[ĐH Sinh] Đề & đáp án thi thử Số 01

T

trihoa2112_yds

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đã chuẩn bị xong cho đề đầu tiên, các bạn đăng kí tải đề về làm và GỞI ĐÁP ÁN THEO PHIẾU TRẢ LỜI về EMAIL sinhhoc.hocmai@gmail.com.

Đề phát huy đầy đủ tác dụng của đề thi, mong các bạn căn chuẩn thời gian khi làm bài, tránh làm quá thời gian sẽ mất tính chât của một lần thi.
Các bạn nhớ xem lại SBD và điền vào bài làm để tiện trong việc tổng hợp kết quả và công bố.

Hạn chót nộp bài: 12/04

Chúc các làm bài thật tốt.
Thân!

( P/S: do sai sót trong lúc chuẩn bị, đề có trùng lặp 1 câu, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều, các bạn vẫn làm bài bình thường )
 

Attachments

  • De Chinh Thuc so 01.doc
    98.5 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Đáp án đề thi số 01.

Các bạn tham khảo đáp án do Nhóm tổ chức soạn thảo, có sai sót gì mong các bạn đóng góp ý kiến.
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Kết quả bài làm lần I

Sau đây là kết quả của các bạn than gia làm bài thi thử lần thứ I, Kì thi thử Đại học môn Sinh học năm 2011.

Do sai sót trong khi làm chấm bài. Đối với câu 22 và 25 đáp án đúng là B. Tuy nhiên một số bài đã bị chấm là sai. Vì vậy, tất cả các bài làm SẼ CỘNG THÊM NHỮNG CÂU TRÊN VÀO KẾT QUẢ BÀI LÀM.

Cảm ơn các bạn đã tham gia vào chương trình thi thử lần này.
Trân trọng những lời góp ý của các bạn để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn.

sbd00.png

sbd01.png

sbd03.png

sbd09.png

sbd15.png

sbd17.png

sbd19.png

sbd22.png

sbd26.png

sbd27.png

sbd30.png
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Câu 11: Trong quần thể sinh vật ở cạn gồm các loài: thực vật, châu chấu, gà, chuột, dê, cáo. Nếu quần thể này bị nhiễm độc thì loài sinh vật bị nhiễm độc nặng nhất là:
A. Thực vật ; B. Dê ; C. Cáo ; D. Gà.


Trong đề đợt này, câu trên là câu mà các bạn mắc sai lầm khá nhiều.
Mình xin phân tích một it trong câu hỏi: trong chuỗi thức ăn trên, thực vật là mắt xích đầu tiên, là nơi mà hóa chất đi vào chuỗi; trong khi đó, cáo là mắt xích cuối cùng, nơi cuối cùng của chuỗi thức ăn. Sự tích lũy độc chất càng tăng dần theo mắt xích cao hơn, khi đó mắt xích sau tiêu thụ với số lượng nhiều những mắt xích trước đó. Vì vậy mắt xích nhiễm độc mạnh nhất sẽ là mắt xích cuối cùng. Các bạn nên ghi nhận dạng bài trên.

Các bạn xem lại bài, sau đó có thể thắc mắc và thảo luận trực tiếp tại đây.

Chân thành cảm ơn!
 
L

love_sky

Cho e hỏi những câu này:
Câu 29: e thấy câu D cũng có ý đúng mà, nếu là đa bội chẵn thì cũng sinh sản bình thường. Còn ở câu A, các dạng thể đa bội khác thì ADN đâu có tăng gấp đôi? Nói chung giữa câu A với câu D đều có ý sai ý đúng.(?)
Câu 44: Theo Lí 12 thì tia tử ngoại cũng có khả năng kích thích và ion hóa các nguyên tử mà a??
Câu 25: A giải giùm e bài này nha, e tính hoài cũng ra B!!! Thanks a!
 
T

trihoa2112_yds

Câu 29: e thấy câu D cũng có ý đúng mà, nếu là đa bội chẵn thì cũng sinh sản bình thường. Còn ở câu A, các dạng thể đa bội khác thì ADN đâu có tăng gấp đôi? Nói chung giữa câu A với câu D đều có ý sai ý đúng.(?)

Đề là chọn đáp án đúng nhất. Vì vậy đáp án A đề cập tới đột biến tứ bội, nên trong trường hợp này, nó mai tính chất cục bộ, là điểm sai.
Thứ 2 nếu nói theo thực tế, thì có rất nhiều loài cho dù là đa bội chẳn vẫn không có khả năng thụ tinh, sinh sản ( đa số nếu muốn đều cần tác động sinh sản vô tính ). Còn số ít loài có thể sinh sản bình thường được ( Hihihihi, kiến thức hơi ngoài sách giáo khoa một ít )

Câu 44: Theo Lí 12 thì tia tử ngoại cũng có khả năng kích thích và ion hóa các nguyên tử mà a??

Câu này anh hẹn giải thích sau nha.

Câu 25: A giải giùm e bài này nha, e tính hoài cũng ra B!!! Thanks a!

Đúng câu này đáp án là B rồi, anh làm vội nên không kịp kiểm tra lại đáp án, mọi người thông cảm.:D:p
 
M

minhhung180193

Câu 17: Đáp án A mới đúng anh ơi ! Cô em bảo vậy
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ yếu là?
A.Tế bào bạch cầu nuôi cấy. .Tế bào da người nuôi cấy.
C.Tế bào niêm mạc nuôi cấy. D.Tế bào trứng nuôi cấy.

Câu 19: Cho em hỏi tại sao là C anh ơi ! Em thấy đáp án C chưa thỏa đáng
Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp?
A. Phả hệ C. Di truyền hoá sinh.Đ
B. Di truyền tế bào. D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 13: Sao câu này là A dzạ anh, đáp số câu C có thể đúng không anh vì tên của nó là rừng ngập mặn mà nên em nghĩ các cây này cũng có thể sống ở vùng nước mặn, mà trên thực thế thì độ mặn ngọt mỗi nước lại quy định khác nhau nữa, nên em nghĩ câu này cả A và C đều có thể đúng
Các cây rừng ngập mặn là những loài:
A.Ưa nước lợ, nơi có hoạt động của thủy triều Đ
B.Ưa nước lợ, nơi không có hoạt động của thủy triều
C.Ưa nước mặn, nơi có hoạt động của thủy triều
D.Ưa nước mặn, nơi không có hoạt động của thủy triều
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Câu 17: Đáp án A mới đúng anh ơi ! Cô em bảo vậy
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ yếu là?
A.Tế bào bạch cầu nuôi cấy. .Tế bào da người nuôi cấy.
C.Tế bào niêm mạc nuôi cấy. D.Tế bào trứng nuôi cấy.

Câu 19: Cho em hỏi tại sao là C anh ơi ! Em thấy đáp án C chưa thỏa đáng
Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp?
A. Phả hệ C. Di truyền hoá sinh.Đ
B. Di truyền tế bào. D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 13: Sao câu này là A dzạ anh, đáp số câu C có thể đúng không anh vì tên của nó là rừng ngập mặn mà nên em nghĩ các cây này cũng có thể sống ở vùng nước mặn, mà trên thực thế thì độ mặn ngọt mỗi nước lại quy định khác nhau nữa, nên em nghĩ câu này cả A và C đều có thể đúng
Các cây rừng ngập mặn là những loài:
A.Ưa nước lợ, nơi có hoạt động của thủy triều Đ
B.Ưa nước lợ, nơi không có hoạt động của thủy triều
C.Ưa nước mặn, nơi có hoạt động của thủy triều
D.Ưa nước mặn, nơi không có hoạt động của thủy triều

Xin giải thích cho em thêm về các câu trên.

Với câu 17: trong Y Sinh, bao giờ người ta cũng dùng tế bào niêm mạc nuôi cấy, vì nhiều lí do như những tế bào này phát triển tốt, bền và tính biệt hóa chưa cao, dễ tách và dễ nuôi cấy. Còn sử dụng tế bào bạch cầu, cũng có thể, nhưng anh không thấy người ta thường dùng để nghiên cứu trong Y học, vì các tế bào này mang tính biệt hóa cao, tính chất đặc trưng, sự phát triển cũng như biểu hiện mang tính cục bộ; anh chỉ được học về tế bào niêm mạc nuôi cấy thôi àh.

Câu 19: Đây chính là phương pháp xét nghiệm thai nhi với bệnh Đao thông dụng nhất hiện nay. Thông qua dịch nước ối, sự phân tích các tế bào thai nhi qua dịch sẽ biết được sự sai khác về NST trong thai nhi và đưa ra các kết luận về bệnh Đao đối với thai nhi.

Câu 20: Toàn bộ các khu rừng ngập mặn trên thế giới đều có môi trường nước lợ hết em àh, đây là vùng cửa sông, nước đổ ra biển vì vậy mà nước này bị nước biển và thủy triều xâm nhập gây nên hiện tượng xâm nhập mặn, hay ngập mặn như chúng ta thường nói. Cái này chủ yếu là kiến thức thực tế nua em àh.

Cảm ơn em đã đưa ra các thắc mắc. Nếu có gì sai sót, mong em đưa ý kiến để hoàn thiện.
Thân!
 
M

meokitti26

Anh ơi; câu 32 đáp án sai rùi. a nói bố mẹ bình thường mà. Con gái bị bệnh ở đây sẽ là tớc-nơ XmO
Câu 43 em k ra đáp án nào hít ạ
Do F2 xuất hiện kiểu hình lặn thân đen cánh cụt===> giao tử ab phải là giao tử liên kết ( do ruồi đực k có hoán vị gen) vậy kiểu gen của F1 là AB/ab
ta có 4,5%=50%( ruồi đực).f==> f=9%==> giao tử ab ở ruồi cái là 9%<25%===> giao tử hoán vị (trái với lập luận trên là giao tử liên kết) tần số hoán vị là 2f=18%
nếu có sai sót j mong a và các bạn chỉ giúp.
 
Last edited by a moderator:
M

mars.pipi

e lại xin có ý kiến
Câu 17:
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp nghiên cứu tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ yếu là?
A.Tế bào bạch cầu nuôi cấy. .Tế bào da người nuôi cấy.
C.Tế bào niêm mạc nuôi cấy. D.Tế bào trứng nuôi cấy.
Cô giáo em cũng nói là đáp án A

Câu 19: Cho em hỏi tại sao là C anh ơi ! Em thấy đáp án C chưa thỏa đáng
Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp?
A. Phả hệ C. Di truyền hoá sinh.Đ
B. Di truyền tế bào. D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Cô giáo em trả lời nguyên văn như sau:
Câu này đáp án B.Vì phương pháp tế bào là phương pháp làm tiêu bản tế
bào để quan sát hình dạng, cấu trúc bộ NST qua kính hiển vi.Vì vậy
bằng phương pháp này người ta có thể đếm được trong tế bào sinh dưỡng
của người đó thừa 1 NST thứ 23
-Phương pháp tế bào dùng để phát hiện các bệnh do đột biến số lượng
NST ( lệch bội) hoặc đột biến cấu trúc NST
em nghĩ trc khi ra đề chính thức anh có thể tham khảo 1 số thầy cô dạy môn sinh cho chắc chắn :D
 
T

trihoa2112_yds

Có thể đó là ý kiến của cô em. Anh xin ghi nhận. Những câu anh lấy ra không có câu nào anh tự ra đề hết em àh.
Nguồn trích từ tài liệu của Cô Tổ trưởng tổ sinh Trường THPT chuyên Quang Trung, cùng tuyển tập kiến thức và các đề thi trắc nghiệm do bộ biên soạn giành cho chương trình và cách thi mới.

Còn về câu phương pháp xác định hội chứng Đao, anh sẽ hỏi lại về chuyên nghành. Chúng ta nên hiểu rõ các định nghĩa chuyên nghành rồi mới cho ra những phản biện sau hen.
 
M

mars.pipi

em xin có ý kiến:
câu 19 (em vẫn mong đợi câu trả lời của anh sau khi anh đi tham khảo) nhưng xét về kiến thức phổ thông (không phải kiến thức nào cũng đúng với thực tiễn) thì pp nghiên cứu tế bào học có thể xác định đc nguyên nhân của hội chứng down ( sgk nâng cao - trang 109)
em học chuẩn cơ bản, ko học nâng cao và khi tìm trong sách nâg cao cung ko tìm ra pp Di truyền hoá sinh.

còn trên thực tế pp Di truyền hoá sinh dễ dàng xác định HC Down hơn pp nghiên cứu tế bào học hay ko thì em cũng ko biết?
mà pp nghiên cứu tế bào học là 1 cách gọi khác của pp di tr` tế bào phải ko )nếu ko phải thì ko còn j để nói :()
 
Last edited by a moderator:
M

meokitti26

trong SNC k nói rõ là pp di truyền hóa sinh mà pp nè ở phần di truyền y học tư vấn. Mình thấy biểu hiện của Down cũng rất dễ dàng nhận bik mà nên sd pp nè cũng hiệu quả mà. Còn bệnh tật do đột biến số lượng NST nói chung thì các sách đều nói là dùng pp tế bào vì độ chính xác cao nhất.
A ơi chỉ cho em bài em hỏi vậy bài 43 ấy em đã trình bày lời giải của em ở Trang 1 rùi
 
T

trihoa2112_yds

Anh ơi; câu 32 đáp án sai rùi. a nói bố mẹ bình thường mà. Con gái bị bệnh ở đây sẽ là tớc-nơ XmO
Câu 43 em k ra đáp án nào hít ạ
Do F2 xuất hiện kiểu hình lặn thân đen cánh cụt===> giao tử ab phải là giao tử liên kết ( do ruồi đực k có hoán vị gen) vậy kiểu gen của F1 là AB/ab
ta có 4,5%=50%( ruồi đực).f==> f=9%==> giao tử ab ở ruồi cái là 9%<25%===> giao tử hoán vị (trái với lập luận trên là giao tử liên kết) tần số hoán vị là 2f=18%
nếu có sai sót j mong a và các bạn chỉ giúp.

Câu 32: Em xem lại nha, bệnh ở đây chúng ta xét đến bệnh mù màu. Không liên quan đến chuyện Tocno như em đề cập. Anh vẫn chưa hiểu ý em cho lắm.

Câu 43: Câu này thì em nên chú ý: đối với ruồi giấm thì hoán vị chỉ xảy ra một bên, và chính xác ở đây là bên cái, còn con đực không bao giờ xảy ra hoán vị. Như vậy thì có lẽ em sẽ làm ra rồi.
 
T

thuhien248

Em đồng ý vs bạn meokitti26. Câu 43 ý là sai đề ạ.
Nếu P là thân xám cánh cụt vs thân đen cánh dài thì mới chuẩn.
Chẳng thể tồn tại câu hỏi như câu 43...cho 2 phần dữ kiện mà chẳng khớp nhau gì...???
Có thể em đã nhầm chỗ nào đó nhưng hiện tại em vẫn k thấy em sai.
Mong anh và các bạn chỉ giúp ạ..!
 
M

meokitti26

Câu 32: Em xem lại nha, bệnh ở đây chúng ta xét đến bệnh mù màu. Không liên quan đến chuyện Tocno như em đề cập. Anh vẫn chưa hiểu ý em cho lắm.

Câu 43: Câu này thì em nên chú ý: đối với ruồi giấm thì hoán vị chỉ xảy ra một bên, và chính xác ở đây là bên cái, còn con đực không bao giờ xảy ra hoán vị. Như vậy thì có lẽ em sẽ làm ra rồi.

Câu 43 vì hoán vị gen xảy ra ở bên cái nên mới có
4,5%=50%( ruồi đực).f
với f là tần só của giao tử ab ở con cái.
bài 32: do bố mẹ có kỉu hình bình thường nên bố phải là [TEX]X^MY [/TEX]nhưng a lại chọn cặp bố mẹ [TEX]X^MX^m.X^mY[/TEX] vậy là sai. Trường hợp bố mẹ bình thường mà sinh ra con gái bị mù màu khi và chỉ khi ng con gái đó đc nhận [TEX]X^m[/TEX] của mẹ và k đc nhận giao tử nào của bố ( vì con gái là XX mà bố lại chỉ có X^M nên nếu con gái k bị toc no thì con gái sẽ nhận[TEX] X^M[/TEX] của bố và sẽ k có con gái nào mù màu)
 
T

trihoa2112_yds

bài 32: do bố mẹ có kỉu hình bình thường nên bố phải là [TEX]X^MY [/TEX]nhưng a lại chọn cặp bố mẹ [TEX]X^MX^m.X^mY[/TEX] vậy là sai. Trường hợp bố mẹ bình thường mà sinh ra con gái bị mù màu khi và chỉ khi ng con gái đó đc nhận [TEX]X^m[/TEX] của mẹ và k đc nhận giao tử nào của bố ( vì con gái là XX mà bố lại chỉ có X^M nên nếu con gái k bị toc no thì con gái sẽ nhận[TEX] X^M[/TEX] của bố và sẽ k có con gái nào mù màu)

Ở câu 43, đúng là đề cho nhầm thật. Bài này anh chỉ nhìn đáp án nên khi chọn đề không được chuẩn xác cho lắm. Có gì sẽ đính chính khi các bạn thắc mắc ở điểm này.

Câu 32: Anh đã xem lại đề và nguyên văn đề là "Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu".Anh nghĩ trong trường hợp này thì đề không sai. Em xem lại giúp anh nha.

Cảm ơn các ý kiến đóng góp cho đề !
 
Top Bottom