cho mình hỏi các trường hợp biểu diễn gia tốc a khi treo con lắc lò xo vào trần 1 thang máy hướng lên trên như thế nào??
1. thang máy đi lên chậm dần đều
2. thang máy đi lên nhanh dần đều
3. thang máy đi xuống chậm dần đều
4. thang máy đi xuống nhanh dần đều
5. thang máy đi sang ngang???
các tiền bối giúp em với nhé. thanks nhiu`
Với 4 trường hợp đầu:
Cách 1: nhớ mẹo như bạn
firephoenix52 (p/s: anh hay dùng cái này

)
Bạn cứ tưởng tượng thế này: Khi bạn đi lên thang máy, lúc nào bạn cảm thấy nặng chân (có nghĩa là đi lên nhanh dần đêu hoăc ...) thì lúc đó bạn được cộng 1 gia tốc, hoặc ngược lại. thế nhé
Cách 2: lý luận bằng công thức hẳn hoi. [TEX]\vec{g\prime} =\vec{g}+\vec{a_{qt}} [/TEX] (trong đó [TEX]a_{qt}[/TEX] là gia tốc quán tính)
Chọn chiều + hướng xuống thì lúc nào [TEX]g[/TEX] cũng dương (vì luôn cùng chiều dương). Bây h xem a nó ngược hay cùng chiều dương là cộng vào hoặc trừ đi. Ví dụ:
Thang máy đi lên -> [TEX]\vec{v}[/TEX] ngược chiều +. Nhanh dần đều -> [TEX]\vec{v}, \vec{a}[/TEX] cùng chiều, tức [TEX]\vec{a}[/TEX] ngược chiều +. Nhưng gia tốc tác dụng lên vật là [TEX]\vec{a_{qt}}[/TEX] là gia tốc quán tính, ngược chiều với [TEX]\vec{a}[/TEX] -> cùng chiều dương.
Tức [TEX]g\prime=g+a[/TEX]. Nghe có vẻ lằng nhằng nhỉ

Tốt nhất là dùng trực quan vật lý như cách 1 ấy
Với trường hợp cuối (thang máy chuyển động sang ngang. p/s: cái thang máy này lần đầu tiên mới biết đấy, chưa nhìn thấy cái thang máy nào sang ngang bao h cả :-?? )
Em dùng Pithagore tổng hợp lại là ok.
[TEX]g\prime=\sqrt{g^2+a^2}[/TEX] (sang trái hay phải như nhau hết )
Hình vẽ:
Loại này chắc là dùng cho con lắc treo trên trần cái ô tô chạy trên đường nằm ngang, chứ ko phải cho thang máy đâu
