Triết học ánh sáng là trào lưu triết học của giai cấp tư sản đang lên ở Châu Âu, xuất hiện vào thế kỉ 17, nhất là thế kỉ 18. Ánh sáng ở đây là chỉ ánh sáng tự nhiên để phân biệt với ánh sáng siêu nhiên được gắn liền với thần học. Các nhà triết học ánh sáng nổi lên mạnh nhất vào thế kỉ 18 (thế kỉ này được gọi là Thế kỉ Ánh sáng). Họ có chung những đặc điểm sau:
1. Đều chấp nhận ánh sáng tự nhiên, phản đối việc triết học làm đầy tớ cho thần học. Triết học của họ là triết học thế tục.
2. Đều vứt bỏ siêu hình học. Trong lĩnh vực này phải kể đến công lao của Bâylơ (P. Bayle) và Lôckơ (J. Locke), của Vônte (F. M. Voltaire) và các nhà bách khoa toàn thư.
3. Về phương pháp, các nhà triết học ánh sáng không còn chấp nhận toán học như là một mô hình duy nhất của khoa học và quan tâm đến những quan sát và kinh nghiệm.
4. Từ những quan niệm trên, các nhà triết học ánh sáng đã có một quan niệm khác về con người. Trong khi tôn giáo đặt con người ở trên tất cả mọi loài động vật thì họ cho rằng "con người cũng có một thể xác động vật". Quan niệm con người tự nhiên của họ đã mở ra nhiều ngành khoa học nghiên cứu về con người trên cơ sở khoa học. Mặt khác, họ đã nghiên cứu về con người xã hội. Trong lĩnh vực này phải kể đến những tác phẩm lớn như "Tinh thần luật pháp" của Môngtexkiơ (C. de Montesquieu) và "Khế ước xã hội" của Ruxô (J. J. Rousseau).
Chúc vui!