[sinh 8]chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ

D

duyanh_12345

Câu 13:So sánh tính chất của phạn xạ có điệu kiện và ko điều kiện ?

Tính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

2. Bẩm sinh
3. Bền vững
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại

5. Số lượng có hạn
6. Cung phản xạ đơn giản
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống


Tính chất của phản xạ có điều kiện
1’. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện
2’. Được thành lập ngay trong đời sống
3’. Dễ mất khi không cũng cố
4’. Có tính chất cá thể

5’. Số lượng không hạn định
6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời
7’. Trung ương nằm ở vỏ não

p/s: Chuyện, thế mới là đệ tử chớ=))
Cái này chép sgk ra, sư mẫu hỏi làm gì???
 
L

letrang3003

thảo nào giông sach ế ! mi cái ni sư mẫu phải thuôc mơi zui :((
Câu 14: Nêu quá trình thu nhận kich thích của sóng âm ?
Cái nì su mẫu cũng thuộc ùi !!
THuộc theo " trí nhớ siêu đẳng " :))
 
D

duyanh_12345

Câu 14: Nêu quá trình thu nhận kich thích của sóng âm ?

Để có thể tiếp nhận được âm thanh, trước tiên sóng âm ấy phải thuộc tần số dao động mà con người có thể nghe được --> sóng âm truyền vào được vành tai đón lấy --> truyền qua ống tai --> làm rung màng nhĩ (đây là phần ở tai ngoài) --> chuỗi xương tai tiếp liền với màng nhĩ ở phía trong (làm nhiệm vụ khuyếch đại âm thanh) gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp --> truyền đến cửa bầu dục (cái này là phần diễn ra ở tai giữa) --> truyền đến bên tai trong gây chuyển động ngoại dịch --> chuyển động nội dịch (ốc tai màng). tác động lên cơ quan Coocti --> truyền về trung ương thần kinh theo dây thần kinh VIII (dây thính giác) đến thùy Thái dương (ta cảm nhận được âm thanh)

Thông tin ngoài sgk nè
+các tế bào thụ cảm thính giác là các tế bào có tiêm mao nằm chen giữa các tế bào đệm tạo thành cơ quan Coocti. các tế bào thụ cảm thính giác gồm 4-5 dãy (1 dãy trong và 3-4 dãy ngoài) chạy suốt dọc màng cơ sở. tùy theo âm cao (thanh), thấp (trầm) hay to, nhỏ mà các tế bào thụ cảm thính giác ở các vùng khác nhau trên cơ quan Coocti bị hưng phấn.
+ các âm cao gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác ở đoạn gần cửa bầu, còn các âm thấp gây hưng phấn mạnh các tế bào thụ cảm ở gần đỉnh ốc tai.
+ các âm nhỏ (yếu) chỉ gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác ở ngoài cùng (vì ngưỡng kích thích của các tế bào này thấp), trong khi các tế bào ở dãy trong (có ngưỡng kích thích của các tế bào cao dần) lại chỉ hưng phấn đối với các âm to (mạnh). ngưỡng kích thích cao nhất là thuộc các tế bào dãy trong cùng gần trụ ốc.
+khi các tế bào thụ cảm cảm thính giác bị hưng phấn sẽ làm xuất hiện xung thần kinh ở các tế bào kinh thính giác tiếp xúc với các tế bào này và truyền về trung khu thính giác ở vùng thái dương theo nhánh ốc tai của dây thần kinh.
Nguồn: Y a hú;))

p/s: Bài này con lên chinh phục ông thầy khó tính nhất trường -> 10 ạk ^o^
Nhưng mà hổng nhớ lém, hìhì
* Đại chiến tranh giành sư phụ=))
 
Last edited by a moderator:
L

letrang3003

he he ......
Câu 14:Ta có thể xác định được âm thanh từ bên nào ( trái hay phải)?
Câu 15: Nêu cách vệ sinh tai ?
Câu 16:Nêu cách bảo vệ tai?
Câu 17:Nêu cấu tạo các bộ phân của tai phù hợp với các chứng năng ?
Câu 18:Trong các bộ phận của tai , bộ phận nào quan trọng nhất?
Cứ tạm thời 5 câu hỏi này trước nha ^^ .
Các bạn cứ từ từ trả lời nha ^^.
Bạn nào trả lơi 4/5 thì bổ nhiệm luôn làm nhóm trưởng ;;) .
@ đệ tư : Định tranh giành sư phụ hả . ke ke ..... đc lứm , đi hỏi sư phụ con đi .
Nói trước ứ cơi bẩn đâu đấy :)) =)) , mà con định tranh giành sao đây?
 
T

thaophuongnguyenxinh

he he ......
Câu 14:Ta có thể xác định được âm thanh từ bên nào ( trái hay phải)?
Câu 15: Nêu cách vệ sinh tai ?
Câu 16:Nêu cách bảo vệ tai?
Câu 17:Nêu cấu tạo các bộ phân của tai phù hợp với các chứng năng ?
Câu 18:Trong các bộ phận của tai , bộ phận nào quan trọng nhất?
Cứ tạm thời 5 câu hỏi này trước nha ^^ .
Các bạn cứ từ từ trả lời nha ^^.
Bạn nào trả lơi 4/5 thì bổ nhiệm luôn làm nhóm trưởng ;;) .


Câu 14 : Ý như bài trên :p

Câu 15:

Cách vệ sinh tai là :

- Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra, có tác dụng ngăn bụi, nên thường xuyên phải lau rửa bằng tăm bông, đặc biệt ko dùng những vật sắc nhọn để ngoáy tai. Có thể làm thủng màng nhĩ
- Cần giữ gìn vệ sinh họng. Viêm họng là con đường gián tiếp gây viêm tai nhờ vòi nhĩ
- Không nên ở những nơi có tiếng ồn mạnh tác dụng sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, giảm tính đàn hồi của màng nhĩ. Nếu có tiếng động mạnh bất ngờ có thể làm rách màng nhĩ, tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác, có thể gây điếc.

Câu 16:

Cách bảo vệ tai là:
- Cần tránh những tiếng động, tiếng ồn mạnh mẽ tác động đến tai
- Không nên dùng những vật lạ chọc ngoáy vào tai
......... ( chẳng nghĩ dc nữa) :D

Câu 17:

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong

- Tai ngoài gồm vành tai hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm.

- Tai giữa là 1 khoang xương, trong có chuỗi xương tai: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa gắn vs màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa vs tai trong.
Khoang tai giữa thông vs hầu nhờ vòi nhĩ đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ dc cân bằng.

- Tai trong gồm 2 bộ phận :
+ Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian=> cân bằng
+ Ốc tai thu nhận kích thick của sóng âm. Ốc tai gồm ốc tai xương và ốc tai màng.
Ốc tai màng là 1 ống chạy suốt dọc ốc tai xương cuốn quanh trụ ốc 2 vòng rưỡi. Gồm màng tiền đình phía trên, màng cơ sở phía dưới, màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. màng cơ sở có 24000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau: dài ở đỉnh ốc, ngắn dần khi xuống miệng ốc . Chúng chăng từ trụ ốc sang thành ốc.
Trên màng cơ sở có cơ quan Cooocti, trong chứa Tb thụ cảm thính giác.

Câu 18

Trong các bộ phận của tai thì màng nhĩ là quan trọng nhất, vì :

- Mãng nhĩ có nhiệm vụ đưa âm thanh từ tai ngoài vào bên trong. Nếu màng nhĩ bị tổn thương thì tức là màng nhĩ đã mất tính đàn hồi, ko còn khả năng ruyền sóng âm nữa thì ta sẽ ko nghe thấy j
- Vậy nên cần phải bảo vệ màng nhĩ bởi những vật lạ sắc nhọn.


Chẳng bjt ổn chưa :)
 
T

thaophuongnguyenxinh

Thiếu câu 14, nhìn nhầm

Câu 14 nè

Ta xác định dc âm thanh từ bên trái hay phải là vì :

Ta nghe bằng 2 tai. Khi có sóng âm phát ra thì vành tai hứng lấy, đưa sóng âm về vùng phân tích là TƯTK, giúp ta nhận bjt dc âm thanh phát ra từ bên trái hay phải.

Vd như:

Có 2 ống cao su dài ngắn khác nhau, 1 cái phễu cao su

Rồi nối 3cái này vs nhau. Ta đưa mồm thổi vào phễu, đầu bên kia ống cao su thì áp vào tai. Âm thanh dc truyền như nhau nhưng tai ta lại cảm giác âm thanh phát ra từ ống có dây ngắn hơn vì dg truyền nó ngắn hơn.

Vậy nên việc xác định âm thanh từ bên phải hay trái cũng là do dg truyền mà tai ta nhận dc

Đoán và nghĩ vậy ;)
 
L

letrang3003

Câu 16 : thiếu à nhá ;;)) , thui thảo quản lí luôn cái nhóm học sinh nì nhé ;;) .
Cậu chọn ai vô nhóm phó hay trợ lí thi làm nha ^^ . Tớ đứng ngoài cuộc à nha ;;) . có gì tớ sẽ giúp đỡ bạn ;;)
Cho nốt câu 18:Nêu sự điều tiết thể thủy tinh ở mắt cận thị và viễn thị ?
Bùn ngủ quá 0.o
 
C

congchuateen258

học j chua nói mà
ai bít để tham gia cchứ bạn
********************************************************??
 
N

ngoleminhhai12k

@mem: Các bạn đọc kĩ tiêu đề " [sinh 8]chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ."

Pic này lập ra với nội dung ôn và cùng trao đổi để học bộ môn sinh học lớp 8 :|


Nghiêm cấm spam nghệ thuật ! Thank !
 
B

baobinh44

câu 18: ở người cận thị thể thuỷ tinh luôn phồng,mất khả năng co dãn
ở người viễn thị thể thuỷ tinh mất tính đàn hồi,không phồng được
 
L

letrang3003

bổ xung thêm ở người viễn thị còn bị lõa hóa mới đến mất tính đàn hồi, ko phồng dc !
Câu 19 : Cần vệ sinh mắt như thế nào?
 
B

baobinh44

câu 19:cần giữ vệ sinh khi đọc sách để tránh cận thị. tránh đọc ở nơi thiếu ánh sáng hoặc lúc đi tàu xe bị xóc nhiều,thường xuyên rửa mắt bằng nước muối loãng,không dùng chung khăn mặt
 
B

baobinh44

khi thấy ngứa không được dụi tay bẩn,phải nhỏ thuốc mắt,phải thường xuyên đi khám ở các cơ sở y tế
 
L

letrang3003

Vẫn thiếu ! bạn nêu đầu đủ hơn di ! làm bài có chất lượng chút chư :(( .
@cass_dbsk_96 : bạn trả lwofi câu 19 đi ùi hãy kêu tớ đưa ra câu hỏi :(
Mọi người chú ý về câu hỏi của mình nhé :D
Có chất lượng chút :D
 
B

baobinh44

trời vẫn thiếu à,thế thì không biết nữa rồi...........................
 
L

letrang3003

đợi các bạn kahcs trả lời rồi tớ sẽ sửa chỗ mà bạn thiếu nhá :D
 
C

cass_dbsk_96

- Giữ đúng khoảng cách khi đọc sách. Tránh đọc ở nơi thiếu ánh sáng hoặc đi trên tàu xe bị xóc nhiều. Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng , không dùng chung khăn chậu với người bị bênh, không tắm ơ nơi ao tù nước đọng.
- Trong khẩu phần thức ăn nên có các loại thức ăn chúa Vitamin A
- Khi đi bơi nên dùng kính bơi để tránh nước bẩn vào mắt, sau khi bơi xong thì dùng thuốc nhỏ mắt để vệ sinh
p/s:Mình làm không biết đúng không nữa bạn sửa cho mình nhé !!!!
 
U

uocmolamnhavan

bỗ sung thêm:ăn các thức ăn chứa chất vitamin A để tránh nguy cơ giảm thị lực.
 
Last edited by a moderator:
L

letrang3003

uocmolamnhavan : bạn đăng kí vô nhóm học nha :D . hoan nghênh bạn ạ :D
Câu 20:Trình bày cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng .
à bạn cass_dbsk_96 trả lời đầy đủ ùi đấy .
à bổ xung thêm cái phụ nữa là :Khi làm việc ở nhà máy có nhiều bịu kim loại , hoặc làm việc ở chỗ cường độ ánh sáng quá mạnh thì phải đeo kính bảo hộ lao động .:D
 
Top Bottom