

Câu 1: a. Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
b. Để viết bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, ta cần làm gì?
c. Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, cần lưu ý điều gì?
Câu 2:
Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
( Trích ”Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn)
a. Văn bản ”Hịch tướng sĩ” có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
b. Tìm các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. Cho biết trong đoạn văn đó, tác giả bày tỏ cảm xúc gì ?
Câu 3: Hãy thêm những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm để làm cho đoạn văn nghị luận sau đây có sức thuyết phục hơn:
Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ những nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hoà với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. Hiện tại là “cũi sắt”, quá khứ là rừng già. Đối với chúa sơn lâm, rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc tự do.Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt. Tất cả xuất phát từ phản ứng với thực tại. Điều đó cũng là khát vọng của một cái “tôi” đòi giải phóng.
Câu 4: Cho luận điểm:
“Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta nhiều điều bổ ích”
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu triển khai luận điểm trên, trong đoạn có sử dụng yếu tố biểu cảm.
b. Để viết bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, ta cần làm gì?
c. Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, cần lưu ý điều gì?
Câu 2:
Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
( Trích ”Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn)
a. Văn bản ”Hịch tướng sĩ” có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
b. Tìm các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên. Cho biết trong đoạn văn đó, tác giả bày tỏ cảm xúc gì ?
Câu 3: Hãy thêm những từ ngữ, những câu văn có sức biểu cảm để làm cho đoạn văn nghị luận sau đây có sức thuyết phục hơn:
Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ những nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hoà với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, sống trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. Hiện tại là “cũi sắt”, quá khứ là rừng già. Đối với chúa sơn lâm, rừng là tất cả. Nhớ rừng là nhớ tiếc tự do.Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt. Tất cả xuất phát từ phản ứng với thực tại. Điều đó cũng là khát vọng của một cái “tôi” đòi giải phóng.
Câu 4: Cho luận điểm:
“Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta nhiều điều bổ ích”
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu triển khai luận điểm trên, trong đoạn có sử dụng yếu tố biểu cảm.