[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

I

invili

trong thí nghiệm về gthoa as, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là: \lambda 1=750\mu m ,\lambda 2= 675\mu m ,\lambda 3= 600\mu m. Tại điểm M trong vùng gthoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe = 3\mu m có vân sáng của bức xạ:
A. \lambda 2 và 3
B. \lambda 1,2 và 3
C. \lambda 1 và 2
D. \lambda 1 và 3
 
M

manhtuan99

ha ha.THi xong mới dể ý mấy pic cuối có nhiều dạng giống đề năm nay ế.
chậc chậc.tem tem.
 
L

lion5893

2 lò xo có l1,l2 độ cứng k1=50N/m,k2=100N/m ,gắn vào giá thẳng,đầu kia gắn vào vật có khối lượng m=1.5kg,bỏ qua ma sát,tại thời điểm đầu lò xo l1 kéo dãn 1 đoạn l1=2cm,l2 bị nén 4cm,buông vật dao động
a) viết pt dao động
b) tìm A,T
c) tìm Eđ và Vmax

Anh em vào giải bài này nào :D
 
A

anhtrangcotich

2 lò xo có l1,l2 độ cứng k1=50N/m,k2=100N/m ,gắn vào giá thẳng,đầu kia gắn vào vật có khối lượng m=1.5kg,bỏ qua ma sát,tại thời điểm đầu lò xo l1 kéo dãn 1 đoạn l1=2cm,l2 bị nén 4cm,buông vật dao động
a) viết pt dao động
b) tìm A,T
c) tìm Eđ và Vmax
Đặt nằm ngang hở?
Từ giả thiết có thể suy ra tại VTCB, hai lò xo đều bị nén. Giả sử lò xo 2 bị nén một đoạn x, lò xo 1 sẽ bị nén một đoạn 2x.
Gọi A là biên độ dao động.
[TEX]A = 2x+2 = 4 - x [/TEX]
Ta tính được [TEX]x = \frac{2}{3} cm [/TEX]
Vậy [TEX]A = \frac{10}{3} cm[/TEX]

Hệ hai lò xo này tương đương với một lò xo có độ cứng [TEX]k = k_1+k_2 = 150 N/m[/TEX]

Ban đầu vật ở biên.
Có A, k và pha ban đầu sẽ giải được.
 
T

tamaki1812

Các bạn so sánh hộ mình giữa tần số góc và tốc độ góc nhá....
Đếu kí hiệu là ômêga cả....:ss
 
D

desert_eagle_tl

[ Dao đông cơ ] Các bạn giúp tớ 2 câu sau
1. Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động đều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acos(ωt +φ). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1s. Lấy π2 = 10 . Khối lượng vật nhỏ bằng
A. 400 g. B. 40 g. C. 200 g. D. 100 g.
2. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T = 2s. Biết rằng tại thời điểm t = 0,1s thì động năng bằng thế năng lần thứ nhất. Lần thứ hai động năng bằng thế năng tại thời điểm:
A. 0,5s B. 2,1s C. 1,1s D. 0,6s
Xin cám ơn .
 
D

dinhduong1994

anh ơi anh giải giúp em bài này được không anh
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình:x=6cos(2pi.t)cm.vật đi qua vị trí có tọa độ x=3cm. lần thứ 2010 vào thời điểm
A.1005s B.2010s C.6025/6s D.6029/6s
 
V

vuongmung

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình=6cos(2pi.t)cm.vật đi qua vị trí có tọa độ x=3cm. lần thứ 2010 vào thời điểm
A.1005s B.2010s C.6025/6s D.6029/6s
một chu kì vật qua li độ x=3cm 2 lần, 1005.T vật qua li độ x= 3cm 2010 lần...vậy thời điểm vật qua li độ x=3cm lần thứ 2010 là :t=1005T-1/6T=6029/6(s)..(dùng đường tròn xd dc góc vật di từ x=3cm-->A là T/6 rùi trừ đj nó là OK)
cậu học lí thầy Thuận ak...hj
 
N

nguyen_van_ba

[lớp 12] câu hỏi thường gặp trong dao động điều hoà

[ Dao đông cơ ] Các bạn giúp tớ 2 câu sau
1. Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động đều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acos(ωt +φ). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1s. Lấy π2 = 10 . Khối lượng vật nhỏ bằng
A. 400 g. B. 40 g. C. 200 g. D. 100 g.
Xin cám ơn .
Câu 1: trước hết ta tính cu kì:
T=4.0,1=0,4 s(vì trong 1 chu kì có 4 vị trí động năng = thế năng là:[TEX]\pm \frac{\pi }{4}[/TEX] và [TEX]\pm \frac{3\pi }{4}[/TEX])
=> [TEX]\omega =5\pi [/TEX]
=>[TEX]k=m\omega ^2[/TEX]=>m=0,4kg=> đáp án A

 
N

nguyen_van_ba

[ Dao đông cơ ]2. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T = 2s. Biết rằng tại thời điểm t = 0,1s thì động năng bằng thế năng lần thứ nhất. Lần thứ hai động năng bằng thế năng tại thời điểm:
A. 0,5s B. 2,1s C. 1,1s D. 0,6s
Xin cám ơn .
Câu 2: Câu này đơn giản, sau 1/4 chu kì thì động năng bằng thế năng lần thứ hai
=> sau t=T/4=0,5 s
=> thời điểm là : 0,5+0,1=0,6s
=> Đáp án D
 
C

catmiet

Đặt điện áp u=Uo cos( 100╥t - ╥/3) (V) vào 2 đầu tụ điện có điện dung (2x10^-4)/╥ (F). Ở thời điểm điện áp giữa 2 đầu tụ điện là 150V thì cường độ dòng điện trong mạch
là 4A. biểu thức của cường độ dòng điện là?
 
T

thanhvinh1029

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Khi nối tắt tụ C thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R tăng 2 lần và dòng điện trong hai trường hợp vuông pha nhau. Hệ số công suất của đoạn mạch lúc sau là
A. . B. . C. . D. .
Câu 2: Từ một khẩu đại bác, một viên đạn được bắn lên với vận tốc v0 = 400 m/s theo hướng chếch với phương ngang một góc = 600. Đạn rơi xuống mặt đất tại một điểm cùng độ cao với nơi bắn và nổ ở đó. Bỏ qua sức cản của không khí, tốc độ truyền âm trong không khí là v = 340 m/s, lấy g = 9,81 m/s2. Người pháo thủ nghe được tiếng đạn nổ sau khoảng thời gian là
A. 121 s. B. 112 s. C. 132 s. D. 88 s.
Câu 3: Hai vật A và B có cùng khối lượng 1 kg và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10 cm, hai vật được treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lấy . Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng bao nhiêu? Biết rằng độ cao đủ lớn.
A. 70 cm. B. 50 cm. C. 80 cm. D. 20 cm.
Câu 4: Một khung dây có diện tích S = 100 (cm2) và điện trở R = 0,45 ( ) quay đều với tốc độ góc trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1 (T) xung quanh một trục vuông góc với đường sức từ. Bỏ qua độ tự cảm của khung dây. Nhiệt lượng tỏa ra trong khung sau khi nó quay được 1000 vòng bằng
A. 1,1 J. B. 1,6 J. C. 1,4 J. D. 1,8 J.
Câu 5: Đặt vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm (H), một điện áp xoay chiều ổn định. Khi điện áp tức thời là (V) thì cường độ dòng điện tức thời qua mạch là (A) và khi điện áp tức thời bằng (V) thì cường độ dòng điện tức thời là (A). Tần số của dòng điện đặt vào hai đầu mạch là
A. 60 Hz. B. 68 Hz. C. 65 Hz. D. 50 Hz.
Câu 6: Cho một con lắc đơn dao động trong môi trường không khí. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ. Biết lực cản của không khí tác dụng lên con lắc là không đổi và bằng 0,1% lần trọng lượng của vật. Coi biên độ giảm đều trong từng chu kì. Số lần con lắc con lắc đi qua vị trí cân bằng từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng lại là
A. 50 lần. B. 10 lần. C. 25 lần. D. 20 lần.
Câu 7: Một sóng âm có tần số 100 (Hz) truyền hai lần từ điểm A đến điểm B. Lần thứ nhất tốc độ truyền sóng là v1 = 330 m/s, lần thứ hai do nhiệt độ tăng lên nên tốc độ truyền sóng là v2 = 340 m/s. Biết rằng khoảng cách AB đều bằng số nguyên lần bước sóng ứng với hai trường hợp trên nhưng số bước sóng hơn kém nhau một đơn vị. Khoảng cách AB bằng
A. 112,2 m. B. 121,5 m. C. 150 m. D. 100 m.
Câu 8: Cho một con lắc lò xo dao động điều hoà, trong đó độ cứng của lò xo là 50 (N/m). Tại thời điểm t1, li độ và vận tốc của vật lần lượt là 4 (cm) và 80 (cm/s). Tại thời điểm t2, li độ và vận tốc của vật lần lượt là -4 (cm) và 80 (cm/s). Khối lượng của vật nặng là
A. 200 g. B. 250 g. C. 500 g. D. 125 g.
 
K

kitty.sweet.love

Giúp mình nhanh để so đáp án với nhé. thks trước ^^

Câu 1:
Bước sóng dài nhất trong dãy Lai-man là 0,122[TEX]\mu[/TEX]m. Một e có động năng 12,4 eV đến va chạm với nguyên tử H đang đứng yên ở trạng thái cơ bản. Sau va chạm nguyên tử H vẫn đứng yên nhưng chuyển lên mức L. Động năng của e sau va chạm là:
A. [TEX]\approx 8,8 eV[/TEX]
B. [TEX]\approx 2,22 eV[/TEX]
C. [TEX]\approx 10,2 eV[/TEX]
D. [TEX]\approx 1,2eV[/TEX]

Câu 2:
Con lắc đơn có chiều dài dây treo là 90 cm, khối lượng vật nặng bằng 60g, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường [TEX]g = 10m/s^{2}[/TEX]. Biết độ lớn lực căng cực đại của dây treo lớn gấp 4 lần độ lớn lực căng cực tiểu của nó. Bỏ wa mọi ma sát, chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng dao động của con lắc bằng:
A. 2,7 J
B. 1,35 J
C. 0,135 J
D. 0,27 J

Câu 3:
Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp tới một lăng kính và vuông góc với mặt bên của lăng kính. Góc chiết quang của lăng kính là [TEX]45^{o}[/TEX]. Chùm ló ra khỏi lăng kính có tia lục nằm sát mặt bên thứ 2 . Chọn kết luận đúng về chiết suất của lăng kính đối với tia tím:
A. [TEX]n_{t} < \sqrt{2}[/TEX]
B. [TEX]n_{t} > \sqrt{2}[/TEX]
C. [TEX]n_{t} \leq \sqrt{2}[/TEX]
D. [TEX]n_{t} = \sqrt{2}[/TEX]

Câu 4:
Sóng âm truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s. Một cái ống có chiều cao 15 cm đặt thẳng đứng và có thể rót nước từ từ vào để thay đổi chiều cao cột khí trong ống. Trên miệng ống đặt một âm thoa có tần số 680Hz. Cần đổ nước vào ống đến độ cao bao nhiêu để khi gõ vào âm thoa thì nghe âm phát ra to nhất?
A. 2 cm
B. 3,5 cm
C. 2,5 cm
D. 4,5 cm

Câu 5:
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất , C là trung điểm AB , với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa 2 lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 0,5 m/s
B. 1 m/s
C. 0,25 m/s
D. 2 m/s
 
D

dknong

giup to may bien ap

câu 36 cho 1 máy biến áp có H=80% cuộn sơ cáp có 150 vòng . N2 =300 vòng .hai đàu cuộn thứ cấp nối với với 1 cuộn dây có R=100 đooj tự cảm L=0,1/pi H cos phi=1 , U1=100 f=50 tính công suất mạch thứ cáp
DS 200


câu 37 đề như trên . hỏi cường độ hiệu dụng mạch thứ cấp
 
X

xxx336

Trả lời : huubinh17



Trước hết:
[tex]\bar{OM}=x_1= {-}10\cos 10t=10\cos (10t+\pi)[/tex]
[tex]\bar{ON}=x_2=20cos(10t - \frac{\pi}{3})[/tex]

Giản đồ như hình vẽ:
121.png


Từ hình vẽ thấy ngay trung điểm I của MN dao động với biên độ là OI=MO=10 cm. Pha ban đầu là [TEX]{-}\frac{\pi}{2}[/TEX]. Vậy pt dao động là:

[TEX]x=10\cos(10t -\frac{\pi}{2})[/TEX]
Đáp án chính xác là: [TEX]x=5can(3)\cos(10t -\frac{\pi}{2})[/TEX]
 
X

xxx336

Hoặc có thể làm cách khác NHANH hơn rất nhiều:
Trung điểm của M,N có PT dao động là: xI = (x1 + x2) = 0.5(10<pi + 20<-pi/3) là ra đáp số ngay thôi. Trong đó biểu diễn x1 , x2 bằng số PHỨC.
 
S

sanhprodn2

tình hình là thi ĐH nhìn vào cái đề chả nghỉ ra hướng gì hay @@ tiêu rồi, mọi người giải giùm mình vài bài này cái , chi tiết giùm mình nhé :D

1)một con lắc lò xo nằm ngang dđ điều hoà với biên độ A,chu kì T.Sau khoảng thời gian là
[TEX]\frac{T}{12}[/TEX] kể từ lúc vật qua VTCB thì giữ đột ngột điểm chính giữa lò lo lại. Biên độ Dđ của vật sau khi giử là
2) bán kính Bo ntu H là 53pm, [TEX]k=9.10^9\frac{Nm^2}{C^2}[/TEX]. tốc độ chuyển động quanh hạt nhân ntu H là :
 
Top Bottom