[ Axit - Este ] mấy bài nhờ mọi người giúp ha

N

nguyenkien1402

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342. B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456.
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hoà 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là
A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. B. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.
C. HOOC-COOH và 60,00%. D. HOOC-COOH và 42,86%.



Câu 4: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,64 gam. B. 6,84 gam. C. 4,90 gam. D. 6,80 gam.



Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH. B. C2H5-COOH.
C. CH3-COOH. D. HOOC-COOH.
 
M

mi_hu

Câu 1: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342. B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456.

CH3COOH + C2H5OH --> CH3COONa + H2O
lúc đầu: 1 1
p.ứng: 2/3 2/3 2/3 2/3
còn lại: 1/3 1/3 2/3 2/3
===> K = (2/3.2/3) : (1/3.1/3)= 4
CH3COOH + C2H5OH ---> CH3COONa +H20
bdau: 1 x
pu: 0.9 0.9 0.9 0.9
clai: 0.1 x-0.9 0.9 0.9
vi K ko đổi =4 => (0,9^2) : ((0,1.(x-0,9))=4. Từ đây suy ra x
 
M

mi_hu

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hoà 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là
A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.

Câu 2: nCO2=0,3, nNaOH=0,5
Từ dữ kiện trung hòa 0,3 mol X cần 0,5 mol NaOH ta loại được 2 đáp án là C và D. Chỉ còn lại đáp án A và B nên ta cdduowwjc 1 trong 2 axit là HCOOH
Đặt số mol của axit có 1 chức là x, axit có 2 chức là y. Ta có hệ:
x+y=0,3 và x+2y=0,5
---> x=0,1 và y=0,2.
0,1 mol HCOOH cho 0,1 mol CO2 ---> 0,2 mol axit 2 chức cho 0,4 mol CO2
---> axit 2 chức có 2 C ---> đáp án A
 
M

mi_hu

Câu 3: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. B. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.
C. HOOC-COOH và 60,00%. D. HOOC-COOH và 42,86%.

nH2 = 0,2 mol. nCO2 = 0,6 mol
Gọi a,b lần lượt là số mol Y, Z trong từng phần
--> a + 2b = 0,2.2 = 0,4 (1)
Gọi số nguyên tử carbon trong Y, Z là n ta có
--> an + bn = 0,6 (2)
xét n nguyên dương, n >=2 (do axit 2 chức)
TH1: n = 2 => a = 0,2 ; b = 0,1 => CH3COOH và HOOC-COOH
TH2: n = 3 => a = 0 ; b = 0,2 --> loại
các trường hợp n>3 => a< 0 loại
Có Y là CH3COOH, Z là HOOC-COOH --> phần trăm khối lượng Z trong X (ra D thì phải)
Mình cũng chưa nghĩ ra cách nào hay hơn ngoài cách thử các giá trị của n này


 
N

nhoc_maruko9x

Câu 3: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%. B. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.
C. HOOC-COOH và 60,00%. D. HOOC-COOH và 42,86%.
[tex]n_{H_2} = 0.2 \Rightarrow 0.2 < n_X < 0.4[/tex]

[tex]n_{CO_2} = 0.6 \Rightarrow 3 > C > 1.5 \Rightarrow C = 2 \Rightarrow[/tex] X là [tex](COOH)_2[/tex]

[tex]n_X = 0.6/2 = 0.3[/tex], mà [tex]n_{H_2} = 0.2 \Rightarrow n_Z = 0.1 \Rightarrow 42.86%[/tex]

Câu 4: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,64 gam. B. 6,84 gam. C. 4,90 gam. D. 6,80 gam.
[tex]n_{H_2O} = n_{NaOH} = 0.06 \Rightarrow BTKL: m_{muoi'} = 5.48 + 0.06*40 - 0.06*18 = 6.8g[/tex]

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH. B. C2H5-COOH.
C. CH3-COOH. D. HOOC-COOH.
Y có 2C, và có 2 nhóm chức.
 
M

mi_hu

Câu 4: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,64 gam. B. 6,84 gam. C. 4,90 gam. D. 6,80 gam.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH. B. C2H5-COOH.
C. CH3-COOH. D. HOOC-COOH.

Câu 4: Bài này AD ĐL bảo toàn khối lượng. Vì tất cả các chất trong hh tác dụng với NaOH đều sinh ra muối và nước nên ta có:
m(muối) = m(hh ban đầu) + 22.n(phản ứng) = 5,48 + 22. 0,06 = 6,8 --> D

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2 --> Y có 2C
Mà để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH --> Y là axit 2 chức.\
Ta có đáp án là D
 
N

nguyenkien1402

CH3COOH + C2H5OH --> CH3COONa + H2O
lúc đầu: 1 1
p.ứng: 2/3 2/3 2/3 2/3
còn lại: 1/3 1/3 2/3 2/3
===> K = (2/3.2/3) : (1/3.1/3)= 4
CH3COOH + C2H5OH ---> CH3COONa +H20
bdau: 1 x
pu: 0.9 0.9 0.9 0.9
clai: 0.1 x-0.9 0.9 0.9
vi K ko đổi =4 => (0,9^2) : ((0,1.(x-0,9))=4. Từ đây suy ra x

K là gì thế bạn

mi_hu said:
Trích:
Nguyên văn bởi nguyenkien1402
Câu 4: Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,64 gam. B. 6,84 gam. C. 4,90 gam. D. 6,80 gam.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH. B. C2H5-COOH.
C. CH3-COOH. D. HOOC-COOH.


Câu 4: Bài này AD ĐL bảo toàn khối lượng. Vì tất cả các chất trong hh tác dụng với NaOH đều sinh ra muối và nước nên ta có:
m(muối) = m(hh ban đầu) + 22.n(phản ứng) = 5,48 + 22. 0,06 = 6,8 --> D

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2 --> Y có 2C
Mà để trung hoà a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH --> Y là axit 2 chức.\
Ta có đáp án là D

mình ko hỉu câu 4 lắm
số mol nước sinh ra làm sao bằng số mol NaOH đc
mình H2 còn ở các chất cho ban đầu nữa mà
 
M

mi_hu

K là gì thế bạn



mình ko hỉu câu 4 lắm
số mol nước sinh ra làm sao bằng số mol NaOH đc
mình H2 còn ở các chất cho ban đầu nữa mà
Câu 1: K là hằng số cân bằng của phản ứng bạn ạ. Nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ

Câu 4: Từ 3 phươg trình này ta có thể thấy số mol NaOH bằng số mol H2O mà bạn
CH3COOH + NaOH --> CH3COONa + H2O
C6H5OH + NaOH -> C6H5ONa + H2O
C6H5COOH + NaOH --> C6H5COONa + H2O
 
Top Bottom