ là một trong các tiền đề để xây dựng nên mô hình về sự tiến hóa của vũ trụ được công nhận rộng rãi nhất hiện nay, mô hình Vụ Nổ Lớn.
Vũ trụ là vô cùng lớn. Vấn đề vũ trụ thực tế là vô hạn hay hữu hạn hiện vẫn còn nhiều tranh luận.
Vũ trụ quan sát được, gồm tất cả mọi nơi có thể có tác động đến con người kể từ Vụ Nổ Lớn, chắc chắn là hữu hạn, do tốc độ truyền tương tác không vượt quá tốc độ ánh sáng. Rìa của chân trời vũ trụ cách chúng ta 13,7 tỷ năm ánh sáng. Tuy nhiên những gì ta thấy ở rìa đã diễn ra cách đây 13,7 tỷ năm. Do vũ trụ đã không ngừng nở, tại thời điểm hiện nay, rìa đó đã đi được đến khoảng cách khoảng 46,6 tỷ năm ánh sáng (4.4 × 1023 km), là bán kính của Vũ trụ quan sát được (tức là một khối cầu có tâm tại điểm quan sát của chúng ta trên Trái đất). Như vậy, thể tích đồng hành của vũ trụ quan sát được là 4,2 × 1032 năm ánh sáng khối. Chúng ta nằm ngay tại tâm của vũ trụ quan sát được, nhưng không phải tại tâm của toàn thể vũ trụ. Và do đó diều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý Copernic, nói rằng vũ trụ là đồng nhất và không có tâm. Khi chúng ta nhìn càng xa, thì tức là chúng ta càng nhìn về quá khứ, và giới hạn là tại thời điểm khi Vụ Nổ Lớn mới xảy ra. Vì ánh sáng chuyển động với cùng vận tốc theo mọi hướng đến chúng ta, do đó chúng ta nằm ở tâm của vũ trụ quan sát được.
Để tiện so sánh, ta biết rằng đường kính của một thiên hà điển hình chỉ là 30 nghìn năm ánh sáng, và khoảng cách điển hình giữa hai thiên hà lân cận chỉ là 3 triệu năm ánh sáng. Thí dụ, Thiên hà của chúng ta có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng và thiên hà gần nhất, thiên hà Andromeda, cách chúng ta khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng.
Vũ trụ quan sát được chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, được nhóm lại trong quần thiên hà và siêu quần thiên hà. Những thiên hà điển hình bao gồm từ những thiên hà lùn với chỉ khoảng 10 triệu (107) sao tới những thiên hà kềnh với một nghìn tỷ (1012) sao , tất cả quay xung quanh khối tâm của thiên hà. Như vậy từ những con số này có thể đưa ra một ước tính cho thấy rằng có khoảng một nghìn tỷ tỷ (1021) sao. Số lượng thiên hà, theo quan sát bởi Hubble Deep Field của kính viễn vọng không gian Hubble, có thể lớn hơn ước lượng trên. Theo một nghiên cứu năm 2010 bởi các nhà thiên văn học số các ngôi sao trong Vũ trụ quan sát được lên tới 300 nghìn tỷ tỷ (3×1023)


Mật độ vật chất trong vũ trụ
Trên cơ sở quan sát được : 3 × 10-31g/cm3.
Giả định (kể cả vật chất tối): 10-30 - 10-29g/cm3.
Các quần thiên hà : 5 × 10-28g/cm3.
Khí giữa các sao : 3 × 10-25 - 10-24g/cm3.
Thiên Hà : 2 × 10-24g/cm3.
Lỗ đen (mật độ Plank, giả định) : 5 × 1093g/cm3.

Vài hình ảnh về vũ trụ của chúng ta:
dongchaytoi1.jpg


top1.gif


11107917-S380.jpg


579916_1213517961.jpg


milky_way_vlrg_8a.standard.jpg


Nhà của chúng ta đây! :D


 
Last edited by a moderator:
P

poro_poro


Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu (107) đến nghìn tỷ (1012) các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các hình dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.
Dù vật chất tối lý thuyết dường như chiếm khoảng 90% khối lượng đa số thiên hà, tình trạng của những thành phần không nhìn thấy được này vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng những hố đen khối lượng siêu lớn có thể tồn tại tại trung tâm của đa số, nếu không phải là toàn bộ, các thiên hà.
Không gian liên thiên hà, khoảng không nằm giữa các thiên hà, được lấp đầy plasma loãng với mật độ trung bình chưa tới một nguyên tử trên mỗi mét khối. Có lẽ có hơn một trăm tỷ (1011) thiên hà trong khoảng không gian vũ trụ có thể quan sát được của chúng ta.


Trái Đất nằm trong một hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà; Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của đĩa thiên hà Ngân Hà, trên nhánh Tráng Sĩ. Vào các buổi tối mùa hè, từ Trái Đất nhìn vào tâm sẽ thấy một dải các sao thường được gọi là dải Ngân Hà. Tuổi của Ngân Hà được ước lượng vào khoảng 13 tỷ năm, ngoài ra tuổi đời còn được tính bằng số vòng quay của nó.
Thiên hà gần Ngân Hà nhất có tên là thiên hà Andromeda. Các thiên hà ở gần nhau có xu hướng tiến lại gần và sát nhập vào nhau, tạo thành một thiên hà lớn hơn.
Các thiên hà cũng giống như các hành tinh và các hệ hành tinh, chúng cũng tập hợp thành những nhóm gọi là Quần tụ thiên hà. Các Quần tụ thiên hà lại họp lại trở thành Siêu thiên hà...


Có ba kiểu thiên hà chính: elíp, xoắn ốc, và không đều. Một cách miêu tả các kiểu thiên hà khác hơi rộng hơn dựa trên hình dáng bên ngoài của chúng là dãy Hubble. Bởi vì dãy Hubble hoàn toàn dựa trên hình thức nhìn thấy bên ngoài, nó có thể thiếu một số đặc điểm quan trọng của thiên hà như tỷ lệ hình thành sao (trong các starburst galaxy) hay hoạt động tại lõi (trong các thiên hà hoạt động).
Thiên hà của chúng ta, Ngân hà, thỉnh thoảng được gọi đơn giản là Thiên hà (viết hoa), là một thiên hà xoắn ốc có vạch kẻ hình đĩa 30 kiloparsecs hay đường kính khoảng một trăm nghìn năm ánh sáng và dày hàng nghìn năm ánh sáng. Nó chứa khoảng 3×1011 (ba trăm tỷ) ngôi sao và có tổng khối lượng khoảng 6×1011 (sáu trăm tỷ) lần Hệ mặt trời.


Trong các thiên hà xoắn ốc, những cánh tay xoắn có hình gần xoắn ốc loga, một mô hình về lý thuyết có thể là kết quả của một sự nhiễu loạn của một khối lượng các ngôi sao lớn không có cùng vận tốc quay. Giống như các ngôi sao, các cánh tay xoắn cũng quay quanh tâm, nhưng chúng quay với tốc độ góc không đổi. Điều này có nghĩa các ngôi sao đi vào và đi ra khỏi các cánh tay xoắn ốc. Các cánh tay xoắn được cho là những vùng có mật độ cao hay là vùng của các sóng mật độ. Khi các ngôi sao đi vào một cánh tay, chúng chậm lại, vì thế tạo ra mật độ lớn hơn; nó tương tự như một làn "sóng" chậm lại di chuyển dọc theo một con đường cao tốc đầy những xe đang chuyển động. Các cánh tay có thể quan sát được bởi mật độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sao và vì thế chúng cũng là nơi chứa nhiều ngôi sao sáng và sao trẻ.
Dù đa số thiên hà hiện biết là các thiên hà elíp hay thiên hà xoắn ốc, đa số các thiên hà trong vũ trụ có lẽ là các thiên hà lùn. Những thiên hà tí hon này nhỏ hơn khoảng một trăm lần so với Ngân hà, chứa chỉ vài triệu ngôi sao. Nhiều thiên hà lùn có thể quay quanh một thiên hà lớn duy nhất; Ngân hà có ít nhất một tá vệ tinh như vậy. Các thiên hà lùn cũng có thể được xếp hạng là elíp, xoắn ốc hay không đều. Bởi vì các thiên hà elíp lùn ít giống với những thiên hà elíp lớn, chúng thường được gọi là thiên hà hình cầu lùn.


Một tỷ lệ những thiên hà chúng ta có thể quan sát thấy được xếp hạng là các thiên hà hoạt động. Có nghĩa là, một lượng lớn trong tổng năng lượng phát ra từ nó là từ một nguồn riêng biệt chứ không phải là từ các ngôi sao, bụi và môi trường liên sao. Mô hình tiêu chuẩn cho Thiên hà hoạt động dựa trên việc phát sinh năng lượng từ vật chất rơi vào trong một hố đen khối lượng siêu lớn ở vùng trung tâm.
Các thiên hà phát ra bức xạ năng lượng cao ở dạng tia x được xếp hạng là các Thiên hà Seyfert, quasars và blazar. Các thiên hà hoạt động phát ra tần số radio từ relativistic jet phun ra từ lõi được xếp hạng là Thiên hà radio. Một mô hình thống nhất của các kiểu thiên hà đó giải thích sự khác biệt của chúng dựa trên góc nhìn của người quan sát.
Việc nghiên cứu sự thành tạo thiên hà và quá trình phát triển của nó là nỗ lực nhằm giải đáp câu hỏi về việc các thiên hà đã hình thành như thế nào và con đường phát triển của nó trong lịch sử vũ trụ. Một số lý thuyết về vấn đề này hiện đã được chấp nhận rộng rãi, nhưng đây vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu sôi động trong vật lý thiên văn.
Thành tạo


Phương thức thành tạo thiên hà là một câu hỏi mở lớn trong thiên văn học. Các lý thuyết có thể được chia thành hai nhóm chính: từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Các lý thuyết từ trên xuống dưới như mô hình Eggen–Lynden-Bell–Sandage (ELS), các tiền thiên hà hình thành trong một vụ sụp đổ đồng thời ở mức độ lớn kéo dài khoảng một trong triệu năm.[3] Các lý thuyết từ dưới lên như mô hình Searle-Zinn (SZ), các đảo hình cầu hình thành trước, và sau đó một số vật thể như vậy sẽ bồi tụ để hình thành một thiên hà lớn hơn. Các lý thuyết hiện đại phải được sửa đổi để tính đến sự hiện diện có thể của những quầng vật chất tối lớn. Một phác thảo mô hình thành tạo thiên hà như sau.


Một thời gian ngắn sau khi tái tổ hợp, vật chất baryon bắt đầu cô đặc xung quanh các quầng vật chất tối lạnh. Các ngôi sao quầng tốc độ cao không kim loại (được gọi là Sao Population III) là những vật thể đầu tiên phát triển xung quanh một tiền thiên hà khi nó bắt đầu cô đặc lại. Các ngôi sao vĩ đại nhanh chóng trở thành siêu sao mới, nhả ra các nguyên tố nặng vào không gian liên sao. Trong vài tỷ năm sau đó, các cụm hình cầu, hố đen siêu lớn ở trung tâm và chỗ phồng thiên hà của các sao Population II không kim loại bắt đầu hình thành. Trong vòng hai tỷ năm, các vật liệu còn lại rơi vào một đĩa tiền thiên hà. Thiên hà sẽ tiếp tục thu hút các vật liệu rơi vào từ các đám mây tốc độ cao và các thiên hà lùn trong suốt quãng đời của nó; vòng sinh sản và chết đi của các ngôi sao sẽ làm vật liệu nặng trở nên phong phú, cuối cùng cho phép sự thành tạo các hành tinh.


Có lẽ chúng ta vẫn chưa tìm thấy thiên hà già nhất, IOK-1, được Masanori Iye thuộc Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản sử dụng Kính viễn vọng Subaru tại Hawaii quan sát thấy tháng 9 năm 2006. Nó phát ra bức xạ Lyman alpha có mức độ chuyển dịch về phía đỏ 6.96, nghĩa là nó đã có mười ba tỷ năm tuổi. Trong khi một số nhà khoa học khác tuyên bố các vật thể khác (như Abell 1835 IR1916) thậm chí có thể còn già hơn, tuổi và thành phần của IOK-1 được xác định với độ chính xác cao hơn.[4]
Sự tồn tại của những tiền thiên hà già như vậy cho thấy chúng có thể đã từng phát triển trong cái gọi là "Thời Đen tối" (trước các thế hệ sao đầu tiên) từ không gian không quy luật và không đẳng hướng của thời kỳ tái tổ hợp, khoảng ba trăm ngàn năm sau Big Bang. Những sự không quy luật như vậy đã được quan sát thấy bởi Kính thiên văn Vi sóng Không đẳng hướng Wilkinson (WMAP) năm 2003.


Những bằng chứng thêm nữa về mô hình hình thành thiên hà như vậy có được khi nghiên cứu các ngôi sao Population III già. Ngôi sao khổng lồ, HE0107-5240, được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Hamburg phát hiện năm 2002, được cho là ngôi sao già nhất từng được phát hiện trong Ngân hà, bởi không giống các ngôi sao trẻ, rõ ràng nó không chưa kim loại. (Xem [1].) Kể từ đó, một số ngôi sao rất già khác (như HE 1327) cũng đã được phát hiện.


Phát triển
Những nghiên cứu cho thấy Ngân hà đang di chuyển về phía Thiên hà Andromeda ở cạnh với tốc độ 130 km/s, và tùy theo sự di chuyển của cả hai phía, hai thiên hà có thể sẽ va chạm vào nhau trong khoảng năm hay sáu tỷ năm nữa. Những vụ va chạm thiên hà như vậy xảy ra khá thường xuyên. Với khoảng cách xa xôi giữa các ngôi sao như đã biết, đa phần các hệ sao vẫn tồn tại an toàn sau những vụ va chạm như vậy. Tuy nhiên sự tước đoạt hấp dẫn của khí liên sao và bụi vốn tạo nên những cánh tay xoắn sẽ tạo ra một dải dài các ngôi sao, tương tự như điều quan sát thấy ở thiên hà NGC 250 hay Thiên hà Antennae.


Dù Ngân hà chưa từng va chạm với một thiên hà khác có kích cỡ tương tự với Thiên hà Andromeda, bằng chứng về những vụ va chạm trong quá khứ của Ngân hà với các thiên hà lùn nhỏ hơn ngày càng có nhiều hơn.
Các thiên hà xoắn ốc, như Ngân hà, chỉ tạo ra các thế hệ sao mới khi chúng còn sở hữu các đám mây phân tử hydro liên sao đặc trong những cánh tay xoắn của chúng. Các thiên hà elíp đã mất phần lớn khí này và mất khả năng tạo sao. Tuy nhiên, việc cung cấp nguyên liệu thành tạo sao cũng có giới hạn; khi các ngôi sao biến khí hydro thành các nguyên tố nặng hơn, sẽ ít có sao mới được thành lập hơn.[cần dẫn nguồn]
Sau sự kết thúc của quá trình thành tạo sao trong một trăm tỷ năm, "thời đại sao" sẽ kết thúc sau khoảng mười nghìn tỷ tới một trăm nghìn tỷ năm (1013–1014 năm), khi những ngôi sao nhỏ nhất và có tuổi lớn nhất trong thể cầu dạng sao của chúng ta, những ngôi sao lùn đỏ bắt đầu mờ đi. Cuối thời đại sao các thiên hà sẽ gồm các vật thể nén: các sao lùn nâu, các hố đen lùn, các ngôi sao lùn trắng lạnh lẽo, các sao neutron, và các hố đen. Cuối cùng, như một kết quả của sự giãn hấp dẫn, toàn bộ các ngôi sao hoặc sẽ rơi vào hố đen siêu lớn ở trung tâm các thiên hà, hoặc lao vào trong không gian liên thiên hà sâu thẳm sau các quá trình va chạm.
Rất ít thiên hà tồn tại biệt lập; chúng được gọi là các trường thiên hà (field galaxies). Đa số thiên hà là ranh giới hấp dẫn của một số thiên hà khác. Các cấu trúc này gồm tới khoảng 50 thiên hà được gọi là các nhóm thiên hà, và những cấu trúc lớn hơn nữa có thể chứa nhiều nghìn thiên hà được gộp vào một vùng có đường kính khoảng vài megaparsec và được gọi là các đảo. Các đảo thiên hà thường có một thiên hà elíp lớn ở giữa, cùng với thời gian nó dần tiêu diệt các thiên hà vệ tinh xung quanh bằng lực thủy triều và cướp lấy khối lượng của chúng. Các siêu đảo là những tập hợp vĩ đại tới hàng chục nghìn thiên hà, siêu đảo có mặt trong các đảo, các nhóm và thỉnh thoảng tồn tại độc lập; ở mức siêu đảo, các thiên hà được sắp xếp thành các phiến và các sợi bao quanh những khoảng chân không lớn. Trên mức này, vũ trụ dường như đẳng hướng và đồng nhất.


Thiên hà của chúng ta là một thành viên của Nhóm địa phương (Local Group), với thiên hà ưu thế là Andromeda; tổng thể Nhóm địa phương chứa khoảng ba mươi thiên hà trong khoảng không gian đường kính khoảng một megaparsec. Nhóm địa phương là một phần của Siêu đảo Virgo, với đảo ưu thế là Virgo (thiên hà của chúng ta không phải là một thành viên của nó).

Vài hình ảnh thiên hà:
milky_way_vlrg_8a.standard.jpg

a6.jpg

Thiên hà mắt đen
20894523_images1917926_12.jpg

Thiên hà M81
article-1251910-08594E98000005DC-368_634x497.jpg

Thiên hà M31( Tiên nữ )- láng ghiền của chúng ta
11092387-a2.jpg

Thiên hà Andromeda - thiên hà lớn nhất

( Còn tiếp )​
 
P

poro_poro

Hệ Mặt Trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ)[a] là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh [e] có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng đá khổng lồ. Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh,. Các vệ tinh này được gọi là "mặt trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.
Hệ Mặt Trời cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Vành đai tiểu hành tinh, nó nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các vật thể ngoài Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan. Giữa hai vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris, được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành hành tinh lùn.[e] Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này, có kích thước thay đổi, như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh, chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này.
Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán. Đám mây Oort giả thuyết, được coi là nguồn cho các sao chổi chu kỳ dài, có thể tồn tại ở khoảng cách gần 1.000 lần xa hơn nhật quyển.
Cấu trúc


Quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời theo tỷ lệ (theo chiều kim đồng hồ từ phía trên bên trái):
1. Các hành tinh vòng trong, vành đai tiểu hành tinh và Sao Mộc
2. Các hành tinh vòng ngoài, sao Diêm Vương, vành đai Kuiper và 90377 Sedna
3. Quỹ đạo của 90377 Sedna
4. Vòng trong đám mây Oort
Thiên thể chính trong hệ Mặt Trời là Mặt Trời, một ngôi sao kiểu G2 thuộc dãy chính chứa 99,86% khối lượng của cả hệ và vượt trội về lực hấp dẫn.[5] Bốn hành tinh khí khổng lồ của hệ chiếm 99% khối lượng còn lại, và khối lượng Sao Mộc kết hợp với khối lượng Sao Thổ thì chiếm hơn 90% so với khối lượng tất cả các thiên thể khác.[c]
Hầu hết các thiên thể lớn có mặt phẳng quỹ đạo gần trùng mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nằm rất gần với mặt phẳng hoàng đạo, trong khi các sao chổi và vật thể trong vành đai Kuiper thường có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng một góc lớn so với mặt phẳng hoàng đạo.[6][7] Mọi hành tinh và phần lớn các thiên thể khác quay quanh Mặt Trời theo chiều tự quay của Mặt Trời (ngược chiều kim đồng hồ, khi nhìn từ trên cực bắc của Mặt Trời). Nhưng cũng có một số ngoại lệ, như sao chổi Halley lại quay theo chiều ngược lại.
Cấu trúc tổng thể của những vùng trong hệ Mặt Trời được vẽ ở hình bên chứa Mặt Trời, bốn hành tinh vòng trong tương đối nhỏ được bao xung quanh bởi một vành đai các tiểu hành tinh đá, bốn hành tinh khí khổng lồ được bao xung quanh bởi vành đai Kuiper chứa các thiên thể băng đá. Các nhà thiên văn học đôi khi không chính thức chia cấu trúc hệ Mặt Trời thành các vùng tách biệt. Hệ Mặt Trời bên trong bao gồm bốn hành tinh đá và vành đai tiểu hành tinh chính. Hệ Mặt Trời bên ngoài nằm bên ngoài vành đai tiểu hành tinh chính, bao gồm bốn hành tinh khí khổng lồ.[8] Từ khi khám phá ra vành đai Kuiper, phần bên ngoài của hệ Mặt Trời được coi là một vùng riêng biệt chứa các vật thể nằm bên ngoài Sao Hải Vương.[9]
Những định luật của Kepler về chuyển động thiên thể miêu tả quỹ đạo của các vật thể quay quanh Mặt Trời. Theo định luật Kepler, mỗi vật thể chuyển động theo quỹ đạo hình elip với Mặt Trời là một tiêu điểm. Các vật thể gần Mặt Trời hơn (với bán trục lớn nhỏ hơn) sẽ chuyển động nhanh hơn, do chúng chịu nhiều ảnh hưởng của trường hấp dẫn Mặt Trời hơn. Trên quỹ đạo elip, khoảng cách từ thiên thể tới Mặt Trời thay đổi trong một chu kỳ quỹ đạo. Vị trí thiên thể gần nhất với Mặt Trời gọi là cận điểm quỹ đạo, trong khi điểm trên quỹ đạo xa nhất so với Mặt Trời gọi là viễn điểm quỹ đạo. Trong hệ Mặt Trời, quỹ đạo của các hành tinh gần tròn, trong khi nhiều sao chổi, tiểu hành tinh và các vật thể thuộc vành đai Kuiper có quỹ đạo hình elip rất dẹt.
Khoảng cách thực tế giữa các hành tinh là rất lớn, tuy nhiên nhiều minh họa về hệ Mặt Trời vẽ khoảng cách quỹ đạo của các hành tinh đều nhau. Thực tế, đối với các hành tinh hay vành đai nằm càng xa Mặt Trời, thì khoảng cách giữa quỹ đạo của chúng càng lớn. Ví dụ, Sao Kim có khoảng cách đến Mặt Trời lớn hơn 0,33 đơn vị thiên văn (AU)[d] so với khoảng cách từ Sao Thủy đến Mặt Trời, trong khi của Sao Thổ cách xa 4,3 AU so với Sao Mộc, và Sao Hải Vương cách xa 10,5 AU so với Sao Thiên Vương. Nhiều nỗ lực đã thực hiện nhằm xác định tương quan khoảng cách giữa quỹ đạo của các hành tinh (ví dụ, quy luật Titius-Bode),[10] nhưng chưa có một lý thuyết nào được chấp nhận.
Đa phần các hành tinh trong hệ Mặt Trời sở hữu một hệ thứ cấp của chúng, có các vệ tinh tự nhiên hoặc vành đai hành tinh quay quanh hành tinh. Các vệ tinh này còn được gọi là mặt trăng. Hai vệ tinh tự nhiên Ganymede của Sao Mộc và Titan của Sao Thổ còn lớn hơn cả Sao Thủy). Các hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, thậm chí cả một vệ tinh của Sao Thổ còn có các vành đai hành tinh là những dải mỏng chứa các hạt vật chất nhỏ quay quanh chúng. Hầu hết các vệ tinh tự nhiên lớn nhất đều quay đồng bộ với một mặt bán cầu luôn hướng về phía hành tinh.
Những thiên thể vòng trong có thành phần chủ yếu là đá,[11] tên gọi chung cho các hợp chất có điểm nóng chảy cao, như silicat, sắt hay nikel, tất cả vẫn duy trì ở trạng thái rắn từ khi trong giai đoạn tinh vân tiền hành tinh.[12] Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu là khí, thuật ngữ thiên văn học cho những vật liệu có điểm nóng chảy cực thấp và áp suất hơi cao như hiđrô, heli, và neon, chúng luôn luôn ở pha khí trong các tinh vân.[12] Băng, như nước, mêtan, ammoniac, hiđrô sunfua và cacbon điôxít,[11] có điểm nóng chảy lên tới vài trăm Kelvin, trong khi pha của chúng lại phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ môi trường xung quanh.[12] Chúng có thể tìm thấy dưới dạng băng, chất lỏng, hay khí trong nhiều nơi thuộc hệ Mặt Trời, trong khi trong các tinh vân chúng chỉ ở trạng thái băng (rắn) hoặc khí.[12] Các chất băng đá là thành phần chủ yếu trên các mặt trăng của các hành tinh khí khổng lồ, cũng như chiếm phần lớn trong thành phần của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương (gọi là các "hành tinh băng đá khổng lồ") và trong rất nhiều các vật thể nhỏ nằm bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.[11][13] Các chất khí và băng trong thiên văn học cùng được gọi là chất dễ bay hơi (volatiles).[14]
lggn0206+our-solar-system-solar-system-poster.jpg

ss2b.gif

The Family of our!

( Nguồn vi.wikipedia.org )​
 
H

hardyboywwe

Khải(pro_pro) ơi,trong hệ mặt trời có 2 hành tinh có quỹ đạo rất khác so với các hành tinh còn lại.Đố em và các bạn biết đó là 2 hành tinh nào?
 
P

poro_poro

Khải(pro_pro) ơi,trong hệ mặt trời có 2 hành tinh có quỹ đạo rất khác so với các hành tinh còn lại.Đố em và các bạn biết đó là 2 hành tinh nào?

Em nghĩa là Sao Thủy do quỹ đạo lệch tâm và Sao Thiên Vương với trực nghiêng lớn ([TEX]98^o[/TEX]) làm ảnh hưởng đến các mùa trên hành tinh này ~~> Mùa dài, do hai cực nhận được lương nhiệt lớn từ mặt trời trong khi xích đạo chỉ nhận được 1/4 số lượng của 2 cực kể trên.
 
G

giotbuonkhongten

2 cái nên m nghĩ là sao Hỏa nữa,

để rảnh up cái hình lên cho

ai biết gì về sao hỏa nói đi, đừng cop nguyên văn google ko hay

Chúng ta cũng đang thăm dò sao hỏa :), có news nào mới ko ;))

 
B

banhuyentrang123

Anh góp ý thế này nhé , sau khi post chuyên đề xong thì em nên đưa chủ đề cho mọi nguời thảo luận luôn chứ ko phải đợi để có người nói rồi mới nhào vô nhé
thank
 
C

conlocmaudacam98

Về việc khám phá sao Hoả thì sao hỏa hiện có 3 vệ tinh nhân tạo bay xung quanh là: Mars Odyssey, Mars Express và Mars Reconnaissance Orbiter của Mỹ :D,các tàu thăm dò thì tàu Mars Pathfinder và tàu Phoenix đã "hoàn thành sứ mệnh" theo kiểu Mỹ hay nói cách khác là "bị hỏng hóc"=)) bởi hàng tạ băng bám vào 2 tấm pin mặt trời của nó:D Nhưng túm lại là chúng ta đã nhờ các tàu thăm dò mà được khám phá rất nhiều về sao Hoả:D
xin hết ạ:">
 
H

hardyboywwe

hội này hiện đang rất trầm
bây giơ thì các bạn xem video sau để hiểu thêm về sự hình thành trái đất nhé
[YOUTUBE]6zGVrIgxlX8[/YOUTUBE]
 
C

chibao123hcm

Cái tốc độ ánh sáng chạy nhanh quá, 1 giây ánh sáng = 300.000 km. Không biết là có máy bay nào đạt kỉ lục chưa :D.
Các nhà khoa học đang tìm sự sống trên Sao Hoả. Có bạn nào nghe tin này chưa ?
 
S

scientists

Mặc dù cho đến nay, người ta vẫn chưa có chứng cứ xác định nào về sự sống ngoài Trái Đất, sự sống của các hành tinh bên ngoài Trái Đất.
Sao Hỏa là hành tinh giống Trái Đất nhất trong Hệ Mặt trời. Dù là quá khứ hay hiện tại thì khả năng tồn tại sự sống trên hành tinh đỏ vẫn vô cùng lớn. Nước ở dạng lỏng, thứ mà người ta thường cho rằng là điều kiện tất yếu cho sự sống tồn tại, từng chảy trên hành tinh này. Những bức ảnh quan sát Sao Hỏa được công bố gần đây nhất cho thấy, trên bề mặt lạnh lẽo của hành tinh đỏ, từng có dấu tích của những dòng nước. Điều đáng nói, hiện tượng này đã được xác định là chỉ xảy ra trong khoảng 10 năm trở lại đây.


150px-MarsTransitionV.jpg


Theo Wikipedia


*****************************************************************

Topic này rất hay tuy nhiên hiện nay
rất trầm do người lập topic đã không thường xuyên tham gia nữa nên từ nay mình sẽ tiếp quản và cải tiến nó để cho Box Địa lí sôi động hơn. Nào, các thành viên cùng nhau vào và tiếp tục thảo luận đi !
 
S

scientists

Vụ Nổ Big Bang và sự hình thành vũ trụ
(Tổng hợp từ nhiều nguồn Internet)

96d120101kpbigbang02.jpg

Ảnh tưởng tượng

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) là mô hình vũ trụ học nổi bật miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành Vũ trụ. Theo lý thuyết này, Vụ Nổ Lớn xảy ra xấp xỉ cách nay 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước, và được các nhà vũ trụ học coi là tuổi của vũ trụ. Sau giai đoạn này, vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng và đặc và bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Sau giai đoạn lạm phát, vũ trụ đủ "lạnh" để năng lượng bức xạ (photon) chuyển đổi thành nhiều hạt hạ nguyên tử, bao gồm proton, neutron, và electron. Tuy những hạt nhân nguyên tử đơn giản có thể hình thành nhanh chóng sau Big Bang, phải mất hàng nghìn năm sau các nguyên tử trung hòa điện mới xuất hiện. Nguyên tố đầu tiên sinh ra là hiđrô, cùng với lượng nhỏ heli và liti. Những đám mây khổng lồ chứa các nguyên tố nguyên thủy sau đó hội tụ lại bởi hấp dẫn để hình thành lên các ngôi sao và các thiên hà rồi siêu đám thiên hà, và nguyên tố nặng hơn hoặc được tổng hợp trong lòng ngôi sao hoặc sinh ra từ các vụ nổ siêu tân tinh.

Thuyết Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa học đã được kiểm chứng và được cộng đồng khoa học chấp nhận rộng rãi. Nó đưa ra cách giải thích hoàn thiện về nhiều loại hiện tượng quan sát thấy trong vũ trụ, bao gồm sự có mặt của những nguyên tố nhẹ, bức xạ nền vi sóng vũ trụ, cấu trúc vĩ mô của vũ trụ, và định luật Hubble đối với siêu tân tinh loại Ia. Những ý tưởng chính trong Vụ Nổ Lớn—sự giãn nở của vũ trụ, trạng thái cực nóng lúc sơ khai, sự hình thành của heli, và sự hình thành các thiên hà— được suy luận ra từ những quan sát này và những quan sát khác độc lập với mọi mô hình vũ trụ học. Các nhà vật lý biết rằng khoảng cách giữa các đám thiên hà đang tăng lên, và họ lập luận rằng mọi thứ đã phải ở gần nhau hơn khi trở về quá khứ. Ý tưởng này đã được xem xét một cách chi tiết khi quay ngược trở lại thời gian đến thời điểm vật chất có mật độ và nhiệt độ cực cao, và những máy gia tốc hạt lớn đã được xây dựng nhằm thực hiện các thí nghiệm gần giống với thời điểm sơ khai, mang lại kết quả thúc đẩy phát triển cho mô hình. Mặt khác, những máy gia tốc chỉ có mức năng lượng bắn phá hạt giới hạn để có thể nghiên cứu miền năng lượng cao của các hạt cơ bản. Có rất ít manh mối về thời điểm sớm nhất sau sự giãn nở. Do đó, lý thuyết Vụ Nổ Lớn không thể và không cung cấp bất kỳ cách giải thích hay miêu tả nào về điểm khởi nguyên này; thay vào đó nó miêu tả và giải thích sự tiến hóa chung của vũ trụ sau thời điểm lạm phát.

Nhà vũ trụ học và mục sư Georges Lemaître là người đầu tiên đề xuất cái mà sau này trở thành lý thuyết Vụ Nổ Lớn trong nghiên cứu của ông về "giả thuyết những nguyên tử nguyên thủy." Trong nhiều năm, các nhà vật lý dựa trên ý tưởng ban đầu của ông nhằm xây dựng lên các lý thuyết khác nhau và dần dần được tổng hợp lại thành lý thuyết hiện đại. Khuôn khổ cho lý thuyết Vụ Nổ Lớn dựa trên thuyết tương đối rộng của nhà vật lý Albert Einstein và trên giả thiết đơn giản về tính đồng nhất và đẳng hướng của không gian. Dựa vào phương trình trường Einstein, nhà vũ trụ học Alexander Friedmann đã tìm ra được các phương trình chi phối sự tiến hóa của vũ trụ. Năm 1929, nhà thiên văn Edwin Hubble phát hiện ra khoảng cách giữa các thiên hà tỷ lệ với giá trị dịch chuyển đỏ của chúng—một khám phá mà trước đó Lemaître đã nêu ra từ 1927. Quan sát của Hubble cho thấy mọi thiên hà ở rất xa cũng như các siêu đám thiên hà đang lùi ra xa khỏi Ngân Hà: nếu chúng càng ở xa, vận tốc lùi xa của chúng càng lớn.

Từng có thời gian cộng đồng các nhà khoa học chia làm hai nhóm giữa một bên ủng hộ thuyết Vụ Nổ Lớn và một bên ủng hộ thuyết Trạng thái dừng, nhưng ngày nay hầu hết các nhà khoa học bị thuyết phục bởi kịch bản của lý thuyết Vụ Nổ Lớn phù hợp nhất với các quan sát đo lường sau khi bức xạ nền vi sóng vũ trụ phát hiện ra vào năm 1964, và đặc biệt khi phổ của nó (lượng bức xạ đo được ứng với mỗi bước sóng) được phát hiện phù hợp với bức xạ vật đen. Từ đó, các nhà thiên văn vật lý đã kết hợp những dữ liệu lớn trong quan sát và đưa thêm những tính toán lý thuyết vào mô hình Vụ Nổ Lớn, và mô hình tham số của nó hay mô hình Lambda-CDM trở thành khuôn khổ lý thuyết cho những nghiên cứu hiện đại về vũ trụ học.

Vụ nổ đó diễn ra như thế nào nhỉ? :confused:

Con người luôn không ngừng tìm kiếm nguồn gốc ra đời của mình. Những câu hỏi về quá khứ, về sự xuất hiện của vũ trụ, của dải ngân hà đã trở thành nỗi ám ảnh của mọi nhà khoa học. Một trong những giả thuyết được đưa ra để giải thích cho sự hình thành ban đầu ấy chính là thuyết vụ nổ Big Bang. Vậy sao chúng mình không cùng nhau tìm hiểu về nó nhỉ?

Nếu như từ thời xưa, ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử cho rằng vũ trụ là một sự tồn tại “vô thủy, vô chung, vô cùng, vô tận” thì đến thế kỉ 20, với những tiến bộ của khoa học, thuyết Big Bang đã được công nhận là đúng đắn. Điều này thật trùng hợp khi tư tưởng chính của thuyết này đã xuất hiện cách đây 2.500 năm trong kinh Hoa Nghiêm cũng như giáo lý nhà Phật. Cả hai đều cho rằng bên ngoài thế giới này còn có rất nhiều thế giới khác, nó có muôn hình vạn trạng như hình bánh xe, hình hoa nở… Những hình ảnh thật tình cờ đôi khi lại là hình dạng của một số thiên hà khác mà chúng ta quan sát được qua các kính thiên văn gần đây.

Kịch bản xảy ra của vụ nổ Big Bang như thế nào?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: khởi thủy vũ trụ nguyên thủy là một đại dương cực kỳ đặc và nóng. Thứ “cháo đặc” này gồm những hạt quark (những hạt duy nhất tương tác trong cả 4 lực của vũ trụ) và electron chuyển động theo một hướng, gần bằng với vận tốc của ánh sáng. Tùy theo những va chạm không ngừng diễn ra, một số hạt tiêu hủy lẫn nhau, một số khác lại sinh ra. Trong pha đầu tiên, thứ “cháo” đó bao gồm các đối tượng lượng tử mang điện tích, quark và phản quark; sau đó, “cháo” có thêm những hạt và phản hạt nhẹ được gọi chung là lepton (electron, nơtron và những phản hạt của chúng).


120101kpbigbang03.jpg



120101kpbigbang04.jpg




Rồi một tiếng “Bùm” kinh hoàng nổ ra khi mà thứ “cháo đặc” này không chịu ngồi im một chỗ, vụ nổ Big Bang xuất hiện kéo theo những hệ quả khó tưởng tượng sau này. Một phần triệu giây sau vụ nổ, nhiệt độ vũ trụ hạ thấp xuống còn 10.000 tỷ độ Kelvin (kí hiệu là K, 0K = - 273 độ C). Các hạt cơ bản đầu tiên xuất hiện như proton, nơtron, lepton, chiếm đa số trong vũ trụ, chúng nở ra hấp thụ nhiệt nên làm nhiệt độ hạ thấp hơn nữa. Khi đồng hồ vũ trụ điểm 1 giây đầu tiên, nhiệt độ hạ xuống 10 tỷ K, hạt nhân đơteri đầu tiên xuất hiện và ngay lập tức bị năng lượng photon phá hủy. Mãi đến tận phút thứ 3, khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp xuống tới 1 triệu K, đây mới là điều kiện thuận lợi để các phản ứng hạt nhân xảy ra liên tục, với tốc độ lớn, hình thành nên các nguyên tố hóa học như chúng ta biết hiện nay: đơteri, heli 3, liti 7 và heli 4… Quá trình hạt nhân kết thúc ở phút thứ 15 của đồng hồ vũ trụ.


78e120101kpbigbang05.jpg


300.000 năm sau, vũ trụ nguội đi, nhiệt độ xuống dưới 3.000K và trở nên trong suốt, electron cũng không chuyển động nhanh như trước nữa. Các hạt nhân có thể giữ các electron lại, tạo thành các nguyên tử, tạo ra các “viên gạch xây” của vũ trụ. Do tương tác giữa photon và các nguyên tử rất nhỏ nên chúng có thể lan truyền tự do. Vật chất, ánh sáng và các loại bức xạ khác tràn xa và ngày càng mỏng dần khi vũ trụ giãn nở. Hàng tỉ năm sau, những đám mây khí khổng lồ bắt đầu phân tán. Mỗi đám mây trở thành một thiên hà, dưới tác động của lực hấp dẫn sẽ hình thành các ngôi sao và chùm sao, trong khi đó, vũ trụ vẫn tiếp tục mở rộng. Vũ trụ đã hình thành như vậy đấy các bạn ạ!


120101kpbigbang06.jpg


120101kpbigbang07.jpg



Thoạt nghe có thể thấy lý thuyết này thật viển vông, khó tin nhưng đến thời điểm này, các nhà khoa học vẫn tin rằng đây là giả thuyết hợp lý nhất. Bởi lẽ, họ được hậu thuẫn bằng những dẫn chứng quan trọng trong ngành Vật lý thiên văn.


Thứ nhất, năm 1929, Hubble (Mỹ) chứng minh được sự dịch chuyển có hệ thống trong quang phổ của các thiên hà về phía màu đỏ, chỉ ra rằng chúng đang rời xa chúng ta với tốc độ tỷ lệ với khoảng cách tới chúng ta. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng vũ trụ đang nở ra và các thiên hà đang chuyển động cũng nở ra theo thời gian.


Thứ hai, năm 1965, Penzias và Wilson (Mỹ) đã khám phá ra luồng bức xạ vô tuyến thể hiện những tính chất giống nhau trong mọi hướng và tương ứng với bức xạ nhiệt của vật đen, ở nhiệt độ khoảng 3K. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả định về vụ nổ Big Bang. Bức xạ này chính là thông điệp cổ nhất của ánh sáng đến từ vũ trụ ban đầu. Đó là những photon đầu tiên bắt đầu lan truyền tự do sau khi vũ trụ đã trở nên trong suốt, ánh sáng bắt đầu dịch chuyển về phía những bước sóng lớn.


Thứ ba, từ những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều nguyên tố nhẹ như đơteri, heli 3, heli 4 và liti 7 trong vũ trụ, đặc biệt heli 4 chiếm đến 25%, bất kể vùng không gian nào, phù hợp với giả định heli là chất khí sinh ra ở những khoảnh khắc đầu tiên của vụ nổ Big Bang.

Từ những năm 1980, với sự phát triển của Vật lý hạt nhân và Vật lý lý thuyết gắn với nó, người ta giải thích được nốt 2 điều “khó hiểu” còn lại của Big Bang là sự vắng mặt của phản vật chất và không tồn tại sự cong của vũ trụ ở những quy mô lớn.

(còn nữa)
 
S

scientists

Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang ? :confused:

Một câu hỏi của không ít người đam mê thiên văn.


Quay ngược thời gian lại 13,7 tỷ năm trước đây, khi tất cả vũ trụ chưa được hình thành và chỉ tồn tại như một điểm kỳ dị và bắt đầu với vụ nổ Big Bang. Big Bang là lý thuyết được nhiều nhà thiên văn học tin tưởng là nguyên nhân hình thành vũ trụ. Tuy nhiên nếu lý thuyết đó là thật, thì có những gì tồn tại ngay trước khi vụ nổ xảy ra, nguyên nhân của vụ nổ là gì? Một câu hỏi đã khiến không ít các nhà thiên văn học phải đau đầu.

1-ava-3e228.jpg

Câu hỏi này được đặt ra trước thời kỳ thiên văn học và vũ trụ học hiện đại khoảng 1600 năm. Vào thế kỷ thứ 4, nhà thần học St. Augustine vật lộn nghiên cứu khái niệm bản chất của Chúa trời trước khi tạo dựng nên vũ trụ. Và câu trả lời của ông là không có gì tồn tại trước khi Chúa tạo nên vạn vật. Tuy nhiên câu trả lời này có vẻ không phù hợp với thiên văn học và vũ trụ học hiện đại.

2-3e228.jpg

Vật lý học thế kỷ 21 đã được trang bị nhiều kiến thức hơn, trong đó phải kể đến thuyết tương đối của Albert Einstein với khái niệm tương quan giữa khối lượng và thời gian đã cho chúng ta cái nhìn mới hơn về vũ trụ thời kỳ tiền Big Bang. Giải thích đơn giản là các hành tinh có khối lượng càng lớn thì chúng ta sẽ cảm nhận thời gian trôi qua chậm hơn khi đứng trên bề mặt, so với các hành tinh có khối lượng nhẹ hơn mặc dù sự chênh lệch là rất nhỏ. Do đó, trước vụ nổ Big Bang, điểm kỳ dị là điểm tập trung tất cả khối lượng của vũ trụ, nên nó khiến thời gian bị bế tắc hay có thể coi như không có khái niệm thời gian và cũng đồng nghĩa với việc không có khái niệm thời kỳ trước Big Bang.

3-3e228.jpg

Nếu chỉ xét lý thuyết tương đối của Einstein thì khái niệm thời gian chỉ tồn tại khi điểm kỳ dị nguyên thủy mở rộng với kích thước và hình dạng của nó. Tức là không tồn tại khoảng thời gian trước vụ nổ Big Bang, cũng đồng nghĩa với câu hỏi ở tiêu đề là vô nghĩa. Tuy nhiên thuyết tương đối của Einstein vẫn chưa phải là đầy đủ, có rất nhiều hiện tượng mà nó không thể giải thích, lúc này chúng ta mới xét đến lý thuyết vật lý lượng tử. Sự ra đời của vật lý lượng tử cùng hàng loạt lý thuyết mới đã làm thay đổi những suy nghĩ và khái niệm trước đây, đồng thời làm hồi sinh câu hỏi trên 'Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang ?'.

4-3e228.jpg

Vật lý lượng tử đặt ra một giả thuyết rằng vũ trụ của chúng ta có thể chỉ là một vũ trụ con trong một vũ trụ lớn hơn. Lý thuyết này được hình thành từ việc quan sát các bức xạ nền vũ trụ (CMB) cón sót lại sau vụ nổ Big Bang. Các nhà thiên văn học quan sát CMB lần đầu tiên vào năm 1965, và nó nhanh chóng gây ra một vấn đề khúc mắc trong lý thuyết Big Bang. Tuy nhiên đến năm 1981 nó đã được giải thích nhờ lý thuyết lạm phát vũ trụ.

5-3e228.jpg

Lý thuyết này chỉ ra rằng vũ trụ mở rộng rất nhanh, chỉ trong vài phút vào giai đoạn đầu tiên của thời kỳ tồn tại của vũ trụ. Nó gây ra biến động về nhiệt độ mà mật độ của CMB, tuy nhiên những biến động này phải được thống nhất. Những nỗ lực lập bản đồ vũ trụ gần đây cho thấy rằng vũ trụ có khá nhiều sai lệch, một số khu vực có nhiều biến động hơn các khu vực khác. Một số nhà thiên văn học cho rằng điều này chứng tỏ không phải hình thành từ chính nó, mà nó được hình thành từ một vũ trụ lớn hơn.

6-3e228.jpg

Một giả thuyết khác đề cập đến lỗ đen khổng lồ trong vũ trụ khác. Lỗ đen giống như một máy ép khổng lồ trong vũ trụ và theo lý thuyết các vật chất sau khi bị hút và nén sẽ được giải thoát ra ngoài qua lỗ trắng. Lỗ trắng là đối lập với lỗ đen, nó giống một van xả vật chất, không những vậy nó còn cung cấp năng lượng cho vật chất. Do đó các nhà thiên văn học giả thuyết rằng vũ trụ của chúng ta đã từng được hình thành trong một lỗ đen khổng lồ, và mỗi lỗ đen trong vũ trụ có thể ẩn chứa những vũ trụ chưa tồn tại và chúng ta chưa biết đến.

7-3e228.jpg

Các nhà khoa học khác lại tin vào lý thuyết chu kỳ, trong đó sự hình thành của điểm kỳ dị là do chính vũ trụ trước đó tự sụp đổ trong một sự kiện được gọi là Big Crunch. Nó tạo ra điểm kỳ dị một lần nữa, các vật chật bị dồn ép vào điểm kỳ dị và tạo ra một vụ nổ lớn mà chúng ta gọi là Big Bang tái tạo vũ trụ, sau đó quá trình Big Bang và Big Crunch lặp lại theo lý thuyết chu kỳ.


Vậy để trả lời câu hỏi tiêu đề "Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang ?" ngay cả các nhà khoa học cũng đang đau đầu tìm câu trả lời, có thể trước vũ trụ không tồn tại gì, có thể hình thành từ vũ trụ lớn hơn hay theo lý thuyết chu kỳ. Tuy nhiên cho dù câu trả lời là như thế nào đi nữa, tạo hóa vẫn luôn là bí ẩn lớn nhất mà có lẽ với những kiến thức hiện tại, chúng ta vẫn nên tin vào bàn tay của đấng tối cao đã tạo nên mọi thứ !!!

BigBang_517x476_015f55a85f1efc3307f3cc8a9132caff.jpg


Big Bang vẫn chỉ là một giả thuyết bởi có một điều mà các nhà khoa học không thể giải thích được. Đó là điểm 0, là điểm bắt đầu của tất cả. Với chúng ta, đến giờ nó vẫn là điều huyền bí, là ẩn số không thể lý giải. Các nhà khoa học gọi nó là “điểm kỳ dị ban đầu” để che giấu sự lúng túng của mình. Vấn đề tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ là một vấn đề tầm cỡ thời đại phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Có thể những điều chúng ta ngày nay công nhận thì ngay mai không còn đúng nữa. Thế mới hiểu vũ trụ bao la và bí hiểm chừng nào!



 
S

scientists

Những khoảnh khắc lung linh nhất trên vũ trụ rộng lớn mênh mông.
15.png


270211anhvutru01.jpg


Những dải bụi và khí ngắn “quay quần” tạo thành một tập hợp “hỗn loạn” mà lung linh đến từ dải thiên hà xoắn NGC 2841. Bức ảnh được chụp bởi kính viễn vọng Hubble của NASA. Dải thiên hà này nằm cách chòm sao Đại Hùng Tinh đến 46 triệu năm ánh sáng.

270211anhvutru02.jpg


Trong ảnh là “tàn tích” của một vụ nổ ngôi sao (supernova) có tên là Cassiopeia. Bằng công nghệ chụp X-quang, các nhà khoa học đến từ NASA đã “chộp” được phần lõi đặc của ngôi sao đã chết.

Vụ nổ kết thúc cuộc đời của một ngôi sao đó có thể là một hiện tượng huy hoàng hiếm có và được gọi là vụ nổ supernova (siêu tân tinh). Khi một ngôi sao có kích thước lớn đốt hết nhiên liệu, lực hấp dẫn thắng thế và hút mạnh các phần của ngôi sao vào trong làm tăng áp suất và gây ra vụ nổ. Quá trình xảy ra vụ nổ sẽ làm "bung" ra rất nhiều bụi khí lấp lánh như trong hình.
06.png


270211anhvutru03.jpg


Băng trên biển giống như dải lụa khổng lồ bao quanh Shikotan, một hòn đảo trong quần đảo Kuril trải dài từ phía bắc Nhật Bản tới bán đảo Kamchatka của Nga. Ảnh chụp bởi vệ tinh quan sát Trái Đất của NASA.

270211anhvutru04.jpg


Mặt trời trông giống như một viên kẹo socola đang bị bốc cháy khi đang ở trong tình trạng phun trào mạnh mẽ. Chúng ta có thể quan sát thấy những quầng lửa trào ra tạo thành một lớp ánh sáng mờ ảo bao quanh mặt trời. Ảnh chụp bởi tàu quan sát mặt trời của NASA vào ngày 15/2 vừa qua.

270211anhvutru05.jpg


Những dòng vật chất màu sẫm chảy ra từ sườn phía bắc của hố Diophantus trên mặt trăng. Vùng có màu thẫm hơn ở phía trên chính là các đồng bằng bao quanh miệng hố.

kenh14.vn
 
S

scientists

Những hiện tượng kì diệu của thiên nhiên

Đó thực sự là một món quà đặc biệt mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
03.png


Chỉ những người may mắn mới được tận mắt trông thấy những giây phút vô cùng đặc biệt của thiên nhiên.

Vầng hào quang rực rỡ của mặt trăng

2302201101weather.jpg


Sự kết hợp của những đám mây mỏng và những giọt nước nhỏ li ti trong không khí tán sắc ánh sáng từ mặt trăng đã tạo ra một vầng sắc màu lung linh hiếm thấy. Điều đặc biệt là kích cỡ của những giọt nước sẽ quyết định kích thước của vầng sáng, kích thước càng nhỏ thì bán kính vầng sáng càng lớn.

Cầu vồng sương

Có rất nhiều tên gọi cho hiện tượng thường được biết đến là “Cầu vồng sương”, chẳng hạn như những người đi biển gọi chúng là “Chó biển”, phi công thì gọi đó là “Cầu vồng mây”, trong khi một số người khác gọi là “Cầu vồng trắng” bởi chiếc cầu vồng này “thiếu màu” một cách nghiêm trọng!

2302201102weather.jpg


Cầu vồng sương được hình thành từ sự nhiễu xạ ánh sáng qua các giọt nước, nhưng đó là những giọt nước cực kì nhỏ, khiến cho cầu vồng sương chỉ có màu sắc như vậy.

Ảo giác ba mặt trời cùng xuất hiện

2302201103weather.jpg



Thật là khó tin nhưng đúng là người ta đã có ảo giác nhìn thấy 3 mặt trời “đứng xếp hàng” cạnh nhau. Cho đến nay người ta vẫn chưa giải thích được hiện tượng này, chỉ có một vài giả thuyết cho rằng hiện tượng liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và thấu kính trong khí quyển mà thôi.

Ánh sáng buổi hoàng hôn

5ae2302201104weather.jpg


Hãy cầu sự may mắn cho mình để được chiêm ngưỡng từng đường nét của tia sáng mặt trời mạnh mẽ và rực sáng trong buổi hoàng hôn như bức ảnh này.

Mây sà xuống mặt đất

2302201105weather.jpg


Những đám mây này chỉ cách mặt đất chừng 100-200 mét và thực sự là một hiện tượng tự nhiên hiếm thấy. Con người có thể xác định chính xác vị trí những đám mây như thế này xuất hiện. Những đám mây được xếp vào loại mây cuộn, hình thành ở những khu vực có độ ẩm cao.

Đám mây có hình dạng thấu kính

2302201106weather.jpg


Đây có phải là chiếc phi thuyền của người ngoài hành tinh? Tất nhiên là không phải rồi, và cảnh tượng này cũng chỉ xuất hiện trong vài giây thôi. Đám mây như thế này không phải chỉ xuất hiện trong hình dạng của chiếc phi thuyền, chúng còn có dạng một thấu kính chồng, thấu kính đơn hoặc đơn giản là một đám mây dài đặc biệt.

Mây dạng thấu kính được hình thành từ lượng hơi ẩm ngưng tụ đi qua vùng núi khiến chung bị chia tách. Sau đó lại hội tự lại thành một đám mây bay hơi một lần nữa và có hình dạng như trong bức ảnh.

“Sóng trời”

2302201107weather.jpg


Bạn có tin không, nhưng đúng là những đám mây tụ lại và di chuyển “rập rờn” như những đợt sóng trên trời. Đó là một trong những chuyển động sóng đặc biệt nhất của tự nhiên. Những đám mây bắt đầu hình thành “hút” không khi đi lên đạt đến sự ổn định rồi lại “chìm” xuống tạo đà cho các đợt sóng mây tiếp theo. Hiện tượng này gọi là “sóng trọng lực”.

Rất nhiều cầu vồng sương cùng xuất hiện

2302201108weather.jpg


Một lần nữa thiên nhiên lại mang đến một ảo giác quang học, nhưng ảo giác đó sẽ nhanh chóng ta biến nếu bạn cố gắng tiến gần để quan sát rõ hơn. Gần đây hiện tượng như thế này thường xuất hiện nhiều hơn.

Mây sóng Kelvin Helmholtz

2302201109weather.jpg


Những đám mây “vô tình” tạo ra hình ảnh thật ấn tượng và có chút kì quái. Đám mây cũng không giữ được hình dạng này trên một quãng đường dài, và thường bị ngắt quãng một phần là do gió “cắt qua”.

Mây cuộn

2302201110weather.jpg


Đám mây này dài đến hàng trăm cây số và cuộn tròn liên tục không ngừng. Hiện tượng này xảy ra là bởi luồng không khí lạnh từ một cơn bão ùn ùn kéo đến gặp luồng không khi nóng tạo ra dải mây cuộn khổng lồ.
02.png

ST
 
S

scientists

Hiện tượng thiên nhiên kì thú: Tia hoàng hôn

Tìm hiểu về một trong những hiện tượng tự nhiên độc đáo, đầy ấn tượng mà nhiều người còn chưa biết đến nhé!
02.png


Bạn đã bao giờ chứng kiến cảnh tượng những tia sáng mặt trời khuếch tán ra xung quanh tạo thành hình vòng cung lớn rực rỡ chưa?

141.jpg


Đó là hiện tượng tia hoàng hôn (crepuscular rays) xảy ra khi những cột không khí đầy ánh nắng chiếu trực tiếp thông qua khoảng trống của các đám mây, cành cây hay các tòa nhà tạo thành cảnh tượng ngoạn mục của ánh sáng và bóng tối.

228.jpg

Tia nắng tại suối nước nóng Mammoth ( Vườn quốc gia Yellowstone)

Ngoài “trợ thủ đắc lực” là bóng tối, tia hoàng hôn cần sự trợ giúp của các hạt bụi, tuyết, sương mù hoặc mưa để phản chiếu ánh sáng giúp chúng ta có thể nhìn thấy được.

324.jpg
Công viên Cửa vàng (San Francisco)
418.jpg


Những giờ vào lúc hoàng hôn hay bình minh của một ngày được gọi là giờ chạng vạng (crepuscular hours) và đã được đặt tên cho hiện tượng ánh sáng này. Bình minh hay hoàng hôn là những thời điểm trong ngày mà sự xuất hiện của các tia sáng có sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối rõ rệt nhất, tạo cho nó vẻ đẹp rực rỡ lộng lẫy này.

522.jpg
619.jpg
Quang cảnh tại một bãi đỗ xe ở thành phố Maryland

Các tia sáng thực sự không phải tỏa ra từ một điểm mà gần như là song song với nhau. Tuy nhiên do khoảng cách và luật phân bổ xa gần nên chúng ta có cảm giác chúng như đang tỏa ra xung quanh.

718.jpg
Whakatane, New Zealand
817.jpg
Tỏa sáng giống đèn chiếu công suất lớn

Hiện tượng này xảy ra khi các vật như đỉnh núi, các đám mây, cây cối hay những tòa nhà cao tầng phần nào làm che bóng của tia nắng mặt trời và phân tách chúng thành những vùng sáng và vùng tối riêng biệt như trên.

914.jpg
Cảnh tượng ngoạn mục trên bãi biển

Từ hàng tỷ năm trước, những con người định cư đầu tiên trên toàn thế giới đã được chứng kiến cảnh tượng ngoạn mục này. Những người Hy Lạp cổ đại đã kết hợp hình ảnh của “tia nắng mặt trời tỏa sáng rực rỡ như hào quang” với tín ngưỡng của họ như truyền thuyết về “sợi dây của Maui” của người Maori.

1010.jpg
Cảnh khu rừng tắm trong ánh nắng chói lòa
1113.jpg
Công viên Patrick's Point tại bang California
1211.jpg
Thánh đường thánh Peter của Vatican

Kiến trúc tại các nhà thờ, đền thờ và các khu vực tôn giáo thường được thiết kế để tận dụng hiệu ứng của tia hoàng hôn một cách hiệu quả nhất.

1311.jpg
Nhà thờ The Nativity ( Bethlehem, Israel )
148.jpg
Ánh sáng chiếu rọi ngay bục giảng kinh tại Đại thánh đường Milan

Tia hoàng hôn còn được biết đến với tên là “Chiếc thang của Jacob”, “Đường tới thiên đường”, “Ngón tay Phật”, “Tia sáng Jesus”, “Tia sáng của Chúa”, sunbeams và rất nhiều tên gọi khác. Không hề ngạc nhiên khi rất nhiều tên trong đó mang ý nghĩa tôn giáo vì đối với những người theo đạo tia hoàng hôn giống như một thông điệp từ các vị thần.

153.jpg


Nhạt màu, có màu hơi hồng hoặc tía lúc hoàng hôn và dường như tỏa ra từ dưới đường chân trời làm hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với hiện tượng cột sáng (light pillars).

162.jpg
Hình ảnh với độ tương phản cao
172.jpg
Giống như một bức màn vàng rực che phủ một khoảng trời
182.jpg
Hoàng hôn tại Nam Cực

Công thức tạo nên tia hoàng hôn là : ánh sáng mặt trời + vật che phủ + vật tán xạ. Đơn giản nhưng hiệu quả tạo ra quả thực là tuyệt vời.

192.jpg

kenh14.vn

 
S

scientists

CÁC HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
(Tìm hiểu sơ lược, sau đó mới tìm hiểu sâu hơn)


Bài viết này lấy từ www.thienvanvietnam.org
Người viết : Đặng Vũ Tuấn Sơn


planets_iau.jpg

Hành tinh (planet) là các thiên thể dưới cấp sao, có khối lượng nhiều lần nhỏ hơn các sao. Khối lượng của chúng không đủ để tạo ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân giúp chúng phát sáng được như các ngôi sao nên hành tinh là các thiên thể tối. Chúng chuyển động quanh ngôi sao theo các quĩ đạo hình elip với chu kì xác định.


Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune).

Trước đây chúng ta còn biết đến hành tinh thứ 9 là Pluto (trước đây gọi là Sao Diêm Vương). Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2006, hành tinh này đã được xét lại và với các yếu tố về khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng quá thấp so với 8 hành tinh còn lại, Pluto đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Nó được đưa vào một nhóm thiên thể mới gọi là các “hành tinh lùn” (dwarf planet). Đến nay nhóm này gồm có 5 thành viên là Pluto, Ceres - thiên thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, Eris, Haumea và Makemake. Đây là các thiên thể được coi là trung gian giữa hành tinh và tiểu hành tinh.

8 hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm:
-Các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả
-Các hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh (asteroid) và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.

Dưới đây là một vài thông số cơ bản về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Sao Thuỷ - Mercury

mercury-vaca-0971.jpg
Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin và trộm cắp có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào.
*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)
-Chu kì tự quay : 58,7 ngày
-Khối lượng : 3,3 x 10­23 kg
-Đường kính: 4.878km
-Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K (độ C = K - 273)

-Số vệ tinh: không


Sao Kim – Venus

venus-vaca-8759.jpg
Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp.
*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày
-Chu kì tự quay: 243 ngày
-Khối lượng : 4,87x1024 kg
-Đường kính: 12.104 km
-Nhiệt độ bề mặt: 726K
-Số vệ tinh: không

Trái Đất – Earh

earth-vaca-3260.jpg
*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày
-Chu kì tự quay: 24 giờ
-Khối lượng : 5,98x1024 kg
-Đường kính: 12.756km
-Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K
-Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng

Sao Hoả - Mars

mars-vaca-4782.jpg
Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp - vị thần hiếu chiến mà mỗi nơi thần đi qua thì luôn để lại một màu đỏ của lửa và máu.
*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày
-Chu kì tự quay: 24,6 giờ
-Khối lượng : 6,42x1023 kg
-Đường kính: 6.787km
-Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K
-Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos
Sao Hỏa cũng là hành tinh duy nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) mà con người có thể có cơ hội đặt chân lên trong tương lai (Sao Thủy quá nóng và không có khí quyển, Sao Kim quá độc lại còn nhóm ngoài là các hành tinh khí)
(Còn nữa)
 
S

scientists

Sao Mộc – Jupiter

jupiter-vaca-4791.jpg

Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.
*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 11,86 năm
-Chu kì tự quay: 9,84 giờ
-Khối lượng : 1,9x1027 kg
-Đường kính: 142.796km
-Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)
-Số vệ tinh: 67 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh. Đặc biệt nhất là 4 vệ tinh Galilei do Galileo Galilei phát hiện bằng chiếc kính thiên văn đầu tiên của thế giới. Vệ tinh lớn nhất Ganimede cũng là vệ tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời.

Sao Thổ - Saturn

saturn-vaca-6306.jpg


Nhiều người coi đây là hành tinh đẹp nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) do cái vành đai (Saturn’s ring) đặc biệt của nó. Sao Thổ được đặt tên là Saturn, theo tiếng Hy Lạp là Cronus – cha của thần Zeus, người bị thần Zeus lật đổ khỏi vị trí cai quản các vị thần.

*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm
-Chu kì tự quay: 10,2 giờ
-Khối lượng : 5,69x1026 kg
-Đường kính: 120.660km
-Nhiệt độ bề mặt: 88K
-Số vệ tinh: 62 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai bao quanh.

Sao Thiên Vương – Uranus

uranus-vaca-3954.jpg
Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Ouranos - thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi.
*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm
-Chu kì tự quay: 17,9 giờ
-Khối lượng : 8,68x1025 kg
-Đường kính: 51.118km
-Nhiệt độ bề mặt: 59K
-Số vệ tinh: 27


Sao Hải Vương – Neptune

neptune-vaca-1946.jpg
Được phát hiện ngày 23 tháng 9 năm 1846, hành tinh này được đặt tên là Neptune do nó có màu xanh như nước biển. Neptune theo tiếng Hy Lạp là Poseidon – anh trai của thần Zeus, vị thần cai quản tất cả các đại dương trên thế giới.
*Các số liệu:
-Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km)
-Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm
-Chu kì tự quay: 19,1 giờ
-Khối lượng : 1,02x1026 kg
-Đường kính: 48.600km
-Nhiệt độ bề mặt: 48K
-Số vệ tinh: 14

08-planets.jpg

(So sánh tỷ lệ kích thước của 8 hành tinh và hành tinh lùn Pluto. Sao Mộc lớn nhất rồi tới Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương gần bằng nhau, Trái Đất và Sao Kim gần bằng nhau, rồi tới Sao Hỏa và cuối cùng là Sao Thủy. Pluto nhỏ hơn Sao Thủy khá nhiều)
 
Last edited by a moderator:
S

scientists


Bài viết này lấy từ www.thienvanvietnam.org
Người viết : Đặng Vũ Tuấn Sơn


Năm 2014 đã đến. Trong năm này, chúng ta sẽ có nhiều sự kiện thiên văn đáng chú ý như nguyệt thực toàn phần, điểm trực đối của các hành tinh cũng như cơ hội tương đối lý tưởng để quan sát nhiều trận mưa sao băng lớn. Trong thống kê bên dưới, chúng tôi chỉ xin liệt kê những hiện tượng có thể trực tiếp quan sát tại Việt Nam, hai lần nhật thực và một lần nguyệt thực không thể quan sát đã được bỏ qua.

- 2, 3 tháng 1: Mưa sao băng Quadrantids. Đây là trận mưa sao băng loại trung bình trong năm với mật độ tối đa từ 30 đến 40 sao băng mỗi giờ nếu như điều kiện thời tiết lý tưởng. Do rơi vào đầu tháng âm lịch nên người quan sát ở các khu vực thời tiết cho phép sẽ có nhiều cơ hội theo dõi hiện tượng này. Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát mưa sao băng Quadrantids là rạng sáng ngày 3 tháng 1 với hướng quan sát là bầu trời phía Đông nơi có chòm sao Bootes.

- 5 tháng 1: Sao Mộc tới vị trí trực đối với Mặt Trời so với Trái Đất. Đây là vị trí hành tinh này gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó và phần được chiếu sáng của nó hướng về Trái Đất nhiều nhất. Người quan sát có sự hỗ trợ của các kính thiên văn nghiệp dư có thể ngắm hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời nhân dịp này.

- 8 tháng 4: Sao Hỏa tới vị trí trực đối với Mặt Trời so với Trái Đất. Ở vị trí gần Trái Đất nhất có thể trên quỹ đạo của mình, hành tinh đỏ sẽ cho phép người yêu thích bầu trời quan sát nó qua kính thiên văn. Với mắt thường, tất nhiên bạn vẫn có thể nhìn thấy Sao Hỏa, cũng như với Sao Mộc như trên, nhưng độ sáng của chúng không lớn hơn ngày thường ró rệt.

- 22, 23 tháng 4: Mưa sao băng Lyrids. Đây là trận mưa sao băng nhỏ với chỉ khoảng 20 sao băng mỗi giờ ngay cả khi điều kiện tương đối lý tưởng. Hiện tượng trùng vào thời điểm Trăng bán nguyệt cuối tháng nên ánh Trăng sẽ gây cản trở không nhỏ cho người quan sát.

- 5, 6 tháng 5: Mưa sao băng Eta Aquarids. Trận mưa sao băng cỡ trung bình này có thể cho phép người quan sát thấy hơn 50 sao băng mỗi giờ trong điều kiện không khí cho phép. Nằm gần thời điểm đầu tháng âm lịch nên nếu thời tiết không có biến cố đặc biệt hiện tượng này sẽ khá dễ dàng để có thể quan sát. Thời điểm lý tưởng nhất là sau nửa đêm ngày 5, rạng sáng ngày 6 tháng 5.

- 10 tháng 5: Sao Thổ tới vị trí trực đối với Mặt Trời qua Trái Đất. Vị trí này cho phép người quan sát từ Trái Đất có thể nhìn hành tinh này rõ nhất có thể. Nếu có một chiếc kính thiên văn, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội quan sát hành tinh này cùng vành đai thú vị của nó.

- 7 tháng 6: Mặt Trăng tiến gần Sao Hỏa trên bầu trời. Hai thiên thể sáng của bầu trời đêm sẽ chỉ nằm cách nhau chừng 2 độ trên bầu trời của chúng ta. Đây không phải một hiện tượng đặc biệt, nhưng sẽ là điểm sáng đáng chú ý khi bạn ngắm nhìn bầu trời sau lúc Mặt Trời lặn ngày này.

- 28, 29 tháng 7: Mưa sao băng Delta Aquarids. Trận mưa sao băng nhỏ trong năm. Tuy nhiên cuối tháng 7 khả năng trời ít mây là khá cao cùng với việc không bị ánh Trăng cản trở nên đây có thể cũng là hiện tượng đáng quan sát với người yêu thiên văn.

- 12, 13 tháng 8: Mưa sao băng Perseids. Một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với mật độ thường lên tới hơn 60 sao băng mỗi giờ. Năm 2014, sự có mặt của Mặt Trăng sẽ làm che lấp một phần những sao băng sẽ xuất hiện. Dù vậy, nếu trời không mây đây vẫn sẽ là hiện tượng thiên văn rất đáng quan sát trong năm.

- 29 tháng 8: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối với Mặt Trời qua Trái Đất. Đây là vị trí mà hành tinh này tới gần chúng ta nhất trên quỹ đạo của nó. Dù vậy với khoảng cách qua xa, thực tế chỉ những người quan sát được trang bị kính thiên văn khá mạnh mới có thể thấy nó là một chấm xanh trong ống kính của mình. Do vậy, về cơ bản sự kiện này không có gì đáng chú ý đối với người quan sát nghiệp dư.

- 7 tháng 10: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối. Cũng như Sao Hải Vương, hành tinh này ở quá xa, do vậy nó chỉ được coi là thuận lợi để quan sát với người yêu thiên văn có sự hỗ trợ của kính thiên văn tương có độ phóng đại là chất lượng tương đối cao.

- 8 tháng 10: Nguyệt thực toàn phần. Đây là hiện tượng rất đáng chú ý trong năm 2014. Nguyệt thực sẽ trải trên một dải rộng từ Bắc Mỹ qua Nam Phi, Đông Á và Australia. Việt Nam chúng ta nằm trong khu vực có thể quan sát hiện tượng này.

- 8, 9 tháng 10: Mưa sao băng Draconids. Trận mưa sao băng nhỏ này có mật độ chỉ khoảng 10 sao băng mỗi giờ. Mặt khác, hiện tượng trùng vào thời điểm Trăng tròn, ánh Trăng sẽ che khuất hầu hết các sao băng của nó nên về cơ bản, đây không phải một sự kiện đáng chú ý với người quan sát.

- 22, 23 tháng 10: Mưa sao băng Orionids. Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ khoảng 30 sao băng mỗi giờ. Năm 2014, hiện tượng sẽ diễn ra vào thời điểm không Trăng, do vậy nếu trời ít mây thì đây sẽ là một năm lý tưởng để quan sát mưa sao băng này.

- 5, 6 tháng 11: Mưa sao băng Taurids. Đây chỉ là trận mưa sao băng nhỏ vói trên dưới 10 sao băng mỗi giờ. Xảy ra gần thời điểm Trăng tròn nên cũng như Draconids, mưa sao băng này không phải sự kiện đáng chú ý đối với người yêu thiên văn.

- 17, 18 tháng 11: Mưa sao băng Leonids. Leonids là trận mưa sao băng cỡ trung bình. Năm 2014, với sự vắng mặt của ánh Trăng, người quan sát sẽ có cơ hội lý tưởng để theo dõi hiện tượng này nếu thời tiết thuận lợi.

- 13, 14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất, nó có thể cho phép người quan sát đếm được trên 100 sao băng mỗi giờ. Mặc dù Mặt Trăng sẽ che khuất một số sao băng, nhưng chỉ cần trời ít mấy thì đây vẫn sẽ là một hiện tượng tuyệt vời vì Geminids có những sao băng rất sáng có thể được nhìn thấy ngay cả với sự can thiệp của ánh Trăng.

- 22, 23 tháng 12: Mưa sao băng Ursids. Đây chỉ là một trận mưa sao băng nhỏ. Dù vậy, rơi vào thời điểm không Trăng nên Ursids vẫn có thể cho phép người yêu bầu trời quan sát được một số sao băng của mình.

Chi tiết về thời điểm (giờ : phút) và cách thức quan sát từng hiện tượng cụ thể chúng tôi xin tiếp tục trao đổi cùng độc giả khi tới gần ngày hiện tượng diễn ra.

Chúc các quý độc giả một năm mới nhiều hạnh phúc và thành công!


 
Top Bottom