Văn 9 Ý nghĩa cái bóng trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương"

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
"Cái bóng" là một chi tiết đặc sắc cũng như là một yếu tố vô cùng quan trọng, là chi tiết thắt nút, cởi nút cho câu chuyện.

Thứ nhất,chi tiết cái bóng có ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện. Qua câu chuyện, ta hiểu được rằng, chính vì lý do nhớ chồng, khát vọng về hạnh phúc gia đình nên Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình trên vách và nói với con: Đó là cha của con. Lời nói đó của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. Vũ Nương làm vậy là để thể hiện tình thương của mình đối với con. Trương Sinh đi lính, bỏ Đản ở nhà chỉ có mẹ. Với một đứa trẻ, tuy chưa có thể thấu hết sự đời nhưng chúng rất nhạy cảm, sẽ phần nào cảm thấy thiếu vắng tình cảm lẽ ra nên có của một người cha- trụ cột trong gia đình.Có lẽ, hành động của Vũ Nương theo cô nghĩ sẽ khiến bé Đản vơi đi nỗi nhớ cha phần nào. Bởi chính thực tâm Vũ Nương cũng mang trng mình nỗi nhớ da diết chồng mình. Bé Đản ngây thơ tin đó là sự thật. Với bé, bố luôn có mặt ở nhà, cạnh hai mẹ con trong mỗi tối. Thế nhưng, cũng chính sự ngây ngô ấy đã kết thúc cho một câu chuyện, một mái ấm gia đình lẽ ra đã được hạnh phúc. Trương Sinh đã tin lời con trẻ, nghi ngờ vợ mình không chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

Thứ hai, chi tiết cái bóng có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện. Trương Sinh sau này hiểu ra nỗi oan ức của vợ cũng chính nhờ cái bóng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Trương SInh về Vũ Nương đều được hóa giải nhờ cái bóng. Chi tiết cái bóng cũng góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Bé Đản ngây thơ, Trương SInh hồ đồ, vũ phu, Vũ Nương thì yêu thương chồng con tha thiết.

Thứ ba. chi tiết cái bóng còn khiến cho cái chết của Vũ Nương thêm phàn oan ức. Chết trong nỗi nhớ chông xa nhà lâu ngày và trên tất cả, đó là nỗi uất nhục không thủy chung. Qua đó, truyện có ý nghĩa tố cáo xã hội đương thời phong kiến bất công đã chà đạp lên thân phận đáng thương của người phụ nữ.
 
Top Bottom