[ Sinh 9 ] Bài tập Di Truyền học

V

vanphuoc1029

Thế bạn giải thử bài này giúp mình nhé:
Lai 2 cá thể (bất kì) có kiểu gen như sau: AaBBCcDD x AABbCCdd
Tính số lượng kiểu gen ở F1
 
Last edited by a moderator:
T

tichuot124

Thế bạn giải thử bài này giúp mình nhé:
Lai 2 cá thể (bất kì) có kiểu gen như sau: AaBBCcDD x AABbCCdd
Tính số lượng kiểu gen ở F1
OK.
Ta thấy
* Ở KG AaBBCcDD có 2 cặp dị hợp -->có 4 loại giao tử đc tạo ra
* Ở KG AABbCCdd có 1 cặp dị hợp ---> có 2 loại giao tử đc tạo ra
Vậy có 4 x 2 =8 loại giao tử đc tạo ra
Bạn có thể kiểm tra lại = sơ đồ gen
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
H

hongnhung.97

Lai 1 cặp tính trạng

~~ Ai có bài Toán lai post lên để em luyện ké với ah :-S. Phần này em mới làm có vẻ không chắc ah :-S. Em biện luận tệ quá :((

Bài 1: Ở loài bướm tằm, tính trạng màu sắc của kén do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cho giao phối giữa bướm tằm có kén màu vàng, thu được F1 đều xuất hiện đồng loạt kén màu trắng
a. Những kết luận có thể rút ra được từ phép lai trên là gì? Giải thích và lập sơ đồ lai
b. Trong một phép lai khác giữa 2 bướm tằm P thu được F1 cũng đều có kén màu trắng. Biện luận và lập sơ đồ lai

Bài 2: Ở 1 loài thực vật, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tình trạng quả dài
a. Cho giao phấn giữa 2 dạng đều không thuần chủng với nhau, thu được F1 có tổng số 600 quả. Hãy lập sơ đồ lai và xác định số quả cho mỗi loại kiểu hình F1
b. Trong một phép lai khác, cho cây có quả dài giao phấn với cây khác cũng thu được 600 quả nhưng với hai kiểu hình khác nhau. Giải thích, lập sơ đồ lai và xác định số lượng quả cho mỗi kiểu hình F1

P.s Mấy bài này ở dạng căn bản thôi ah :p [em tìm được mỗi mấy bài này :(]. Anh/chị nào có mấy bài lai 1 cặp tính trạng dạng nâng cao post lên cho em làm ké với ah :x. Cảm ơn anh/chị trước nha:x
 
P

pemivip

Đề thi chuyên KHTN năm nay nè em (phần Toán lai)
Câu 4
Ở một loài côn trùng, người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả như bảng dưới đây.
Noname111.jpg

Hãy giải thích cơ sở di truyền chi phối các tính trạng màu mắt, chiều dài cánh và viết kiểu gen của các cá thể P.
Câu 5
Mèo bình thường có tai không cong. Tuy nhiên, ở một quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này được lai với 10 con cái từ cùng quần thể. Sự phân ly kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong các phép lai này đều là 1 con tai cong : 1 con tai bình thường.
a) Hãy đưa ra hai giả thuyết giải thích sự xuất hiện của con mèo đực tai cong trong quần thể.
b) Nếu chỉ dựa vào các phép lai trên, có thể dự đoán tính trạng tai cong là trội hay lặn không? Giải thích. Làm thế nào để khẳng định tính trạng tai cong là trội hay lặn?
 
T

tichuot124


Bài 1: Ở loài bướm tằm, tính trạng màu sắc của kén do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cho giao phối giữa bướm tằm có kén màu vàng, thu được F1 đều xuất hiện đồng loạt kén màu trắng
a. Những kết luận có thể rút ra được từ phép lai trên là gì? Giải thích và lập sơ đồ lai
b. Trong một phép lai khác giữa 2 bướm tằm P thu được F1 cũng đều có kén màu trắng. Biện luận và lập sơ đồ lai

Em ơi, hình như đề có vấn đề: Ta thấy F1 đồng tính nên P thuần chủng.
Mà nếu P thuần chủng thì kiểu hình của F1 phải giống vs P chứ ??
 
T

tichuot124





Bài 2: Ở 1 loài thực vật, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tình trạng quả dài
a. Cho giao phấn giữa 2 dạng đều không thuần chủng với nhau, thu được F1 có tổng số 600 quả. Hãy lập sơ đồ lai và xác định số quả cho mỗi loại kiểu hình F1
b. Trong một phép lai khác, cho cây có quả dài giao phấn với cây khác cũng thu được 600 quả nhưng với hai kiểu hình khác nhau. Giải thích, lập sơ đồ lai và xác định số lượng quả cho mỗi kiểu hình F1

Anh cũng thử làm coi sao, sợ sai :-SS:-SS:-SS
a: Vì giao phấn giữa 2 dạng ko thuần chủng nên P: Aa x Aa
Xét có đủ điều kiện nghiệm đúng của Men Đen:
P: Aa x Aa
F1: 1AA:2Aa:1aa
Kết quả : 3 tròn : 1 dài
-------> có 600 x 3/4 = 450 quả tròn, 150 quả dài
b: Vì quả dài là tính trạng lặn:
* Nếu lai 2 dạng quả dài thì không tạo đc 2 KH khác nhau
------------> Lai vs dạng quả tròn (1)
Mặt khác tỉ lệ KH 1:1 ( phải lập luận thêm vì trội ht, lai vs tính trạng lặn nên mới có kết quả như vậy)
----> Lai phân tích vs KG trội ko thuần chủng
Sơ đồ lai: P: Aa x aa
F1: 1Aa:1aa
Tương tự câu a :D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D

 
H

hongnhung.97

Đề thi chuyên KHTN năm nay nè em (phần Toán lai)
Câu 4
Ở một loài côn trùng, người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả như bảng dưới đây.
Noname111.jpg

Hãy giải thích cơ sở di truyền chi phối các tính trạng màu mắt, chiều dài cánh và viết kiểu gen của các cá thể P.
Câu 5
Mèo bình thường có tai không cong. Tuy nhiên, ở một quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này được lai với 10 con cái từ cùng quần thể. Sự phân ly kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong các phép lai này đều là 1 con tai cong : 1 con tai bình thường.
a) Hãy đưa ra hai giả thuyết giải thích sự xuất hiện của con mèo đực tai cong trong quần thể.
b) Nếu chỉ dựa vào các phép lai trên, có thể dự đoán tính trạng tai cong là trội hay lặn không? Giải thích. Làm thế nào để khẳng định tính trạng tai cong là trội hay lặn?

Bài 1:
(*) Phép lai 1: mắt nâu, cánh dài x mắt đỏ, cánh ngắn
F1 có kết quả: 75 cá thể mắt nâu, cánh dài : 24 mắt nâu, cánh ngắn = 3:1
- Xét về tính trạng độ dài cánh

[TEX]\frac{canh.dai}{canh.ngan} = \frac{75}{24} = \frac{25}{8} \approx \frac{3}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của định luật phân tính \Rightarrow 2 côn trùng P lai với nhau mang cặp gen dị hợp: Aa.
Quy ước: Gen A: Cánh dài; a: Cánh ngắn
\Rightarrow P: Aa (cánh dài) x Aa (cánh ngắn)

- Xét về tính trạng màu mắt: 100% mắt nâu. Mà đề chưa cho quy ước gen ~~> Chưa thể kết luận

(*) Phép lai 2: mắt đỏ, cánh dài × mắt đỏ, cánh ngắn
F1 có kết quả: 31 mắt nâu, cánh ngắn : 59 mắt đỏ, cánh dài : 30 mắt đỏ, cánh ngắn = 1:2:1
- Xét về tính trạng độ dài cánh

[TEX]\frac{canh.dai}{canh.ngan} = \frac{59}{61} \approx \frac{1}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích. Mà con lai phân tích phân tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trội đã tạo nhiều loại giao tử \Rightarrow mang thể dị hợp [vì không thuần chủng].
\Rightarrow P: Aa x aa

- Xét về tính trạng màu mắt:

[TEX]\frac{mat.do}{mat.nau} = \frac{89}{31} \approx \frac{3}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của định luật phân tính \Rightarrow 2 côn trùng P lai với nhau mang cặp gen dị hợp: Aa.
Quy ước: Gen B: Mắt đỏ; b: Mắt nâu
\Rightarrow P: Bb x Bb

(*) Phép lai 3: mắt đỏ, cánh ngắn × mắt nâu, cánh dài
F1 có kết quả: 41 mắt nâu, cánh dài : 40 mắt nâu, cánh ngắn : 40 mắt đỏ, cánh dài : 39 mắt đỏ, cánh ngắn = 1:1:1:1
- Xét về tính trạng độ dài cánh

[TEX]\frac{canh.dai}{canh.ngan} = \frac{81}{79} \approx \frac{1}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích. Mà con lai phân tích phân tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trội đã tạo nhiều loại giao tử \Rightarrow mang thể dị hợp [vì không thuần chủng].
\Rightarrow P: Aa x aa

- Xét về tính trạng màu mắt:

[TEX]\frac{mat.do}{mat.nau} = \frac{79}{81} \approx \frac{1}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích. Mà con lai phân tích phân tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trội đã tạo nhiều loại giao tử \Rightarrow mang thể dị hợp [vì không thuần chủng].
\Rightarrow P: Bb x bb

~~ [Giải thích cơ sở di truyền là gì em chưa biết đến nên cái đó em chịu :-S]

Câu 5:
a. Do di cư tới quần thể đó hoặc do đột biến
b. Tính trạng trội. Vì theo bài ra: Con đực này được lai với 10 con cái từ cùng quần thể. Sự phân ly kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong các phép lai này đều là 1 con tai cong : 1 con tai bình thường. Mà nếu con đực tai cong là lặn thì 10 con cái đều phải mang gen Aa [dị hợp]. “Mèo bình thường có tai không cong. Tuy nhiên, ở một quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp” ~~> Tai cong rất hiếm ~~> 10 con cái khác nhau trong quần thể dị hợp tử về tai là khó có thể xảy ra

P.s Anh/chị xem rồi sửa hộ em với ah :x. Em cảm ơn trước
 
H

hongnhung.97


Bài 1: Ở loài bướm tằm, tính trạng màu sắc của kén do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cho giao phối giữa bướm tằm có kén màu vàng, thu được F1 đều xuất hiện đồng loạt kén màu trắng
a. Những kết luận có thể rút ra được từ phép lai trên là gì? Giải thích và lập sơ đồ lai
b. Trong một phép lai khác giữa 2 bướm tằm P thu được F1 cũng đều có kén màu trắng. Biện luận và lập sơ đồ lai

Em ơi, hình như đề có vấn đề: Ta thấy F1 đồng tính nên P thuần chủng.
Mà nếu P thuần chủng thì kiểu hình của F1 phải giống vs P chứ ??
Ờ.... Em xin lỗi vì đánh đề mà không kt lại xem đề chính xác chưa ah ... :-S. Cái này trong sách là y như thế [chắc do đánh nhầm :p - chưa tái bản] ~~> Em kiến thức không nhiều, nhưng mạn phép sửa lại đề. Chẳng biết em sửa có đúng không :-S
__________________________________________

Ở loài bướm tằm, tính trạng màu sắc của kén do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cho giao phối giữa bướm tằm có kén màu vàng với màu trắng, thu được F1 đều xuất hiện đồng loạt kén màu trắng
a. Những kết luận có thể rút ra được từ phép lai trên là gì? Giải thích và lập sơ đồ lai
b. Trong một phép lai khác giữa 2 bướm tằm P thu được F1 cũng đều có kén màu trắng. Biện luận và lập sơ đồ lai


P.s Anh/chị kt xem đề em sửa như thế chính xác không ah :-S
 
T

tichuot124

Ở loài bướm tằm, tính trạng màu sắc của kén do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Cho giao phối giữa bướm tằm có kén màu vàng với màu trắng, thu được F1 đều xuất hiện đồng loạt kén màu trắng
a. Những kết luận có thể rút ra được từ phép lai trên là gì? Giải thích và lập sơ đồ lai
b. Trong một phép lai khác giữa 2 bướm tằm P thu được F1 cũng đều có kén màu trắng. Biện luận và lập sơ đồ lai

OK
Vì F1 đồng loạt mang KH màu trắng----> tính trạng kén trắng là tính trạng trội
Quy ước: A: kén trắng a: kén vàng
a: Ta thấy F1 đồng tính -----> P thuần chủng (có 1 hợp tử mang gen lặn aa)
-----------> P: AA x aa
b: Vì kén trắng trội hoàn toàn nên có 2 KG của nó : AA , Aa
Phép lai 1: là câu a
Phép lai 2: AA x Aa
Có lẽ chỉ như thế thui em ạ !:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

 
P

pemivip


Đáp án đây em:
Xét phép lai 1:
- P1: cánh dài × cánh dài \Rightarrow F1: 3 cánh dài : 1 cánh ngắn \Rightarrow cánh dài là trội so với cánh ngắn. Quy ước: B: cánh dài, b: cánh ngắn
P1: Bb × Bb (1)
Xét phép lai 2:
- P2: mắt đỏ × mắt đỏ \Rightarrow F1: 3 mắt đỏ : 1 mắt nâu \Rightarrow mắt đỏ là trội so với mắt nâu. Quy ước: A: mắt đỏ; a: mắt nâu (2)
P2: Aa × Aa
- P2: cánh dài × cánh ngắn \Rightarrow F1: 1 cánh dài : 1 cánh ngắn \Rightarrow P2: Bb × bb
- Đời con có tỉ lệ 1:2:1 ≠ tỉ lệ 3:3:1:1 \Rightarrow có hiện tượng di truyền liên kết.
- Đời con có kiểu hình mắt nâu, cánh ngắn \Rightarrow có kiểu gen ab/ab \Rightarrow nhận 1 giao tử ab từ bố, 1 giao tử ab từ mẹ \Rightarrow P2: AB/ab × Ab/ab
Từ (1), (2) \Rightarrow P1: aB/ab × aB/ab
Xét phép lai 3:
- P3: mắt đỏ × mắt nâu \Rightarrow F1: 1 mắt đỏ : 1 mắt nâu \Rightarrow P3: Aa × aa
- P3: cánh ngắn × cánh dài \Rightarrow F1: 1 cánh ngắn : 1 cánh dài \Rightarrow P3: bb × Bb
\Rightarrow P3: Ab/ab × aB/ab

Câu 5:

a) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể hoặc là do đột biến, hoặc do di cư (nhập cư) từ quần thể khác.
b) - Con đực tai cong lai với 10 con cái khác nhau đều cho tỉ lệ 1 tai cong : 1 tai bình thường \Rightarrow có thể dự đoán tính trạng tai cong là trội và con đực tai cong là dị hợp tử.
- Vì: nếu con đực tai cong là lặn thì 10 con cái khác nhau trong quần thể đều phải là dị hợp tử về cặp gen quy định kiểu hình tai. Điều này là rất khó xảy ra vì như đầu bài cho biết thì kiểu hình tai cong là rất hiếm gặp và như chúng ta cho rằng nó chỉ có thể xuất hiện hoặc do đột biến gen hoặc do di (nhập) cư. Một khi gen đột biến rất hiếm gặp thì số lượng các cá thể dị hợp tử cũng sẽ rất hiếm gặp trong quần thể.
- Để khẳng định chắc chắn tính trạng tai cong có phải là trội hay không, ta cho các con tai cong ở đời con giao phối với nhau. Nếu tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 tai cong: 1 tai bình thường thì tai cong là trội, tai bình thường là lặn. Ngược lại, nếu cho ra toàn cá thể tai cong thì tai cong là tính trạng lặn.
(hoặc các con cái tai cong ở đời con giao phối với con đực tai cong ban đầu)

P/s: Em làm giỏi lắm :x, tuy nhiên cần xem lại phép lai thứ 2 và câu b bài 5
 
Last edited by a moderator:
T

tichuot124



Bài 1:
(*) Phép lai 1: mắt nâu, cánh dài x mắt đỏ, cánh ngắn
F1 có kết quả: 75 cá thể mắt nâu, cánh dài : 24 mắt nâu, cánh ngắn = 3:1
- Xét về tính trạng độ dài cánh

[TEX]\frac{canh.dai}{canh.ngan} = \frac{75}{24} = \frac{25}{8} \approx \frac{3}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của định luật phân tính \Rightarrow 2 côn trùng P lai với nhau mang cặp gen dị hợp: Aa.
Quy ước: Gen A: Cánh dài; a: Cánh ngắn
\Rightarrow P: Aa (cánh dài) x Aa (cánh ngắn)

- Xét về tính trạng màu mắt: 100% mắt nâu. Mà đề chưa cho quy ước gen ~~> Chưa thể kết luận

(*) Phép lai 2: mắt đỏ, cánh dài × mắt đỏ, cánh ngắn
F1 có kết quả: 31 mắt nâu, cánh ngắn : 59 mắt đỏ, cánh dài : 30 mắt đỏ, cánh ngắn = 1:2:1
- Xét về tính trạng độ dài cánh

[TEX]\frac{canh.dai}{canh.ngan} = \frac{59}{61} \approx \frac{1}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích. Mà con lai phân tích phân tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trội đã tạo nhiều loại giao tử \Rightarrow mang thể dị hợp [vì không thuần chủng].
\Rightarrow P: Aa x aa

- Xét về tính trạng màu mắt:

[TEX]\frac{mat.do}{mat.nau} = \frac{89}{31} \approx \frac{3}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của định luật phân tính \Rightarrow 2 côn trùng P lai với nhau mang cặp gen dị hợp: Aa.
Quy ước: Gen B: Mắt đỏ; b: Mắt nâu
\Rightarrow P: Bb x Bb

(*) Phép lai 3: mắt đỏ, cánh ngắn × mắt nâu, cánh dài
F1 có kết quả: 41 mắt nâu, cánh dài : 40 mắt nâu, cánh ngắn : 40 mắt đỏ, cánh dài : 39 mắt đỏ, cánh ngắn = 1:1:1:1
- Xét về tính trạng độ dài cánh

[TEX]\frac{canh.dai}{canh.ngan} = \frac{81}{79} \approx \frac{1}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích. Mà con lai phân tích phân tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trội đã tạo nhiều loại giao tử \Rightarrow mang thể dị hợp [vì không thuần chủng].
\Rightarrow P: Aa x aa

- Xét về tính trạng màu mắt:

[TEX]\frac{mat.do}{mat.nau} = \frac{79}{81} \approx \frac{1}{1}[/TEX]

F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích. Mà con lai phân tích phân tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trội đã tạo nhiều loại giao tử \Rightarrow mang thể dị hợp [vì không thuần chủng].
\Rightarrow P: Bb x bb

~~ [Giải thích cơ sở di truyền là gì em chưa biết đến nên cái đó em chịu :-S]

Em làm đúng rùi, nhưng xong thì phải kết luận vè KG của P chứ, vì đây là lai 2 cặp tính trạng mà (KG của P em mới viết đc 1 tính trạng thui), cái này dễ nên tự viết nha, viết những thứ ko hữu ích cho lắm , gây loãng pic :D:D:D:D
 
H

hongnhung.97

Bài 1: Em có cách biện luận thế này, anh/chị kt hộ em với ^^ [biện luận em hơi tệ :p]
______________________________________

a. P: kén trắng x kén vàng
\Rightarrow F1 đồng loạt xuất hiện kén trắng
P mang cặp tính trạng tương phản, F1 đồng loạt mang tính trạng của bố hoặc mẹ. Theo định luật đồng tính \Rightarrow tính trạng kén trắng trội hoàn toàn so với kén vàng
F1 đồng tính nên P thuần chủng
~~> Quy ước gen: Gen A: kén trắng, a kén vàng
[lập sơ đồ]

b. F1 có 100% kén trắng
F1 đồng tính trội kén trắng (A-) \Rightarrow ít nhất có 1 bướm tắm P mang lai chỉ tạo giao tử A ~~> kiểu gen AA. Bướm tằm P còn lại mang 1 trong 3 kiểu gen: AA, Aa, aa
\Rightarrow Phép lai P xảy ra 1 trong 3 trường hợp: Aa x AA; AA x AA; AA x aa
[lập sơ đồ]

P.s Anh/chị kt lại hộ em bài này xem có gì không hợp lí không ah :-S. Em biện luận kém lắm ah:p

@ tichuot124: Em xin lỗi :p. Sáng nay em mơi làm nên không để ý lắm. Em xin rút kinh nghiệm lần sau ah :p. Cảm ơn anh nhiều ^^
 
V

vanphuoc1029

OK.
Ta thấy
* Ở KG AaBBCcDD có 2 cặp dị hợp -->có 4 loại giao tử đc tạo ra
* Ở KG AABbCCdd có 1 cặp dị hợp ---> có 2 loại giao tử đc tạo ra
Vậy có 4 x 2 =8 loại giao tử đc tạo ra
Bạn có thể kiểm tra lại = sơ đồ gen
:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D

Thử áp dụng nhé, lấy trường hợp trong SGK luôn:
AaBb x AaBb
Ở KG AaBb có 2 cặp dị hợp --> có 4 loại giao tử sinh ra
Vậy có 4 x 4 = 16 loại giao tử được sinh ra :-SS
Nhưng theo sơ đồ thì chỉ có 9 loại kiểu gen (một số kiểu gen trùng hợp đã được tính chung) :-SS
 
T

tichuot124

Nhầm tai hại

@@, mình nhầm rồi, nhầm tai hại, sorry bạn nha. Tớ nhầm thành tổng các tổ hợp KH, hjc, để tớ coi lại cái nha @-)@-)


~~ Hạn chế nội dung gây loãng pic ^^! - hongnhung.97
 
Last edited by a moderator:
V

vanphuoc1029

Thế ai có cách giải các bài toán về NST nguyên phân với giảm phân thì cho mình với nhé. Mình hoàn toàn mù tịt về dạng bài này.

Anh ơi ^^. Anh chú ý nội dung pic: bài tập lai 1 - 2 cặp tính trạng. Anh có thể vào đây ah^^ - hongnhung.97
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Không để bà con nghỉ ngơi ... :">. Em lại kiếm thêm bài mới ah ;)). Lần này em kt đề kĩ rồi :x

Bài: Ở 1 loài thực vật, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả dài
a. Cho giao phấn giữa hai dạng đều không thuần chủng với nhau, thu được F1 có tổng số 600 quả. Hãy lập sơ đồ lai và xác định số quả cho mỗi loại kiểu hình F1
b. Trong một phép lai khác, cho cây có quả dài giao phấn với cây khác cũng thu được 600 quả nhưng với hai kiểu hình khác nhau. Hãy giải thích, lập sơ đồ lai và xác định số lượng quả cho mỗi kiểu hình F1
 
C

ca_noc

Không để bà con nghỉ ngơi ... :">. Em lại kiếm thêm bài mới ah ;)). Lần này em kt đề kĩ rồi :x

Bài: Ở 1 loài thực vật, tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả dài
a. Cho giao phấn giữa hai dạng đều không thuần chủng với nhau, thu được F1 có tổng số 600 quả. Hãy lập sơ đồ lai và xác định số quả cho mỗi loại kiểu hình F1
b. Trong một phép lai khác, cho cây có quả dài giao phấn với cây khác cũng thu được 600 quả nhưng với hai kiểu hình khác nhau. Hãy giải thích, lập sơ đồ lai và xác định số lượng quả cho mỗi kiểu hình F1

theo bài ra ta quy ước:
- gen A: quả tròn
- gen a: quả dài
a. 2 cây P đều không thuần chủng nên mang kiểu gen Aa và kiểu hình quả tròn
sơ đồ lai:
P: Aa (quả tròn) x Aa (Quả tròn)
GP: A,a _ A,a
F1: 1aa: 2Aa: 1AA (kiểu hỉnh: 75% quả tròn, 25% quả dài)
xác định số quả cho mỗi loại kiểu hình F1:
- quà tròn: 600 x 75% = 450q
- quả dài: 600 x 25% = 150q

b. cây P mang lai có quả dài tức mang kiểu gen aa và chỉ tạo duy nhất 1 giao tử mang a
mà theo bài ra, F1 có 2 loại kiểu hình nên cây P còn lại sẽ tạo 2 giao tử A và a, hay mang gen Aa và có kiểu hình quả tròn
sơ đồ lai:
P: Aa (quả tròn) x aa(quả dài)
GP: A,a_a
F1: 1Aa:1aa (kiểu hình: 50% quả dài, 50% quả tròn)
xác định số quả
- quả tròn và quả dài: 600 x 50% = 300q

bài: ở đậu hà lan, gen T quy định vỏ hạt trơn trội hoàn toàn so với gen t quy định vỏ hạt nhăn
a. để thu được tất cả các con lai đều có vỏ hạt trơn thì phải chọn cặp bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình thế nào? lập sơ đồ lai
b. để F1 vừa có hạt trơn vừa có hạt nhăn thì phải chọn cặp bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình thế nào? lập sơ đồ
 
H

hongnhung.97

Thế bạn giải thử bài này giúp mình nhé:
Lai 2 cá thể (bất kì) có kiểu gen như sau: AaBBCcDD x AABbCCdd
Tính số lượng kiểu gen ở F1

Em chưa biết đến dạng này nhưng không biết tính thế này được không ah :-S

AaBBCcDD x AABbCCdd

\Rightarrow [Aa x AA] [BB x Bb] [Cc x CC] [DD x dd]

\\Rightarrow [Aa : AA] [BB : Bb] [Cc : CC] [DD : dd]

Như thê sẽ có 12 kiểu gen ở F1

P.s Em làm lụi chứ dạng này em không biết làm
 
Last edited by a moderator:
V

vanphuoc1029

Nói thật anh cũng không hiểu ý của em, hình như em nhầm giữa kiểu gen và giao tử thì phải.
 
Top Bottom