[Vật Lý 12] Cực đại cực tiểu trong dao động vuong pha.

D

doanngocmanh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động theo phương trình lần lượt u1=acos(50pi*t+pi/2) cm, u2=acos(50pi*t) cm. vận tốc truyền song 1m/s. hai điểm P, Q thuộc hệ vân giao thoa,voi PS1-PS2=5cm, QS1-QS2=7cm. hỏi P,Q nằm trên đường cực đại hay cực tiểu ???
A. P cực đại, Q cực tiểu
B. P cực tiểu, Q cực đại
C. P, Q thuộc cực tiểu
D.P,Q thuộc cực đại.
 
Last edited by a moderator:
L

leehoangdiep

híc ko biết đơn vị của 2 pt dđ trên,
mình chọn câu C đúng không.:)
 
N

nhoc_maruko9x

Bạn cứ áp dụng công thức với 2 nguồn vuông pha:

Điểm cực đại: [tex]d_2 - d_1 = (k+\frac{1}{2})\lambda[/tex]

Điểm cực tiểu: [tex]d_2 - d_1 = (k-\frac{1}{2})\lambda[/tex]
 
D

doanngocmanh


?? điểm cực đại là [TEX]d_2-d_=k\lambda[/TEX] mà bạn

.
??? ở đây lệch pha nhau 1 goc pi/2 ma` bạn. công thức kia chỉ đúng vs TH cùng pha thôi mà.

Bạn cứ áp dụng công thức với 2 nguồn vuông pha:

Điểm cực đại: [tex]d_2 - d_1 = (k+\frac{1}{2})\lambda[/tex]

Điểm cực tiểu: [tex]d_2 - d_1 = (k-\frac{1}{2})\lambda[/tex]

Mình đọc được 1 số tài liệu là dao động vuông pha thi:
cực đại: d2-d1=(k+1/4)lamda.
cực tiểu: d2-d1=(k+1/4+1/2)lamda.
nhưng ở đây ý mình muốn hỏi là: nguồn S1 sớm pha hơn S2 thì có ảnh hưởng gì ko ? giả sử S1 chậm pha hơn S2 thi the nào ????
 
Last edited by a moderator:
L

leehoangdiep

Mình đọc được 1 số tài liệu là dao động vuông pha thi:
cực đại: d2-d1=(k+1/4)lamda.
cực tiểu: d2-d1=(k+1/4+1/2)lamda.
nhưng ở đây ý mình muốn hỏi là: nguồn S1 sớm pha hơn S2 thì có ảnh hưởng gì ko ? giả sử S1 chậm pha hơn S2 thi the nào ????
ừm mình nhầm ,mà cho dù ngược pha hay cùng pha thì chúng vẫn vuông góc với nhau mà bạn, áp dụng ct trên thôi
 
N

nguyentuvn1994

Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động theo phương trình lần lượt u1=acos(50pi*t+pi/2) cm, u2=acos(50pi*t) cm. vận tốc truyền song 1m/s. hai điểm P, Q thuộc hệ vân giao thoa,voi PS1-PS2=5cm, QS1-QS2=7cm. hỏi P,Q nằm trên đường cực đại hay cực tiểu ???
A. P cực đại, Q cực tiểu
B. P cực tiểu, Q cực đại
C. P, Q thuộc cực tiểu
D.P,Q thuộc cực đại.


Hơ, mình vừa làm bài này xong :)) giống ko khác 1 chữ =))
Bạn dùng công thức sau nhé:
[TEX]\large\Delta \phi= \frac{2\pi (d_1-d_2)}{\lambda} + ( \phi_2 - \phi_1 )[/TEX]
Thay vào tính góc [TEX]\large\Delta \phi[/TEX] với từng điểm P và Q, xét xem [TEX]\large\Delta \phi[/TEX] là dạng [TEX]k2\pi[/TEX] hay là [TEX](m+\frac{1}{2})\lambda[/TEX]

Đáp án A hay sao ấy, ko nhớ rõ :-? ;))
 
H

hocmai7892

Bạn cứ áp dụng công thức với 2 nguồn vuông pha:

Điểm cực đại: [tex]d_2 - d_1 = (k+\frac{1}{2})\lambda[/tex]

Điểm cực tiểu: [tex]d_2 - d_1 = (k-\frac{1}{2})\lambda[/tex]

Bài này thì phải chứng minh lại công thức chứ. Công thức này ko đúng
với lamda = 4 thì thử thay các giá trị vào làm sao ra kết quả = 5 với = 7 được .
Đáp án bài này là =5 là cực đại. =7 là cực tiểu.
 
R

rocky1208

@ All: anh đưa ra đây công thức cho các TH giao thoa sóng :)

Nguồn 1: [TEX]x=A\cos(\omega t)[/TEX]
Nguồn 2: [TEX]x=A\cos(\omega t+\varphi[/TEX]

[TEX]\Delta \varphi=\varphi_1-\varphi_2[/TEX]

1. Hai nguồn cùng pha (đồng bộ) ([TEX]\Delta\varphi=k2\pi[/TEX])

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=(2k+1)\frac{\lambda}{2}[/TEX]​

2. Hai nguồn ngược pha pha ([TEX]\Delta\varphi=(2k+1)\pi[/TEX])
Ngược lại với đồng pha:

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda}{2}[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]​

3. Hai nguồn vuông pha ([TEX]\Delta\varphi=k2\pi+\frac{\pi}{2}[/TEX])

Biên độ của M là: [TEX]A_M=2A\mid\cos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{4})[/TEX]
Vậy:

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{1}{4})\lambda[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{3}{4})\lambda[/TEX]​

Chứng minh gõ hơi dài nhưng rất đơn giản, các em có thể tự xây dựng được. Anh nói qua cách xây dựng như sau:

B1: Lập phường trình sóng tới tại M do hai nguồn theo công thức: [TEX]u_M=A\cos(\omega t +\varphi -\frac{2\pi}{\lambda})[/TEX]

B2: Tổng hợp hai thằng này, theo lượng giác -> biểu thức của biên độ
[TEX]A_M= ...[/TEX] cái gì gì đấy nhưng có chứa một cái [TEX]\cos (....)[/TEX] (trong dấu ngoặc có chứa hiệu [TEX]d_2-d_1[/TEX], các em cứ viết ra là thấy :) )

B3: Biện luận
Dao động cực đại -> biên độ max -> [TEX]\cos (...) =\pm 1[/TEX] ->[TEX]\sin (...)=0[/TEX] -> [TEX](...)=k\pi[/TEX]

Giản ước hết [TEX]\pi[/TEX] rồi rút [TEX]d_2-d_1[/TEX] là ra.

Dao động cực tiểu làm tương tự nhưng chú ý: [TEX]\cos (...)=0[/TEX] -> [TEX](...)=\frac{\pi}{2}+k\pi[/TEX]
Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động theo phương trình lần lượt u1=acos(50pi*t+pi/2) cm, u2=acos(50pi*t) cm. vận tốc truyền song 1m/s. hai điểm P, Q thuộc hệ vân giao thoa,voi PS1-PS2=5cm, QS1-QS2=7cm. hỏi P,Q nằm trên đường cực đại hay cực tiểu ???
A. P cực đại, Q cực tiểu
B. P cực tiểu, Q cực đại
C. P, Q thuộc cực tiểu
D.P,Q thuộc cực đại.

Ốp vào bài này ta được:

Hai nguồn vuông pha.
[TEX]\lambda=vT=4 (cm)[/TEX]

Với P: [TEX]PS_1-PS_2=5cm=(1+\frac{1}{4})\lambda[/TEX] -> cực đại
Với Q: [TEX]QS1-QS2=7cm=(1+\frac{3}{4})\lambda[/TEX]-> cực tiểu


 
Top Bottom