[Hoá 12] Các Dạng Toán Còn Nhiều Thắc Mắc !

H

huyzhuyz

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ở đây mình sẽ post các dạng bài toán rất thường gặp trong thi ĐH và những bài toán ấy đa số học sinh vẫn cảm thấy ... hơi khó, nót tẹt ra là lơ mơ. Mục đích muốn ôn tập tổng hợp cho ĐH, có phần giúp ích cho các bạn và với mình nữa, mình coi topic này như một database ^^ ghi lại những dạng bài với mình dễ sai, nhầm. Các bạn ủng hộ nha ^^

BÀI 1


Hóa vô cơ - Những bài toán KL + Axit có tính oxi hóa theo cảm nhận của mình là khó lắm :D. Khó vì chưa biết cách giải thì ngồi đến Tết cũng ko ra. Nhưng nếu bik cách giải rồi thì đơn giản là chỉ lắp công thức vào mà tính ;).

Bạn
matbiec0909 vừa thắc mắc bài này: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=95239
Các bạn xem qua đề bài và nghĩ cách giải. Không được thì lại qua đây nghé phương pháp giải xem có giúp được gì cho các bạn ko nhé ;)

Từ bài toán cơ bản:

*Kim loại tác dụng HNO3

- Luôn có số mol [TEX]NO_3^-[/TEX] trong muối của kim loại bằng số mol e nhận để tạo 1 phân tử sản phẩm khử

- Nếu e nhường (tính theo KL) > e nhận (tính theo sản phẩm khí) thì dung dịch thu được còn chứa muối amoni nitrat NH4NO3 nhận 8 e

* Kim loại tác dụng H2SO4 đặc

- Tương tự trên ta có số mol [TEX]n_{SO_4}^{2-}[/TEX] trong muối KL bằng [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] số mol e nhận.

Mở rộng (cho bài toán trên của chúng mình ^^)

* Khi cho KL vào dung dịch hỗn hợp gồm: HNO3 và H2SO4 đặc thì [TEX]NO_3^-[/TEX] nhận e trước để tạo sản phẩm khử chứa N. [TEX]SO_4^{2-}[/TEX] chỉ nhận e khi [TEX]NO_3^-[/TEX] đã hết. Vậy nếu trong sản phẩm khử có chưa SO2 (hoặc S, H2S) thì dung dịch thu được chỉ chứa muối sunfatH2SO4 dư (nếu có ấy). Khi đó áp dụng: Số mol [TEX]SO_4^{2-}[/TEX] trong muối = [TEX]\frac{1}{2}[/TEX] số mol e nhận tạo các sản phẩm khử .

* Khi cho M (khác kim loại kiềm, Ca, Ba, Sr, Fe) tác dụng dung dịch HNO3 sau pư M dư. Sau đó thêm tiếp 1 axit thường vào thì M tiếp tục phản ứng

[TEX]M[/TEX]dư + [TEX]NO_3^-[/TEX] trong muối + [TEX]H^+[/TEX]thêm \Rightarrow [TEX]M^{n+}[/TEX] + [TEX]H_2O[/TEX] + spk chứa N

Nếu sau pư trên cả M và H+ đều dư M trước H thì còn xảy ra tip phản ứng (tất cả theo thứ tự từ trên xuống nha)
[TEX]M + H^+ \Rightarrow M^{n+} + H_2[/TEX]
Vậy nếu có PƯ này thì dung dịch thu được chỉ chứa muối của axit thêm vào !!!
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Nếu đọc cái trên mà ko hỉu hết thì nhớ các bán phản ứng này cũng coi như là oke.Đây là cách biểu diễn cụ thể cho các lời nói mang tính tổng quát ở trên
Chỉ cần nhớ các bán phản ứng sau:
2HNO3 + 1e = NO3- + N02 + H20
4HN03 + 3e = 3NO3- + NO + 2H20
10HNO3 +8e= 8NO3- +N20 +5H20
Với H2S04
2H2S04 + 2e = (SO4)2- + SO2 + 3H20
 
Last edited by a moderator:
H

huyzhuyz

Độ bất bão hòa. A small problem ^^

BÀI 2

Hóa hữu cơ - Vẽ CTCT và xác định số đồng phân! Theo cảm nhận của mình thì những bài toán dạng nè dễ :p nhưng chúng mình hay bỏ sót. Một cách đơn giản để hình dung ra CTCT là xác định độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ. Vậy độ bất bão hòa là cái gì ? Chẳng qua là tổng số liên kết Pi và số vòng của HCHC đó.

Từ cái cơ bản:


* [TEX]C_nH_{2n+2}[/TEX] là 1 hợp chất hữu cơ no (ankan). [TEX]C_nH_{2n}[/TEX] lại là hợp chất hữu cơ có chứa 1 liên kết Pi hay có nghĩa là ko no (anken) HOẶC nó cũng no nhưng có CTCT dạng vòng (xicloankan). Và các bạn để ý ở 2 CT chung trên hơn kém nhau 2 H. Vậy từ đây ta kết luận cứ có 1 liên kết Pi HOẶC 1 vòng thì giảm 2H ở CTPT.


* Tổng quát: [TEX]C_xH_y[/TEX] nếu no thì y = 2x + 2 phải ko nào ^^. Vậy nếu có vòng hoặc LK Pi thì tổng số vòng và LK Pi sẽ là: [TEX]v+p=\frac{2x+2-y}{2}[/TEX].
Cơ bản đó là Hidrocacbon thuần chỉ có C và H. Còn khi là Dẫn xuất Hidrocacbon (có dị tố khác C và H) thì làm sao đây ;)

*Ta có 3 TH sau:


- Nếu là dẫn xuất halogen thì coi halogen đó là H và ốp luôn CT trên. Ví dụ: [TEX]C_2H_4_Cl_2[/TEX] lẽ ra chỉ có 4H nhưng do có 2 nguyên tử Halogen (clo) nên ta coi có 6H đi và từ CT trên ta thấy chất hữu cơ này no và không có vòng.

- Nếu dị tố là N thì ngược lại ta không cộng thêm cho H nữa mà lại dùng phép trừ. Ví dụ:
[TEX]C_3H_7N[/TEX] lẽ ra có 7H nhưng do có 1 nguyên tử N nên ta chỉ còn 7-1=6H (hiểu máy móc nó là như thế ^^). Dùng CT trên ta có: [TEX]v+p=\frac{2.3+2-6}{2}=1[/TEX]. Vậy có 1 LK Pi hoặc 1 vòng.


- Nếu dị tố là O thì chẳng làm gì với số nguyên tử H cả :p. Mặc kệ nó.

- Còn TH nào nữa thì mình cũng ko bik nha :p.



* Vậy xác định được số vòng và Pi rồi thì chỉ cần phân chia sao cho đủ nữa thôi là xong.
VD: v + p = 2 \Rightarrow có 3 TH: 2 LK Pi; 1 LK Pi 1 vòng hoặc 2 vòng !!!

Giờ thử tính số LK Pi và vòng cho HCHC sau nha: [TEX]CH_4ON_2[/TEX] (đây cũng là chất A trong bài của bạn theboyz : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=1055072#post1055072)

Crted by: huyzhuyz :p
 
Last edited by a moderator:
H

huyzhuyz

Bán kính ion nguyên tử

BÀI 3

Kích thước nguyên tử và ion. 0,2 - 0.4 điểm ĐH !

*Từ cái cơ bản:

- Thứ nhất bán kính nguyên tử là gì? Đó là nửa khoảng cách ngắn nhất giữa 2 nguyên tử trong đơn chất. Và bán kính này không cố định.
- Thứ 2 đó là cái bảng tuần hoàn của các bạn đấy. Lý thuyết trong SGK: đi từ trái sang phải trong một chu kỳ thì bán kính nguyên tử giảm, đi từ trên xuống dưới trong một nhóm bán kính nguyên tử tăng. Một vài ngoại lệ không đáng kể :D.


* Mở rộng ra:

- So sánh giữa các nguyên tử với nhau thì dễ vậy rùi. Nhưng các ion (do các nguyên tử nhường hay nhận e) thì cũng lằng nhằng dễ nhầm lém :D. Có 2 dạng so sánh bán kính ion sau:

. Dạng 1 xét nguyên tử tạo nên ion đó có số lớp e thế nào với nhau.
VD: 2 ion Na+ và K+ được tạo nên từ nguyên tư Na 3 lớp e, nguyên tử K 4 lớp e \Rightarrow [TEX]R_{Na^+}<R_{K^+}[/TEX]

. Dạng 2 là dạng thường gặp. Ng ta cho các ion xen lẫn cả nguyên tử có cùng số e. Đầu tiên vẫn xét số lớp e của nguyên tử tạo nên ion. Sau đó xét tiếp đến số proton trong hạt nhân của nguyên tử nếu nguyên tử nào có nhiều p hơn thì ion nguyên tử đó có bán kinh nhỏ hơn.
> Giải thích như sau: cùng số e, ion nào có p nhiều hơn thì lực hút giữa hạt nhân và lớp e ngoài cùng càng lớn làm cho bán kính ion càng nhỏ. (chú ý là lực hút này không dàn đều cho các e mà càng nhiều p, e thì lực này càng tăng).

VD: so sánh bán kinh các ion, nguyên tử sau: [TEX]Ne, Na^+, Mg^{2+}, F^-,O^{2-}[/TEX]

* Cách làm:

_ Đầu tiên xét lớp trước: [TEX]Na^+, Mg^{2+}[/TEX] đều có 3 lớp e trong khi các đối thủ còn lại chỉ có 2 lớp. Vậy được 2 dãy với bán kính dãy 1 lớn hơn dãy 2.
_ Dãy 1: gồm [TEX]Na^+, Mg^{2+}[/TEX] đều có 10e. Nhưng hạt nhân Na có 11p, hạt nhân Mg có 12p. Vậy [TEX]R_{Na^+}>R_{Mg^{2+}}[/TEX]
_ Dãy 2: gồm [TEX]Ne, F^-, O^{2-}[/TEX] cũng đều có 10e. Nhưng hạt nhân Ne có 10p, F có 9p và O có 8p. Vậy [TEX]R_{O^2-}>R_{F^-}>R_{Ne}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
V

vanculete

CH4NO2 : 4=1+3 => hợp chất này no

mình có công thức tổng quoát hơn nhiều

độ chưa no ( độ bất bão hoà )

denta= {1+xi(ni-2)}/2 trong đó xi số lượng nguyên tử i , ni hoá trị của nguyên tử i
 
H

huyzhuyz

Thân ^^

CH4NO2 : 4=1+3 => hợp chất này no

mình có công thức tổng quoát hơn nhiều

độ chưa no ( độ bất bão hoà )

denta= {1+xi(ni-2)}/2 trong đó xi số lượng nguyên tử i , ni hoá trị của nguyên tử i

Bạn xem lại CTPT cho mình nha. CTPT của mình là CH4ON2 (phân ure) và tính độ bất bão hòa là 1 \Rightarrow Có 1 pi vì HCHC kia ko thể có dạng vòng !!. CTPT của bạn là CH4NO2 !! CTPT này sai mà !!! :confused:
 
H

huyzhuyz

Bài tập

CÁC BÀI TOÁN ĐIỆN PHÂN, ĂN MÒN KIM LOẠI

Câu 1(B-09): Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860s. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là

A. 4,06
B. 2,70
C. 1,35
D. 5,4


Câu 2 (B-07): Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là

A. 2b=a
B. b<2a
C. b=2a
D. b>2a


Câu 3 (B-07): Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl, FeCl3, HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp ăn mòn điện hóa là

A. 1
B. 2
C. 3
D. 0


Câu 4: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thì thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua:

A. KCl
B. NaCl
C. LiCl
D. RbCl


Câu 5: Khi điện phân dung dịch KCl có màng ngăn thì ở catot thu được

A. Cl2
B. H2
C. KOH và H2
D. Cl2 và H2
 
Last edited by a moderator:
H

huyzhuyz

CÁC BÀI TOÁN ĐIỆN PHÂN, ĂN MÒN KIM LOẠI (5 câu tiếp)
..................................................
 
L

levanbinh16

công thức tính độ bất bão hòa sao cậu không viết tổng quát luôn

1 chất có CTPT [TEX]C_xH_yO_zN_t[/TEX]

sẽ có độ bất bão hòa (số liên kết pi)[TEX] = (2x + 2 + t - y)/2[/TEX]
 
H

huyzhuyz

Điện phân !

HIỆN TƯỢNG ANOT TAN
:M38:

Điện phân dung dịch muối của kim loại M (khác nhóm IA, IIA, Al)axit vô cơ có chứa nguyên tố Oxi (cái nầy để đảm bảo các anion gốc ax không nhận e ý mà :khi (60):) với anot là Kim loại R (đứng trước M và khác KL kiềm, Ca, Ba, Sr) HOẶC anot là M. Quá trình điện phân:

(*)Trên catot (cực âm):
[TEX]M^{n+} + n.e = M[/TEX]
(*)Trên anot (cực dương):
[TEX]R = R^{x+} +x.e[/TEX] (nếu anot là R)

\Rightarrow Phản ứng điện phân:
[TEX]nR (anot) + xM^{n+} = nR^{x+} (anot tan) + xM (catot)[/TEX]

- Nếu anot là chính M thì lượng muối trong dung dịch không đổi, khối lượng anot giảm bao nhiêu gam thì catot tăng bấy nhiêu gam. Trong TH anot tan thì việc tính số mol e có thể tính theo lượng anot tan hoặc lượng KL sinh ra trên catot. :khi (71):

VD: Điện phân 200ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,1M với anot bằng Cu, cương độ dòng điện 5A, sau một thời gian thấy anot giảm 1,28 gam. Biết hiệu suất điện phân là 100%. Thời gian điện phân là:
A. 386 giây
B. 1158 giây
C. 772 giây
D. 965 giây
 
P

phuclun

CẬu có mấy bài điện phân hỗn hợp dung dịch mà chỉ cho biết thời gian, cường độ dòng điện, số mol mỗi chất => số mol khí trong thời gian đó
 
H

huyzhuyz

CẬu có mấy bài điện phân hỗn hợp dung dịch mà chỉ cho biết thời gian, cường độ dòng điện, số mol mỗi chất => số mol khí trong thời gian đó

Câu 1: Tiến hành điện phân 200ml dung dịch gồm HCl 0,6M và CuSO4 1M với cường độ dòng điện 1,34 A trong thời gian 4 giờ. Hiệu suất điện phân 100%. Thể tích khí đktc thoát ra trên anot là:

A. 1.344 lít
B. 1.568 lít
C. 1.792 lít
D. 2.016 lít


Câu 2:Điện phân 100ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100% với cường độ dòng điện là 9,65A đến khi ở catot bắt đầu thoát khí thì thời gian điện phân là:

A. 1000 giây
B. 1500 giây
C. 2000 giây
D. 2500 giây
 
Last edited by a moderator:
T

trungtunguyen

Câu 1: Tiến hành điện phân 200ml dung dịch gồm HCl 0,6M và CuSO4 với cường độ dòng điện 1,34 A trong thời gian 4 giờ. Hiệu suất điện phân 100%. Thể tích khí đktc thoát ra trên anot là:

A. 1.344 lít
B. 1.568 lít
C. 1.792 lít
D. 2.016 lít


Câu 2:Điện phân 100ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100% với cường độ dòng điện là 9,65A đến khi ở catot bắt đầu thoát khí thì thời gian điện phân là:

A. 1000 giây
B. 1500 giây
C. 2000 giây
D. 2500 giây
đúng ko bạn********************************************************???????
............................................................
 
H

huyzhuyz

BÀI TOÁN CO2 TÁC DỤNG VỚI HÔN HỢP 2 DUNG DỊCH KIỀM MOH VÀ R(OH)2

Mình sẽ lấy ví dụ 2 bài ở đề thi ĐH khối A - 2008 và A - 2009 để các bạn thấy dạng bài này phổ biến và cách làm dưới đây là đúng đắn:

VD 1: Cho 0,448 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 1,182
B. 3,940
C. 2,364
D. 1,970

VD 2: Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,02M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 2,00
B. 4,00
C. 6,00
D. 8,00


Các bạn thử làm xem nó có lằng nhằng ko ná ;). Có thể có nhiều bạn làm theo cách cho rằng CO2 sẽ phản ứng với MOH trước sau đó nếu dư CO2 thì pư tiếp với R(OH)2 hoặc nếu CO2 ko dư thì sau khi pư với MOH trước sẽ tạo muối axit MHCO3 sau đó muối axit này tác dụng với R(OH)2 cho kết tủa. Nếu làm cách này các bạn chỉ làm được ví dụ 1. Đến ví dụ 2 sẽ ra kết quả là 2 gam trong khi đáp án đúng là 4 gam ^^!. Sai chẳng qua vì CO2 tác dụng đồng thời với cả 2 hidroxit chứ không ưu tiên ai trước. Vậy đến đây bài toán trở nên lằng nhằng phức tạp rùi ^^!. Chúng ta sẽ làm như sau:

Đây là dạng bài toán cho CO2 tác dụng với hỗn hợp 2 dung dịch R(OH)2 và MOH (M: kiềm; R: Ba, Ca, ...). Người ta cho tất cả dữ kiện số mol ban đầu, bắt tính khối lượng RCO3 thu được !

(*) Đầu tiên: so sánh số mol của [TEX]CO_2[/TEX] và [TEX]OH^-[/TEX] ([TEX]n_{OH^-}=2.n{R(OH)_2}+n_{MOH}[/TEX]).
- TH 1: [TEX]n_{OH^-}\geq 2n_{CO_2}[/TEX] \Rightarrow [TEX]n_{CO_3^{2-}}=n_{CO_2}[/TEX]
- TH 2: [TEX]n_{OH^-}\leq n_{CO_2}[/TEX] \Rightarrow [TEX]n_{CO_3^{2-}}[/TEX] thu được = 0
- TH 3: [TEX]n_{CO_2}<n_{OH^-}<2n_{CO_2}[/TEX] \Rightarrow [TEX]n_{CO_3^{2-}}=n_{OH^-}-n_{CO_2}[/TEX]
(*) Bước quan trọng: sau khi làm xong phần trên so sánh tip số mol [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] thu được với số mol [TEX]R^{2+}[/TEX] để suy ra số mol RCO3 thu được (tính theo số mol nhỏ hơn)


Bạn nào muốn CM những CT trên thì viết 2 phương trình ion ra sẽ thấy TH 1 và TH 2 hiển nhiên đúng rồi. Còn TH 3 các bạn tính số mol [TEX]OH^-[/TEX] và [TEX]CO_2[/TEX] theo số mol 2 ion [TEX]HCO_3^-[/TEX] và [TEX]CO_3^{2-}[/TEX]. Theo mình nhớ máy móc cũng okj rùi ;)


Chú ý bài toán ngược khi họ cho khối lượng kết tủa bắt tính thể tích CO2 thì thay vào TH 1 và TH 3 ta được 2 nghiệm !. <+++ Mình đã bị nhầm :(
 
Last edited by a moderator:
V

vanculete

mình không cần chứng minh

nhưng bản chất cái này chỉ đúng với 2 bác cùng họ cùng kiềm hoặc cùng kiềm thổ

đối với 2 bác khác họ , sẽ xày ra các giai đoạn sau ( Vd :Ba(OH)2 ; NaOH )

GĐ1 : Ba(OH)2 +CO2 = BaCO3 + H20

GĐ2: NaOH + CO2 = Na2CO3 +H20

GĐ3 : Na2CO3 +CO2 +H2O =NaHCO3

GĐ4 : BaCO3 +CO2 +H2O = Ba(HCO3 )2

VÀ bài này mình không phải so sánh , hay gì gì , mà chỉ cần lắp vào cái biểu đồ cũ díc , gạt một cái đường ngang
 
S

silvery21

thanks c nhưng có thể cho thêm nh` bài về dạng này .........hợac có chuyên đề j hem post lên đi .....cái này thi ĐH hơi nh`;))
vs nại bài này có TH ra 2 kq ma` .......chưa thấy lưu ý ở trên
cả cách = đồ thị nữa
 
Last edited by a moderator:
H

huyzhuyz

mình không cần chứng minh

nhưng bản chất cái này chỉ đúng với 2 bác cùng họ cùng kiềm hoặc cùng kiềm thổ

đối với 2 bác khác họ , sẽ xày ra các giai đoạn sau ( Vd :Ba(OH)2 ; NaOH )

GĐ1 : Ba(OH)2 +CO2 = BaCO3 + H20

GĐ2: NaOH + CO2 = Na2CO3 +H20

GĐ3 : Na2CO3 +CO2 +H2O =NaHCO3

GĐ4 : BaCO3 +CO2 +H2O = Ba(HCO3 )2

VÀ bài này mình không phải so sánh , hay gì gì , mà chỉ cần lắp vào cái biểu đồ cũ díc , gạt một cái đường ngang

Các phản ứng đều diễn ra đồng thời bạn à ! Không có cơ sở nào để nói cái này trước cái kia cả. Tại sao Ba(OH)2 lại tác dụng với CO2 trước ;) - không thể hoàn toàn như vậy được. Bạn sai rồi. Những dạng toán này so sánh là nhanh nhất. Chỉ nhớ máy móc cũng okj.
 
Last edited by a moderator:
H

huyzhuyz

thanks c nhưng ó thể cho thêm nh` bài về dạng này .........hợac có chuyên đề j hem post lên đi .....cái này thi ĐH hơi nh`;))
vs nại bài này có TH ra 2 kq ma` .......chưa thấy lưu ý ở trên
cả cách = đồ thị nữa

À rồi. TH 1 và TH 3 là 2 nghiệm. Mình quên mất TH 1 ^^!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom