Mình giải cụ thể thế này nhé:
Vì chất hữu cơ A có chứa C, H, O mà tham gia phản ứng được với phức bạc (phản ứng tráng gương) mà thu được Ag, chỉ có thể là các chất hữu cơ có nhóm –CH=O, như vậy sẽ trong phạm vi các chất sau và trong phạm vi của chương trình THPT: anđêhit, HCOOH, Este hoặc muối của HCOOH, gluxit .
(Nhưng ta xét và giải theo CTTQ của anđêhit vì mấy cái đáp án ra toàn anđêhit ^^!)
[ À! Nói trước là mình không gõ bằng CT toán được (thứ 1 vì nhát, thứ 2 vì gõ lâu) nên hơi khó nhìn, các bạn thông cảm ha!]
Vì chưa biết anđêhit là no hay chưa no, đơn hay đa chức nên ta gọi CTTQ của A là: R(CHO)k; Với R là gốc Hiđrocacbon, k là số nhóm chức.
Phương trình như sau:
R(CHO)k + 2k [Ag(NH3)2]OH => RCOONH4+ 2k Ag+ 3k NH3+ k H2O
0,4/2k 0,4mol
Theo đề: dA/O2= 2,125 => MA= 2,125 . 32= 68( g/mol)
Có công thức: CM= n/V
=> Số mol của [Ag(NH3)2]OH = 0,3. 2= 0,6 mol
(0,3 là đơn vị ra lít từ 300ml; 2 là nồng độ mol )
Số mol Ag= 43,2/108= 0.4 mol
* Từ đó ta nhìn lại phương trình, có:
[Ag(NH3)2]OH => Ag
2k mol 2k mol
0,6 mol 0,4mol
=> Số mol của [Ag(NH3)2]OH dư 0,2 mol
Như vậy ta sẽ tính số mol của tất cả các chất trong phương trình trên theo chất có số mol không dư là Ag.
PT => Số mol của A là (0,4/2k) mol =0,2k mol
Mặt khác theo đề cho: ta tính được số mol của A = 13,6/68= 0,2 mol
=> 0,2k= 0,2
=> k=1
Thế vào CTTQ của A: R(CHO)k được RCHO
=> MR(CHO)= MR+ 29= 68
=> MR= 39 => R là gốc C3H3 => Nhìn thì thấy D là hợp lý ko cần quan tân đến có lk đôi hay ba, Chọn D.
Bài này còn nhiều cách suy luận để giải khác nữa, các bạn tham khảo cách này.