Hóa [Hóa 8]•..¤Chuyên đề:phân loại phản ứng hóa học& cân bằng PTHH¤..•

B

binbon249

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

gif_icon308.gif
Trong chương trình hóa học 8, gồm có các loại phản ứng hóa học sau:
+ Phản ứng hóa hợp
+ Phản ứng phân hủy
+ Phản ứng oxi hóa- khử
+ Phản ứng thế
gif_icon167.gif
.................................................
Chủ yếu BT của dạng này là phân loại phản ứng hóa học :D
gif_icon308.gif
Một số lưu ý trước khi post bài:
gif_icon308.gif

+ Trước khi post bài tại Topic các bạn nhớ đọc kĩ Nội quy box hóa 8
+ Không post các dạng BT khác tại topic này :)
gook luck !!!!
 
M

mylinh998

II. Phản ứng hóa học:
(*)Phản ứng hóa học là qua trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
(*) Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
(*)Các phản ứng có thể xảy ra:

@};-A+B -> C+D
@};-A+B -> C
@};-A -> C+D

II. Một số định luật cơ bản:
(*) Định luật thành phần không đổi
(%)Nội dung: Một hợp chất, dù điều chế bất kì cách nào, cúng luôn luôn có thành phần không đổi về khối lượng
(%)Ứng dụng: Dựa vào tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố cấu tạo nên một chất là không đổi -> tỉ số nguyên tử không đổi -> lập công thức hóa
học của chất đó.
(*) Định luật bảo toàn khối lượng
(%) Nội dung:Tổng khối lượng chất tham gia = Tổng khối lượng chất tạo thành
(%) Ứng dụng: Tính khối lượng các chất tham gia phản ứng hay chất tạo thành sau phản ứng.
 
Last edited by a moderator:
M

mylinh998

Về mùa hè, thức ăn thường ôi thiu. Vì sao? Đó có phải là sự biến đổi hóa học không?

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học: trứng bị thối, mực hòa tan vào nước, tẩy máu vải xanh thành trắng

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.
 
D

dngoc123

Về mùa hè, thức ăn thường ôi thiu. Vì sao? Đó có phải là sự biến đổi hóa học không?
Là sự biến đổi hóa học vì thức ăn đã biến đổi thành chất khác.

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học: trứng bị thối, mực hòa tan vào nước, tẩy máu vải xanh thành trắng
Trứng thối : hiện tượng hóa học
Mực hòa tan vào nước: hiện tượng vật lí
Tẩy vải xanh thành vải trắng: hiện tượng vật lí

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.
- Diện tích tiếp súc lớn, va chạm mạnh
- Áp suất
- Nhiệt độ
- Chất xúc tác
 
M

mylinh998

@};-@};-@};-Mọi người làm đều đúng cả, nhưng bạn trên sai chỗ này: tẩy vải xanh thành trắng là hiện tượng hóa học chứ!!!@};-@};-@};-

Xét một thí nghiệm

Cho một viên kẽm ([TEX]Zn[/TEX]) nhỏ tác dụng với dung dịch axit sunfuric ([TEX]H_2SO_4[/TEX]), nhận thấy nhiệt độ của ống nghiệm tăng dần. Thể tích khí [TEX]H_2[/TEX] thu được tương ứng với thời gian như sau:

Thể tích (ml)__: 5__15__50__75__83__89__92__93
Thời gian(phút): 1---2---3---4___5-__6___7___8

a, Thể tích [TEX]H_2[/TEX] thu được trong quá trình thay đổi như thế nào?

b, Hãy giải thích vì sao ở thời điểm từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác
 
Last edited by a moderator:
B

binbon249

@};-@};-@};-Mọi người làm đều đúng cả, nhưng bạn trên sai chỗ này: tẩy vải xanh thành trắng là hiện tượng hóa học chứ!!!@};-@};-@};-

Xét một thí nghiệm

Cho một viên kẽm ([TEX]Zn[/TEX]) nhỏ tác dụng với dung dịch axit sunfuric ([TEX]H_2SO_4[/TEX]), nhận thấy nhiệt độ của ống nghiệm tăng dần. Thể tích khí [TEX]H_2[/TEX] thu được tương ứng với thời gian như sau:

Thể tích (ml)__: 5__15__50__75__83__89__92__93
Thời gian(phút): 1---2---3---4___5-__6___7___8

a, Thể tích [TEX]H_2[/TEX] thu được trong quá trình thay đổi như thế nào?

b, Hãy giải thích vì sao ở thời điểm từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác
a) Thể tích H2 thu được tăng dần, tăng nhanh trong khoảng thời gian từ 2-->4
b) Tại vì khi đó Zn bị bào mòn lớp ngoài cùng, mặt tiếp xúc với axit có độ ma sát cao hơn, làm phản ứng nhanh hơn, rồi tới điểm thời gian thứ 5 axit sufuric giảm dần trong ống nghiệm ( do pu với kẽm, tạo ra ZnSO4) nên từ phút thứ 2 đến 4 phản ứng hh xảy ra nhanh hơn mấy phút kia :D
 
M

mylinh998

Khi nung 2,8 silic trong khí oxi cho 6g [TEX]SiO_2[/TEX]. Khi đốt cháy [TEX]SiH_4[/TEX] cần 64g oxi tạo ra 60g [TEX]SiO_2[/TEX] và 36g [TEX]H_2O[/TEX]. Các số liệu trên có phù hợp với định luật thành phần không đổi không?
 
P

paul_ot

TH1:mO2=6-2,8=3,2g(đlbtkl)
--->nO2=3,2/32=0,1(mol)
--->nO=0,1*2=0,2(mol)
-=-->mO=0,2*16=3,2g
(chẳng lẽ mO2=mO-->ko hiểu(???)
Tỉ lệ:mSi/mO=2,8/3,2=7/8
TH2:
mOtrong H2O=36*16/18=32g
mO2trong SiO2=64-32=32g--->mO=32g (???)
Tỉ lệ:mSi/mO=(60-32)/32=7/8
Vậy các số liệu trên phù hợp với định luật thành phần không đổi
Bài này có vài chỗ chưa rõ(???), nhờ gt giúp.tks
 
M

mylinh998

Mình biết một cách đơn giản hơn là dùng tỉ số khối lượng.

Nhưng dù sao bài này mình cũng không hiểu lắm.

Mọi người ai pro thì giải giúp nghen

(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)(*)
 
B

binbon249

Khi nung 2,8 silic trong khí oxi cho 6g [TEX]SiO_2[/TEX]. Khi đốt cháy [TEX]SiH_4[/TEX] cần 64g oxi tạo ra 60g [TEX]SiO_2[/TEX] và 36g [TEX]H_2O[/TEX]. Các số liệu trên có phù hợp với định luật thành phần không đổi không?
Trong TH1:
*Ban đầu: khối lượng của Silic là 2,8 gam, khối lượng của oxi là 3,2 gam
*Khối lượng của SiO2 là 6 gam, suy ra được:
+ số mol của SiO2=0,1 mol --> số mol Si =0,1 mol --> mSi trong SiO2 = 28.0,1=2,8 g---> đúng với định luật thành phần ko đổi
+ Số mol SiO2= 0,1 mol --> số mol O = 0,2 mol --> khối lượng oxi trong SiO2= 0,2.16=3,2 (gam) --> Đúng với định luật thành phần ko đổi
o0o TH2 tương tự nhé ;)
 
Z

zotahoc

1.phản ứng ôxi hoá-khử
2.hình như phản ứng sai rồi bạn Cl đâu ra thế
3.phản ứng hoá hợp
4.phản ứng phân huỷ
5.phản ứng thế
 
M

minhhoang_vip

(1) Phản ứng hoá hợp, phản ứng oxi hoá - khử
(2)
Phản ứng oxi hoá - khử
(3) Phản ứng hoá hợp
(4) Phản ứng phân huỷ

(Dễ thế không biết!)
Bài tiếp nè:
[TEX](1) \ 2KMnO_4 \longrightarrow^{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](2) \ CuO + CO \longrightarrow^{t^o} Cu + CO_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](3) \ CuCO_3 \longrightarrow^{t^o} CuO + CO_2\uparrow[/TEX]
[TEX](4) Zn + HCl \longrightarrow ZnCl_2 + H_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](5) Fe_3O_4 + 4CO \longrightarrow^{t^o} 3Fe + 4CO_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](6) AgNO_3 + NaCl \longrightarrow AgCl \downarrow + NaNO_3[/TEX]

 
B

binbon249

Bài tiếp nè:
[TEX](1) \ 2KMnO_4 \longrightarrow^{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](2) \ CuO + CO \longrightarrow^{t^o} Cu + CO_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](3) \ CuCO_3 \longrightarrow^{t^o} CuO + CO_2\uparrow[/TEX]
[TEX](4) Zn + HCl \longrightarrow ZnCl_2 + H_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](5) Fe_3O_4 + 4CO \longrightarrow^{t^o} 3Fe + 4CO_2 \uparrow[/TEX]
[TEX](6) AgNO_3 + NaCl \longrightarrow AgCl \downarrow + NaNO_3[/TEX]
1) phản ứng phân hủy

2) phản ứng oxh khử

3) phản ứng phân hủy

4) phản ứng trao đổi

5) phản ứng oxh khử

6) phản ứng trao đổi
==========================================

gif.latex
 
G

goodfriend138

cho mình hỏi bài này nhé
cân bằng pthh
Fe2O3+ CO --> FexOy+CO2
FexOy + H2 -->Fe +H2O
FexOy+HCl --> FeCl2y/x +H2O
 
Last edited by a moderator:
Z

zotahoc

cái đầu mình chả hiểu gì cả,mình làm 2 cái cuối
-FexOy + yH2 ------> xFe + yH2O
-Fexoy + 2yHCl --------> xFeCl2y/x + yH2O
 
Top Bottom