Văn 7 ý nghĩa nhan đề “Ra vườn nhặt nắng”

PuKiKa

Học sinh
Thành viên
8 Tháng ba 2020
44
59
41
16
Thanh Hóa
Thị Trấn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn một buổi chiều
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu.
(Ra vườn nhặt nắng - Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Câu 1. (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2. (1.0 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Ra vườn nhặt nắng” của bài
thơ?
Câu 3. (2.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong
khổ thơ?
Câu 4. (2.0 điểm): Em có suy nghĩ gì về hình ảnh: “Ông không còn trí nhớ / Ông
chỉ còn tình yêu”.
 

ღ๖ۣۜPɦυσηɠℓĭηɦღ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng mười một 2019
1,241
1,487
211
16
Thanh Hóa
THCS thiệu chính
Câu 1. (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Biểu cảm
Câu 2. (1.0 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Ra vườn nhặt nắng” của bài
thơ?
Ý nghĩa nhan đề “ra vườn nhặt nắng”: thể hiện cái nhìn hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ về hình ảnh người ông ra vườn nhà gom nhặt nắng – trong trạng thái thơ thẩn, mất trí nhớ. Phải chăng đó còn là hình ảnh tương trưmg cho sự gom nhặt niềm vui bình dị khi, tìm thấy chính mình trong kí ức
tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người.
Câu 3. (2.0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong
khổ thơ?
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ nhặt nắng”
- Điệp từ “ông”
- Tác dụng:
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: gợi tả cách nhận ngây thơ, trong trẻo của cháu về nắng – cái điều bình dị, thân thương mà ông tha thẩn nhặt trong cảm nhận của cháu.
+ Phép điệp từ khẳng định tình yêu ông dành cho cháu không bao giờ thay đổi kể cả khi ông đã mất hết trí nhớ.Tình yêu ông dành cho cháu vô cùng
mãnh liệt.
-> Các biện pháp tu từ trên đã góp phần bộc lộ cái nhìn ấm áp, yêu thương, kính trọng, biết ơn sâu nặng của người cháu đối với ông của mình và cũng chính là đối với khung trời tuổi thơ tươi đẹp một thời.
Câu 4. (2.0 điểm): Em có suy nghĩ gì về hình ảnh: “Ông không còn trí nhớ / Ông
chỉ còn tình yêu”.

Hình ảnh đối lập Ông không còn trí nhớ/Ông chỉ còn tình yêu nhằm nhấn mạnh điều còn lại duy nhất mà tuổi tác, trí nhớ, thời gian không bao giờ
lấy đi được ở người ông chính là tình yêu thương.
- Tình yêu thương ở người ông trong đoạn thơ chính là tình cảm thiêng liêng, bền vững nhất cần có ở mỗi người.
- Giáo dục chúng ta phải biết trân trọng yêu quý ông của mình dù có chuyện gì xảy ra.
P/s Đáp án lấy ở trg đáp án của đề thi hsg 7 nhaaa
 
  • Like
Reactions: PuKiKa

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “ nhặt nắng”
- Điệp từ “ông”
- Tác dụng:
+ Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: gợi tả cách nhận ngây thơ, trong trẻo của cháu về nắng – cái điều bình dị, thân thương mà ông tha thẩn nhặt trong cảm nhận của cháu.
+ Phép điệp từ khẳng định tình yêu ông dành cho cháu không bao giờ thay đổi kể cả khi ông đã mất hết trí nhớ.Tình yêu ông dành cho cháu vô cùng
mãnh liệt.

-> Các biện pháp tu từ trên đã góp phần bộc lộ cái nhìn ấm áp, yêu thương, kính trọng, biết ơn sâu nặng của người cháu đối với ông của mình và cũng chính là đối với khung trời tuổi thơ tươi đẹp một thời.
Chị thay đổi một chút về phần tác dụng:
Các bptt làm cho đoạn thơ giàu tính nhạc, giàu nhịp điệu, tạo hình ảnh phong phú, hấp dẫn người đọc người nghe. Qua đó góp phần bộc lộ cái nhìn ấm áp, yêu thương, kính trọng, biết ơn sâu nặng của người cháu đối với ông của mình và cũng chính là đối với khung trời tuổi thơ tươi đẹp một thời

Những câu hỏi như thế này nên đưa ra tác dụng chung của các bptt thôi nha, tác dụng gồm có 2 phần đó là tác dụng nội dung và tác dụng nghệ thuật. Cái câu cuối của Linh nói về tác dụng nội dung thì phần này ổn rồi. Còn thiếu tác dụng nghệ thuật và mấy câu chị bôi đen không cần thiết nhé
 
Top Bottom