Văn 12 Dàn ý và cách làm các dạng đề nghị luận văn học.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dàn ý và cách làm các dạng đề nghị luận văn học
A, Dàn ý:
I, Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Nêu vấn đề nghị luận.
Yêu cầu trong phần mở bài:
1. Nguyên tắc:
  • Nêu đúng vấn đề nghị luận.
  • Nêu 1 cách khái quát.
2. Nhiệm vụ:
  • Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
  • Tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn.
3. Những yêu cầu cần thiết:
  • Ngắn gọn, đầy đủ.
  • Độc đáo, tự nhiên.
4. Những cách mở bài:
  • Mở bài trực tiếp.
    Ưu điểm:
    + Đi thẳng vào vấn đề, tránh lan man.
    + Dễ vận dụng đối với những học sinh có kỹ năng yếu.
    + Tiết kiệm thời gian cho người viết.
    Nhược điểm:
    + Khả năng lôi cuốn người đọc thấp.
  • Mở bài gián tiếp:
    + Diễn dịch.
    + Quy nạp.
    + Tương liên.
    + Đối lập.
II, Thân bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (phần này dành cho mở bài gián tiếp):
  • Khi giới thiệu về tác giả, chú ý:
    + vị trí của tác giả trong nền văn học.
    + Phong cách nghệ thuật của tác giả- hay còn gọi là vân chữ.
  • Về tác phẩm:
    + hoàn cảnh sáng tác (thời gian, đặc điểm, sự kiện tạo cảm hứng).
    + nội dung chủ đạo, khái quát.
  • Về vấn đề nghị luận:
    + nếu là nhân vật cần nêu tên, vị trí của nhân vật trong tác phẩm.
    + nếu là thơ cần nên vị trí của đoạn trích.
  1. Phân tích để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận đã nêu ra ở đề bài:
    * Nếu là kiểu bài phân tích thơ:
    - Khai thác theo các luận điểm đã tìm được trong phần lập dàn ý.
    - Phân tích nội dung qua các hình thức nghệ thuật.
    * Nếu là kiểu bài phân tích nhân vật:
    - Khai thác được phương diện về nhân vật như đã xác định trong phần lập dàn ý (ngoại hình, phẩm chất, tính cách, diễn biến tâm lý,..).
    * Nếu đề bàn về 1 ý kiến:
    - Giải thích để làm rõ nội dung, ý kiến, phải bày tỏ quan điểm cá nhân về ý kiến đó-> phân tích tường tận vấn đề của ý kiến theo dàn ý đã xác định.
  2. Đánh giá, khái quát:
* Kiểu bài phân tích thơ: khái quát về nội dung nghệ thuật.
* Kiểu bài phân tích nhân vật: Đánh giá ý nghĩa của nhân vật và đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật.
* Đề bàn về 1 ý kiến: Khẳng định giá trị của ý kiến.
  • Khen tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
  • Đánh giá bằng cách nâng cao vấn đề.
  • Đánh giá, liên hệ với phong cách nghệ thuật của tác giả để làm nổi bật vấn đề.
- Ở phần này, các bạn nên mở rộng bằng cách liên hệ- so sánh với các tác phẩm cùng vấn đề. Có thể liên hệ so sánh qua các nhận định của các nhà bình giảng văn học,...
III, Kết bài:
  1. Nhiệm vụ:
    - Kết thúc vấn đề đã trình bày ở trên.
    - Để lại ấn tượng với người đọc.
  2. Nguyên tắc:
    - Thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần mở bài và thân bài.
    - Chỉ viết khái quát thiên về tổng kết, đánh giá.
  3. Các cách viết kết bài:
    - Hình thức tóm lược (Khẳng định lại vấn đề).
    - Hình thức phát triển (Nâng vấn đề, phát triển sang nội dung có liên quan).
    - Hình thức vận dụng (Từ kết quả-> hướng người đọc vào hành động thực tiễn).
    - Hình thức liên tưởng (Mượn lời các nhà thờ, nhà văn, nhà phê bình văn học thay cho lời kết).
B, Cách làm các dạng đề NLVH:
Trước hết, mình lưu ý với các bạn về các dạng bài nghị luận như sau:
  1. Về một bài thơ hoặc một đoạn thơ.
  2. Về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn xuôi.
  3. Về một ý kiến bàn về văn học.
  4. Về hai ý kiến bàn về văn học.
  5. So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn hoặc hai vấn đề trong hai tác phẩm.
Cách làm:
Dạng 1: Về một bài thơ hoặc một đoạn thơ (tương tự phần dàn ý trên).

Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.jpg
Dạng 2: Về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn xuôi.
(Tương tự như phần dàn ý trên)

Lưu ý:
- Khi phân tích một đoạn trích hoặc 1 tác phẩm văn xuôi, các bạn nên chú ý các yếu tố:
  • Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
  • Ví dụ: Nam Cao chọn đề tài nông dân-> phản ánh cuộc sống của nông dân.
  • Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản.
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả.
  • Tình huống truyện: Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.
Nguyễn Minh Châu: Tình huống truyện là một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc.

  • Nhân vật: Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
* Lai lịch, hoàn cảnh sống.
* Hành động, cử chỉ, lời nói.
* Thế giới nội tâm.
* Cuộc đời và số phận nhân vật.
  • Các chi tiết tiêu biểu: - Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
    - Thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
    - Làm rõ tính cách, phẩm chất nhân vật.
  • Ngôn ngữ trần thuật: Lời trực tiếp, gián tiếp, lời nửa trực tiếp.
NL về nhân vật hoặc nhóm trong tác phẩm văn xuôi.jpg
Dạng 3: Về một ý kiến bàn về văn học.
Lưu ý:
  • Phần mở bài ngoài việc nêu tác giả, tác phẩm thì cần phải trích nguyên văn ý kiến. Nếu như ý kiến quá dài, ta hoàn toàn có thể trích câu đầu và câu cuối.
  • Phần thân bài chú ý những nội dung như sau:
    + Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm.
    + Bàn luận ý kiến- đúng hay sai?
    + Phân tích chứng minh, làm sáng rõ vấn đề.

Dạng 4: Về hai ý kiến bàn về văn học.
  • Dạng này tương tự dạng 1, chúng ta vẫn phải làm các bước như trên và lưu ý vấn đề này:
    + Dựa vào yêu cầu đề bài sau đó nêu ra quan điểm của bản thân về 2 ý kiến- đúng, sai, mâu thuẫn hay bổ trợ cho nhau.
Nghị luận về hai ý kiến văn học.jpg

Dạng 5: So sánh hai đoạn thơ, hai đoạn văn hoặc hai vấn đề trong hai tác phẩm.
Lưu ý về phần thân bài:
  1. Lần lượt phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của từng đoạn (vận dụng phương pháp nghị luận về 1 đoạn thơ hoặc 1 đoạn văn xuôi)
  2. So sánh hai đoạn để chỉ ra điểm tương đồng và điểm khác.
  3. Lý giải sự khác biệt.
  4. Đánh giá.
NL về so sánh trong tác phẩm, đoạn trích.jpg
Dạng 6: Dạng bài liên hệ hai/ ba đoạn thơ, bài thơ:
Liên hệ 2 hoặc 3 đoạn thơ, bài thơ.jpg
Dạng 7: Dạng bài liên hệ hai/ ba đoạn trích, tác phẩm văn xuôi:
Liên hệ 2 hoặc 3 đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.jpg
Dạng 8: Dạng bài liên hệ 3 đoạn trích, tác phẩm bàn về 2 ý kiến, nhận định
Liên hệ 3 đoạn trích, tác phẩm bàn về một nhận định.jpg
Dạng 9: Dạng bài liên hệ hai đoạn trích, tác phẩm, bàn về một ý kiến, nhận định.
Liên hệ hai đoạn trích, tác phẩm bàn về một nhận định.jpg
Dạng 10: Nghị luận về giá trị hiện thực trong đoạn trích, tác phẩm:
NL về giá trị hiện thực trong tác phẩm.jpg

(Nguồn các sơ đồ: Chị @baochau1112 )

Bên trên là lý thuyết của dàn ý và cách làm các dạng đề nghị luận văn học. Bài viết tiếp theo, mình sẽ đưa ra các ví dụ cụ thể để các bạn có thể nắm rõ và củng cố hơn cách làm các dạng đề. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.
 

Attachments

  • Liên hệ hai đoạn trích, tác phẩm bàn về một nhận định.jpg
    Liên hệ hai đoạn trích, tác phẩm bàn về một nhận định.jpg
    61.6 KB · Đọc: 275

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Dạng 1: Về một bài thơ hoặc một đoạn thơ (tương tự phần dàn ý trên).
nghi-luan-ve-doan-tho-bai-tho-jpg.180857

Đề: Cảm nhận về bài 4 trong chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:
Mở bài:

Đề đầu tiên mình sẽ lấy ví dụ cho các bạn 1 mở bài theo lối trực tiếp:
- Đi thẳng chung vào vấn đề:
Với đề này, chúng ta có thể giới thiệu 1 cách ngắn gọn về bài ca dao han thân, yêu thương tình nghĩa. Tức là, các bạn sẽ để phần giới thiệu tác giả, tác phẩm lên mở bài thay thì xuống đoạn văn (sau mở bài).
- Trích thơ:
Khăn thương nhớ ai,
.......
Lo vì một nỗi không yên một bề…​
Gợi ý:
  • Là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng
  • Do người lao động xưa sáng tác
  • Thuộc ca dao than thân yêu thương tình nghĩa
  • Bài ca dao để lại ấn tượng sâu sắc truyền cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn sáng tác
  • Đây là bài thứ bốn trong chùm ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, diễn tả một cách sâu sắc trọn vẹn nỗi nhớ thương da diết của cô gái đang yêu.
Thân bài:
Luận điểm 1. Nỗi nhớ thức được bộc lộ qua các hình ảnh của sáu câu thơ đầu.
Trước hết nỗi nhớ thương của cô gái bộc lộ qua hình ảnh chiếc khăn:

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
  • Đọc sáu câu thơ đầu ta bắt gặp hình ảnh chiếc khăn đây là hình ảnh đẹp được nhân hóa tả nỗi nhớ thương. Đồng thời, đây cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam xưa, là tiếng vật của tình yêu.
  • Bài ca sử dụng năm lần câu hỏi thì ba lần vang lên điện hỏi thăm, từ "khăn" đã được lặp lại sáu lần ở vị trí đứng đầu câu.
  • [tex]\rightarrow[/tex] Mượn hình ảnh chiếc khăn, điệp từ các động từ rơi tui đã nhấn mạnh được nỗi nhớ da diết đậm sâu.
    [tex]\rightarrow[/tex] Đây chính là câu thơ được đây chính là câu thơ gợi được hình bóng, lưu giữ hương của người thương [tex]\rightarrow[/tex] trai gái trao tặng nhau kín đáo gửi gắm lời thề, lời hẹn ước.
Hình ảnh thứ 2: Ngọn đèn:
Nếu như giọng câu đầu đặc sắc về nghệ thuật điệp từ, diễn tả nỗi nhớ da diết qua hình ảnh nhân hóa chiếc khăn thì hai câu thơ sau là hình ảnh của thời gian về đêm với sự ngắn trông, đợi chờ mà thổn thức cùng chiếc đèn:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.

  • Câu thơ trên đã bộc lộ được tâm trạng của nhân vật trữ tình một cách trực tiếp "đèn không tắt"- nghĩa là đèn cháy sáng suốt cả đêm dài.
    [tex]\rightarrow[/tex] Từ đó cho thấy nhân vật đã thổn thức đêm mà không ngủ.
    [tex]\rightarrow[/tex]Mượn hình ảnh đèn, nhân vật như muốn nói rằng nỗi nhớ của mình về người thương mãi trải dài theo thời gian. Đây là nỗi nhớ vô cùng mãnh liệt mà sâu sắc đến dường nào.
Hình ảnh thứ 3: Mắt:
Trong khi tác giả đã sử dụng cách nói gián tiếp trong khi miêu tả, diễn đạt tâm trạng nỗi lòng của nhân vật trong hai câu trên thì trái lại hai câu thơ tiếp tác giả dân gian đã sử dụng cách nói trực tiếp qua hình ảnh hoán dụ đôi mắt:
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
  • Từ khăn đến đèn rồi đến mắt, tác giả dân gian thật tinh tế khi sử dụng phép hoán dụ, lấy mắt để chỉ nhân vật trữ tình.
  • Đôi mắt là phần tinh anh của trí tuệ, là cửa sổ tâm hồn.
  • Ánh mắt còn dùng để nhân vật trữ tình vì nhớ người yêu mà thao thức, không ngủ, trần trọc suốt năm canh.
    [tex]\rightarrow[/tex] Qua hình thức lặp cú pháp đã tô đậm nỗi nhớ thương dằng dặc không nguôi của cô gái. Nỗi nhớ ấy len lỏi vào trong cả tiềm thức.
    [tex]\rightarrow[/tex]Thể thơ bốn chữ đã tạo nên dấu ấn riêng biệt của bài ca dao trong những chủ nói về tình yêu.
[tex]\rightarrow[/tex] Nghệ thuật lặp từ, lặp cấu trúc khiến câu hỏi dồn dập như những dòng sông lan tỏa từ trên xuống dưới. Những nghệ thuật ấy đã gợi nỗi nhớ trào dâng trong lòng trong rộng thêm mãnh liệt.
Luận điểm 2: Nỗi lo phiền:
- Không chỉ mang nỗi nhớ thương da diết, nhân vật trữ tình còn mang nỗi lo phiền khiến mình phải trằn trọc:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
  • Nỗi lo phiền của nhân vật trữ tình là nỗi lo phiền vì tình yêu.
  • Nỗi lo lắng và nỗi nhớ thương đã chi phối tâm trạng cô gái "không yên một bề"
  • Trong lễ giáo phong kiến hà khắc, hôn nhân, nhân vật phải tuân theo định kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Mỗi lần nghĩ tới nhân vật trữ tình lại không khỏi lo lắng, trầm trọng.
Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ 4 chữ kết hợp với 2 câu lục bát-> hình thức quen thuộc, dễ thuộc lời-> đặc trưng của ca dao dân gian.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm, mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc.
- Biện pháp tu từ đặc sắc: ẩn dụ, hóa dụ, điệp từ, nhân hóa,.. -> giúp bài thơ có sức thu hút người đọc.
- Ngôn ngữ thơ dân dã, là ngôn ngữ làng quê VN, quen thuộc, giản dị,...
Luận điểm 4: Đánh giá khái quát, mở rộng:
- Nội dung: Bài ca dao là nỗi nhớ thương của người con gái về người yêu và qua đó phê phán, lên án một xã hội với những định kiến lạc hậu chia rẽ bao đôi lứa.
- Đây là bài ca dao quen thuộc, để lại nhiều ấn tượng trong nhân dân vì đã đề cao tấm lòng tình cảm của người con gái, dám lên án xã hội bất công.
- Bài ca dao đã để lại nhiều ấn tượng cho các nhà thơ nhà văn-> nguồn sáng tác vô tận về truyện, nhạc,...
- Liên hệ ngày nay: tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ thương vẫn còn: tình yêu của các chú bộ đội nơi biên ải, hải đảo,... Xã hội đã phát triển, hủ tục, định kiến đã được bác bỏ,.. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn biết bao gia đình vì vấn đề xuất thân, hay vì "môn đăng" không "hộ đối",...
Kết bài:
Mình sẽ trình bày các kết bài theo hình thức tóm lược. Tóm lược là gì? Là khẳng định lại vấn đề đã trình bày bằng các luận điểm- có thể dùng các từ nói tóm lại, nhìn chung, như đã phân tích ở trên,...) Chính vì vậy, việc bạn khái quát các hình thức nội dung và nghệ thuật cũng chính là 1 cách kết bài nhé!
Phần ví dụ đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã đón đọc.
Phần tiếp theo, mình sẽ đưa ra ví dụ về dạng 2:
Dạng 2: Về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn xuôi.
(Tương tự như phần dàn ý trên)

Lưu ý:
- Khi phân tích một đoạn trích hoặc 1 tác phẩm văn xuôi, các bạn nên chú ý các yếu tố:
  • Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
  • Ví dụ: Nam Cao chọn đề tài nông dân-> phản ánh cuộc sống của nông dân.
  • Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản.
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả.
  • Tình huống truyện: Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.
Nguyễn Minh Châu: Tình huống truyện là một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc.

  • Nhân vật: Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
* Lai lịch, hoàn cảnh sống.
* Hành động, cử chỉ, lời nói.
* Thế giới nội tâm.
* Cuộc đời và số phận nhân vật.
  • Các chi tiết tiêu biểu: - Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
    - Thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
    - Làm rõ tính cách, phẩm chất nhân vật.
  • Ngôn ngữ trần thuật: Lời trực tiếp, gián tiếp, lời nửa trực tiếp.
nl-ve-nhan-vat-hoac-nhom-trong-tac-pham-van-xuoi-jpg.180858
Các bạn có thể tham khảo các topic sau đây để tìm hiểu và phát triển thêm vốn kiến thức về bộ môn Văn nha! :Tonton19

    • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Dạng 2: Về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn xuôi.
(Tương tự như phần dàn ý trên)

Lưu ý:
- Khi phân tích một đoạn trích hoặc 1 tác phẩm văn xuôi, các bạn nên chú ý các yếu tố:
  • Đề tài: là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài đã bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
  • Ví dụ: Nam Cao chọn đề tài nông dân-> phản ánh cuộc sống của nông dân.
  • Chủ đề: là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện sự quan tâm cũng như nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản.
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tuỳ thuộc vào quy mô, ý định của tác giả.
  • Tình huống truyện: Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.
Nguyễn Minh Châu: Tình huống truyện là một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc.

  • Nhân vật: Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
* Lai lịch, hoàn cảnh sống.
* Hành động, cử chỉ, lời nói.
* Thế giới nội tâm.
* Cuộc đời và số phận nhân vật.
  • Các chi tiết tiêu biểu: - Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
    - Thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện.
    - Làm rõ tính cách, phẩm chất nhân vật.
  • Ngôn ngữ trần thuật: Lời trực tiếp, gián tiếp, lời nửa trực tiếp.
nl-ve-nhan-vat-hoac-nhom-trong-tac-pham-van-xuoi-jpg.180858
Dạng 2:
Một số dạng bài cơ bản:
I, Kiểu bài phân tích nhân vật:
Phương pháp làm:
1. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân bài:
a, Giới thiệu tác giả, tác phẩm (phong cách, vị trí)
- Giới thiệu tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ)
- Giới thiệu nhân vật chính hay phụ, có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
b, Phân tích nhân vật theo từng phương diện (lai lịch, ngoại hình, phẩm chất)
c, Những đặc sắc nghệ thuật khi xây dựng nhân vật.
d, Đánh giá:

- Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm (có bộc lộ được chủ đề, tinh thần nhân đạo của tác phẩm hay không)
- Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện quan điểm của nhà văn.
- Sức sống của nhân vật và thành công của tác giả.
3. Kết bài: Đánh giá chung và liên hệ với bản thân (nếu có).
Luyện tập:
Đề: Cảm nhận về nhân vật Mị Châu qua đoạn văn sau:
"Không bao lâu, Đà cầu hôn. Vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng, nói dối là về phương Bắc thăm cha. Nói rằng: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Đáp: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”.

Trọng Thuỷ mang lẫy thần về nước. Đà được lẫy cả mừng, bèn cử binh sang đánh. Vua cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Quân Đà tiến sát, vua cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi cùng nhau chạy về phương Nam.

Trọng Thuỷ nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng, không có thuyền qua bèn kêu rằng: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển."

Hướng dẫn phân tích:
Mở bài:
Cách mở bài gián tiếp theo lối quy nạp:
Đặc điểm: Đi từ ý nhỏ đến ý khái quát sau đó chuyển sang vấn đề nghị luận.
Ví dụ:
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. T ác phẩm “Mị Châu - Trọng Thủy” là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là sự ấn tượng mà nhân vật Mị Châu để lại.
Thân bài:
a, Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Người lao động bình dị trong xã hội xưa.
- Thuộc truyền thuyết, trích truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chính quái- một bộ sưu tập dân gian.
- Nhân vật chính, để lại ấn tượng sâu sắc, truyền cảm hứng sáng tác cho các tác giả văn học ngày nay. Đồng thời là nhân vật nhắn gửi những bài học đáng giá cho con người.
b, Phân tích nhân vật:
* Vẻ đẹp: Là 1 cô công chúa xinh đẹp.
* Lỗi lầm của Mị Châu:

- Sinh ra và lớn lên trong lúc An Dương Vương xây và chế nỏ thần.
- Mị Châu là người ngây thơ trong sáng. Sau khi chiến tranh xảy ra, nàng trở thành nạn nhân dáng thương của cuộc "hôn nhân chính trị".
-> Vô tình để Trọng Thủy xem và lấy trộm nỏ thần 1 cách dễ dàng.
- Đây là hành động đáng thương nhưng cũng đáng trách, bởi:
  • Thứ nhất, theo đạo tam tòng, Mị Châu hanh xử như vậy là đúng, tuân theo đạo lý làm vợ.
  • Thứ hai, hành động đáng trách bởi trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đất nước đang bị lăm le xâm lược. Với tư cách là 1 công dân, đây là việc làm đáng bị phê phán, lên án vì đã để lộ bí mật quốc gia và được xem là kẻ phản tặc, không có trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước.
  • Cuối cùng, càng thêm sai lầm bởi nàng là công chúa nhưng đã không bảo vệ, trân trọng thành quả khó nhọc, xây thành giữ nước của vua cha và toàn thể nhân dân Âu Lạc.
=> Như vậy, hành động của Mị Châu là hoàn toàn đáng trách. Người đã đặt tình nghĩa lên trên lợi ích dân tộc, nàng chỉ biết nghe lời chồng mà không biết đến bổn phận cá nhân với đất nước.
* Nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm sai trái:
- Sự ngây thơ, trong sáng của Mị Châu-> nước mất nhà tan.
+ Khi Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước có hỏi “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”, Mị Châu đáp “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”.
=> Như thế, tại sao đất nước đang yên bình TT lại nói những lời như vậy. Nếu là MC, hẳn ai cũng nghĩ tới điều chiến tranh sẽ xảy ra, nhưng nàng lại không một chút khả nghi, vẫn chỉ dẫn đường cho người chồng của mình.
+ Khi chiến tranh thực sự xảy ra, MC vẫn mù quáng, nhẹ dạ, không biết suy nghĩ mà vẫn ngồi sau vua cha rồi rắc lông ngỗng chỉ đường cho giặc.
=> Bi kịch nước mất nhà tan, cơ đồ Âu Lạc chìm đắm biển sâu.
- Chỉ có lời nhắc nhở của thần Kim Quy, MC mới hiểu được tình thế, bản chất của Trọng Thủy. Nhưng tất cả giờ đã quá muộn.
=> Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc.
- Trước khi bị kết tội, MC có khấn nguyện “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”
-> Lời khấn của nàng công chúa vừa đáng giận vừa đáng thương được ứng nghiệm. Oan tình được hóa giải bởi lòng nhân hậu của nhân dân.
- Kết cục: bị cha chém, dù đau đớn nhưng trả giá xứng đáng cho những gì nàng đã vô tình phạm phải.
*Đánh giá, khái quát nội dung, nghệ thuật.
Kết bài:
Kết bài theo hình thức phát triển:
Đặc điểm: Sau khi khái quát ngắn gọn vấn đề nghị luận, người viết đi từ vấn đề khái quát mà nâng lên, phát triển sang 1 vấn đề khác có nội dung liên quan.

Có thể bạn quan tâm:
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Dạng 3: Về một ý kiến bàn về văn học.
Lưu ý:
  • Phần mở bài ngoài việc nêu tác giả, tác phẩm thì cần phải trích nguyên văn ý kiến. Nếu như ý kiến quá dài, ta hoàn toàn có thể trích câu đầu và câu cuối.
  • Phần thân bài chú ý những nội dung như sau:
    + Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm.
    + Bàn luận ý kiến- đúng hay sai?
    + Phân tích chứng minh, làm sáng rõ vấn đề.
A, Phạm vi:
- Ý kiến bàn về một tác giả văn học, 1 tác phẩm văn học hoặc 1 nhân vật. Bàn về 1 vấn đề thuộc lí luận văn học.
B, Phương pháp làm:
1, Mở bài:
dẫn dắt, giới thiệu được tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến.
2, Thân bài:
Gồm các nội dung:
a, Giải thích ý kiến:
- Giải thích các từ ngữ, các hình ảnh nếu có. Sau làm rõ nội dung của ý kiến.
b, Đánh giá, bàn luận và chứng minh.
- Đưa ra lời khẳng định đúng hay sai.
- Chứng minh ý kiến (nếu ý kiến có nhiều luận điển, lần lượt chứng minh từng lluaanj điểm)
- Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đối với cuộc sống và văn học.
3, Kết bài:
- Khẳng định tính chất đúng đắn của ý kiến.
- Mở ra những bài học cho bản thân.
C, Luyện tập:
Đề bài: Về nhân vật Mị Châu trong truyện An Dương Vương-Mị Châu Trọng Thủy, có ý kiến cho rằng:
"Am Mỵ Châu thờ bức tượng không đầu
Cảnh báo một trái tim khờ dại................
Thử hỏi , nửa thế giới này đang tồn tại..
Đã yêu rồi, ai không giống Mỵ Châu ?.."
Bằng hiểu biết của em, làm sáng tỏ ý kiến trên.
I, Mở bài:
Lần này mình sẽ giới thiệu cách mở bài theo lối tương liên nhé!
- Đặc điểm: Tìm 1 vấn đề tương tự đề tài, chủ đề, hình ảnh,...) làm câu nối với những vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.
Ví dụ:
Cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
Khi đọc Mùa lạc của Nguyễn Khải, ta gặp nhân vật Đào- cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới với những con người mới. Những đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải kể ddeens nhân vật trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài +vấn đề nghị luận.
II, Thân bài:
1, Giải thích:

- "Trái tim khờ dại" nghĩa là 1 con người dại dột, khờ khạo, ngây thơ, cả tin, nhất là trong chuyện tình cảm nên có những sai lầm.
- Hai câu tiếp lí giải nguyên nhân của trái tim khờ dại là do bản chất của 1 nửa thế giới này khi yêu.
=> Đánh giá Mị Châu dựa trên chữ tình, thể hiện sự bao dung và đồng cảm, có phần bênh vực.
2, Chứng minh, bàn luận:
* Khái quát lỗi lầm của Mị Châu:
- Sinh ra và lớn lên trong lúc An Dương Vương xây và chế nỏ thần.
- Mị Châu là người ngây thơ trong sáng. Sau khi chiến tranh xảy ra, nàng trở thành nạn nhân dáng thương của cuộc "hôn nhân chính trị".
-> Vô tình để Trọng Thủy xem và lấy trộm nỏ thần 1 cách dễ dàng.
* Mị Châu là người có trái tim khờ dại:
- Những hành động của nàng xuất phát từ bản chất của người phụ nữ trong tình yêu.
- Trong tình yêu, Mị Châu trong sáng, ngây thơ, yêu Trọng Thủy nên đa mất cảnh giác, liên tiếp mắc sai lầm.
+ Để Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
+ Rắc lông ngỗng trên đường đi chạy trốn.
=> Triệu Đà đuổi cùng giết tận.
=> Sai lầm do vô tình, thể hiện qua lời khấn của nàng.
* Nghệ thuật:
Các tác giả đã sử dụng những yếu tố hoang đường kỳ ảo- giếng nước.
=> Những chi tiết rửa tội lỗi bất trung, bất hiếu của Mị Châu.
3, Đánh giá tác dụng của ý kiến:
- Định hướng cho người đọc cách tiếp cận nhân vật.
III, Kết bài:
Một cách kết bài độc đáo mình muốn giới thiệu tới các bạn là kết bài theo hình thức vận dụng.
-> Từ kết quả bàn bạc đã có, hướng người đọc vào hành động thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm:
  • Kiến thức về tác giả, tác phẩm trọng tâm lớp 7.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Dạng 4: Về hai ý kiến bàn về văn học.
  • Dạng này tương tự dạng 1, chúng ta vẫn phải làm các bước như trên và lưu ý vấn đề này:
    + Dựa vào yêu cầu đề bài sau đó nêu ra quan điểm của bản thân về 2 ý kiến- đúng, sai, mâu thuẫn hay bổ trợ cho nhau.
nghi-luan-ve-hai-y-kien-van-hoc-jpg.180859
A, Phạm vi:
- Ý kiến bàn về hai tác giả văn học, 2 tác phẩm văn học hoặc 2 nhân vật. Bàn về các vấn đề thuộc lí luận văn học.
B, Phương pháp làm:
1, Mở bài:
dẫn dắt, giới thiệu được tác giả, tác phẩm, trích dẫn 2 ý kiến.
2, Thân bài:
Gồm các nội dung:
a, Giải thích lần lượt 2 ý kiến:
- Giải thích các từ ngữ, các hình ảnh nếu có. Sau làm rõ nội dung của ý kiến.
b, Đánh giá, bàn luận và chứng minh.
- Xem xét 2 ý kiến cps bổ sung ý nghĩa cho nhau không.
- Đưa ra lời khẳng định đúng hay sai.
- Chứng minh ý kiến (nếu ý kiến có nhiều luận điển, lần lượt chứng minh từng luận điểm)
- Đánh giá ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đối với cuộc sống và văn học.
3, Kết bài:
- Khẳng định tính chất đúng đắn của ý kiến.
- Mở ra những bài học cho bản thân.
C, Luyện tập:
Đề bài: Bàn về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu". Nhưng ý kiến khác lại cho rằng "Bài thơ thể hiện quan niệm của 1 tình yêu mang tính truyền thống".
Hãy bày tỏ ý kiến của anh chị.

Bài làm:​
I, Mở bài:
Một mở bài mà mình muốn giới thiệu với các bạn là mở bài theo lối đối lập:
- Đặc điểm: Từ 1 vấn đề đồi lập, tạo thế bắc cầu, giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Ví dụ:
Chúng ta gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Đó là nàng Vũ Nương chịu nhiều oan khuất, nàng Kiều chịu nhiều bi kịch, chị Dậu chịu tủi hờn, cay đắng. Nhưng khi tiếp xúc với dòng văn học cách mạng, những người phụ nữ xưa ấy lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ, đứng lên làm chủ cuộc đời mình. Một trong những nhân vật nữ cường ấy chính là Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ".
II, Thân bài:
1. Giải thích 2 ý kiến:

- Ý kiến 1:
+ "mới mẻ và hiện đại"- tức là chưa có tiến bộ, quan niệm vượt khỏi những quy định, những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến để tự do thổ lộ tình cảm, giãy bày khát vọng tình yêu một cách chủ động, luôn tin vào sức mạnh và khát vọng của tình yêu.
- Ý kiến 2:
- "truyền thống": cũ, đã có, kế thừa và phát huy đến ngày nay. Cách thể hiện quen thuộc, gắn với nỗi nhớ thương, lòng chung thủy và vẻ dịu dàng đằm thắm.
2. Đánh giá, bàn luận:
- Cả 2 ý kiến đều đúng, tuy nhiên tách riêng thì chưa đủ, chưa có 1 cách đánh giá trọn vẹn trong bài thơ Sóng.
- Cần kết hợp 2 ý kiến lại thì mới có 1 cái nhìn toàn diện của "em" được bày tỏ trong bài thơ.
3. Phân tích chứng minh 2 ý kiến:
a, Ý kiến 1:

- Hình tượng trung tâm của thơ: hình tượng sóng-> ẩn dụ cho tình yêu em.
* Khổ 1 và khổ 2:
- Ở khổ 1: tác giả khẳng định 1 tình yêu mang nhiều trạng thái đối lập.
+ 2 câu đầu.
+ Hành trình của sóng.
- Khổ 2: quy luật muôn đời của tình yêu: luôn bồi hồi trong trái tim con người trẻ tuổi, như quy luật tất yếu của sóng biển.
* Khổ kết:
- 1 cái tôi Xuân Quỳnh không những nồng nàn sôi nổi trong tình yêu mà còn sâu lắng những suy tư, những trăn trở khi ý thức được cái hữu hạn của đời người với cái tuần hoàn của năm tháng.
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, khao khát được dâng hiến, được hóa thân thành trăm con sóng trên biển lớn tình yêu nhân loại, để những con sóng đó vẫn mãi dào dạt vỗ bờ, vượt qua sự thử thách của thời gian.
b, Ý kiến 2:
* Khổ 5: Cách nữ sĩ bộc lộ nỗi nhớ.
* Thước đo của tình yêu là lòng chung thủy.
c, Nghệ thuật.
4. Đánh giá chung
:
- Tác dụng:
+ Định hướng người đọc cách tiếp cận trọn vẹn về tác phẩm-> trân trọng những quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh-> bài học có ý nghĩa nhân văn.
III, Kết bài:
 
Top Bottom